Công việc của Chuyên viên Phát triển sản phẩm là gì?

Chuyên viên phát triển sản phẩm (Product Developer) là vị trí nhân sự gắn với vòng đời của sản phẩm. Vị trí này sẽ là người lên ý tưởng, giám sát hoặc tham gia vào quá trình sản xuất, phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Ngoài ra, họ cũng sẽ người kiểm tra các tiêu chí về chất lượng, sự an toàn cũng như những tiêu chí khác của sản phẩm và thực hiện điều tra thị trường, quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Mô tả công việc của Chuyên viên phát triển sản phẩm 

Thông thường, Chuyên viên phát triển sản phẩm sẽ làm việc trực tiếp với các phòng ban như marketing, sales, thiết kế, tài chính, kế toán,… trong doanh nghiệp. Họ sẽ là những nhân sự thuộc ban quản lý của công ty, chịu trách nhiệm phân phối nhiệm vụ, công việc hoặc trực tiếp thực hiện các công việc đó với những phòng ban khác. Một Chuyên viên phát triển sản phẩm sẽ đảm nhận những công việc chính sau đây.

  • Thực hiện nghiên cứu về sản phẩm, dịch vụ của đối thủ.
  • Phân khúc khách hàng mục tiêu của đối thủ so với sản phẩm, dịch vụ của công ty.
  • So sánh, đưa ra được những ưu điểm, nhược điểm của đối thủ để áp dụng vào sản xuất, cải tiến sản phẩm của công ty.
  • Phân tích các sản phẩm đã có trên thị trường.
  • Đưa ra các phương án, đề xuất để phân phối được sản phẩm đến thị trường.
  • Thực hiện các cuộc khảo sát, thu phản hồi từ khách hàng.
  • Tổng hợp các ý kiến phản hồi, phân tích và đưa ra được những điểm yếu để khắc phục sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Xây dựng các bộ tài liệu liên quan đến sản phẩm để đào tạo cho những bộ phận khác như marketing, sales, thiết kế,…
Bằng cấp Cử nhân
Công việc/Cuộc sống
3.7 ★
Khoảng lương năm 130 - 195 M
Cơ hội nghề nghiệp
3.7 ★
Số năm kinh nghiệm 2 - 4 năm

Chuyên viên Phát triển sản phẩm có mức lương bao nhiêu?

130 - 195 triệu /năm
Tổng lương
120 - 180 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
10 - 15 triệu
/năm

Lương bổ sung

130 - 195 triệu

/năm
130 M
195 M
65 M 390 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Chuyên viên Phát triển sản phẩm

Tìm hiểu cách trở thành Chuyên viên Phát triển sản phẩm, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Chuyên viên Phát triển sản phẩm

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
32%
2 - 4
42%
5 - 7
25%
8+
11%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Chuyên viên Phát triển sản phẩm?

Yêu cầu tuyển dụng Chuyên viên phát triển sản phẩm 

Kỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin

Trước khi muốn tạo mới hay cải tiến một dòng sản phẩm nào, doanh nghiệp đều tiến hành nghiên cứu thị trường. Bởi lẽ, muốn thành công, doanh nghiệp phải “bán cái khách hàng cần”, chứ không thể chỉ “bán cái mình có”.

Thông tin, số liệu từ thị trường hay khách hàng đã có các chuyên viên nghiên cứu thị trường lo, phần của chuyên viên phát triển sản phẩm là sàng lọc những số liệu đó và đưa vào những phân tích mà phòng nghiên cứu phát triển cần triển khai để biết được:

  • Những tiêu chuẩn thị hiếu nào doanh nghiệp đủ sức đáp ứng
  • Những yếu tố nào trong sản phẩm giúp đạt những tiêu chuẩn thị hiếu đó
  • Kỹ thuật phát triển sản phẩm nào khả thi để có được những yếu tố đó.

Do đó, sở hữu năng lực phân tích, tổng hợp số liệu hiệu quả, Chuyên viên phát triển sản phẩm sẽ tiết kiệm được rất nhiều công sức.

Kỹ năng sáng tạo, suy nghĩ logic

Hầu như ngày nay, khách hàng có nhu cầu nào thì thị trường đều đã có sản phẩm phù hợp đáp ứng. Do đó, bên cạnh sáng tạo sản phẩm mang tính thay thế, bản thân chuyên viên phát triển sản phẩm còn được doanh nghiệp kỳ vọng sáng tạo ra những sản phẩm đánh thức nhu cầu sử dụng mà khách hàng còn chưa nghĩ đến.

Ví dụ, cách đây 20 năm, người tiêu dùng Việt chỉ dùng bột giặt có hương thơm để tạo mùi, đại đa số không biết nước xả vải là gì. Nhưng giờ thì nhà nhà, người người đều dùng nước xả vải để làm thơm quần áo lâu, tránh ẩm mốc. Nhà sản xuất không chỉ tạo nên sản phẩm mà còn tạo nên thị hiếu sử dụng sản phẩm đó nữa. Kỹ năng sáng tạo, suy nghĩ logic vì vậy luôn là trợ thủ đắc lực cho thành công của chuyên viên phát triển sản phẩm.

Kỹ năng dung hòa thị hiếu và lợi ích doanh nghiệp

Năng lực nghiên cứu sáng tạo thì chuyên viên phát triển sản phẩm nào cũng có, nhưng chỉ những chuyên viên sáng tạo sản phẩm phù hợp với kết quả phân tích thị hiếu khách hàng, cũng như hiệu quả kinh doanh cho tổ chức thì mới có được thành công trong sự nghiệp.

Thực tế, các Chuyên viên phát triển sản phẩm hoàn toàn có thể tạo ra những sản phẩm cực kỳ tốt, chất lượng cực cao nhưng chi phí sản xuất sẽ rất cao, khó đáp ứng khả năng chi tiêu tài chính của khách hàng. Làm sao để sản phẩm chất lượng tốt nhưng vẫn phù hợp túi tiền đại đa số người tiêu dùng mới là điều mà doanh nghiệp kỳ vọng.

Kỹ năng làm việc nhóm chuyên nghiệp 

Để cho ra đời một sản phẩm, Chuyên viên phát triển sản phẩm có thể phải chịu trách nhiệm quản lý một đội nhóm gồm nhiều nhân viên. Việc phân bổ nhiệm vụ, phối hợp triển khai công việc đều sẽ do chuyên viên phát triển sản phẩm lên kế hoạch và trực tiếp kiểm soát.

Bên cạnh đó sẽ luôn cần đến sự kết hợp của phòng phát triển sản phẩm (R&D) và nhiều phòng ban chuyên môn như phòng tài chính, phòng Marketing, phòng sản xuất… 

Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, phản biện giỏi

Những giải pháp sản phẩm do chuyên viên đưa ra sẽ phải trải qua vòng phê duyệt của ban lãnh đạo và nhiều phòng ban chuyên môn khác. Ngay khi ý tưởng được trình bày, chắc chắn sẽ có những ý kiến trái chiều, “chín người, mười ý” đòi hỏi Chuyên viên phát triển sản phẩm phải dùng nhiều luận điểm để chứng minh và bảo vệ sáng kiến của mình nếu không muốn bị loại ý tưởng. Do đó, dù là công việc thiên về nghiên cứu, sáng tạo nhưng giao tiếp, thuyết trình, phản biện giỏi vẫn sẽ là kỹ năng rất cần cho sự nghiệp của chuyên viên phát triển sản phẩm.

Lộ trình thăng tiến của Chuyên viên phát triển sản phẩm 

Mức lương bình quân của Chuyên viên phát triển sản phẩm có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.

Từ 0 - 2 năm đầu tiên: Chuyên viên phát triển sản phẩm 

Trong giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu với vị trí Chuyên viên phát triển sản phẩm. Nhiệm vụ chính của Chuyên viên phát triển sản phẩm là  tham gia vào quá trình nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới hoặc cải thiện các sản phẩm hiện có. Bạn sẽ học cách làm việc trong môi trường lĩnh vực cụ thể của doanh nghiệp và xây dựng kỹ năng cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ của một Chuyên viên phát triển sản phẩm.

Từ 2 - 3 năm: Chuyên viên quản lý dự án 

Với kinh nghiệm và hiểu biết tích lũy sau 2 - 3 năm làm việc, nếu Chuyên viên phát triển sản phẩm thể hiện khả năng quản lý dự án xuất sắc, họ có thể chuyển sang vị trí Chuyên viên quản lý dự án. Vị trí này thực hiện nhiệm vụ trách nhiệm điều hành và quản lý các dự án phát triển sản phẩm, đảm bảo tiến độ và chất lượng.

Từ 3 - 5 năm: Quản lý sản phẩm 

Tiếp đó, bạn có thể tiến lên vị trí Quản lý sản phẩm, sau khi tích được 3 - 5 năm kinh nghiệm. Trách nhiệm của bạn đóng vai trò quan trọng trong việc định hình chiến lược sản phẩm, quản lý vòng đời sản phẩm và điều hướng phát triển. Vị trí Quản lý sản phẩm là một vị trí cao trong công việc phát triển sản phẩm.

Từ 5 - 7 năm: Giám đốc chiến lược/điều hành sản phẩm

Với kinh nghiệm và thành tựu xuất sắc, Chuyên viên phát triển sản phẩm có thể tiến lên các vị trí cao cấp hơn trong bộ phận phát triển sản phẩm. Vị trí này đòi hỏi những người có khả năng lãnh đạo mạnh mẽ và hiểu biết sâu về chiến lược sản phẩm hoặc hoạt động sản phẩm.

Đánh giá, chia sẻ về Chuyên viên Phát triển sản phẩm

Các Chuyên viên Phát triển sản phẩm chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.

Phỏng vấn Chuyên viên Phát triển sản phẩm

Những việc bạn làm hàng ngày/hàng tuần là gì?
1900.com.vn
Chuyên viên Phát triển sản phẩm
Q: Những việc bạn làm hàng ngày/hàng tuần là gì?
26/07/2023
1 câu trả lời

Trả lời : Đây là câu hỏi cơ bản nhằm giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ công việc trước đây cũng như cách bạn hiểu về công việc phát triển sản phẩm.

Liệt kê những công việc của bạn và đừng quên nhắc đến những công việc cơ bản như cập nhật hàng ngày (với nhóm), sprint review, v.v, cũng như những việc liên quan đến theo dõi số liệu vận hành và nghiên cứu người dùng.

Một User story cần những thông tin gì?
1900.com.vn
Chuyên viên Phát triển sản phẩm
Q: Một User story cần những thông tin gì?
26/07/2023
1 câu trả lời

Trả lời : Đây là câu hỏi cơ bản để thể hiện kiến thức của bạn về nghề phát triển sản phẩm và cách bạn có thể biến nhu cầu của người dùng thành thông tin mà nhóm phát triển có thể đọc hiểu.

Kể 1 sản phẩm mà bạn thích và 1 thứ mà bạn muốn thay đổi ở sản phẩm đó
1900.com.vn
Chuyên viên Phát triển sản phẩm
Q: Kể 1 sản phẩm mà bạn thích và 1 thứ mà bạn muốn thay đổi ở sản phẩm đó
26/07/2023
1 câu trả lời

Trả lời : Đây là câu hỏi rất phổ biến cho vị trí này. Bạn phải thể hiện được mình là người có đam mê với 1 sản phẩm nào đó đủ nhiều để hiểu rõ nó, nhưng cũng có đủ khả năng nhìn ra được sản phẩm đó cần cải thiện điều gì.

Chọn 1 sản phẩm bạn thực sự thích hoặc 1 sản phẩm bạn dùng đủ nhiều để có thể kể về nó 1 cách dễ dàng nhất. Thể hiện rõ hiểu biết của bạn về sản phẩm và thị trường của sản phẩm đó, cũng như lợi thế của sản phẩm so với đối thủ. Nói về 1 cải thiện có thể có lợi cho nhiều người cũng dùng sản phẩm, thay vì chỉ nói về 1 cải thiện sẽ giải quyết 1 vấn đề của bản thân bạn khi dùng app.

Khi khách hàng tiềm năng từ chối lắng nghe giới thiệu, thuyết phục về sản phẩm hoặc dịch vụ, bạn làm thế nào để thay đổi quyết định của họ?
1900.com.vn
Chuyên viên Phát triển sản phẩm
Q: Khi khách hàng tiềm năng từ chối lắng nghe giới thiệu, thuyết phục về sản phẩm hoặc dịch vụ, bạn làm thế nào để thay đổi quyết định của họ?
26/07/2023
1 câu trả lời

Trả lời : Trong tư vấn bán hàng, tất cả mọi người đều từng bị khách hàng tiềm năng từ chối. Yếu tố giúp phân biệt một nhân viên tư vấn bán hàng xuất sắc với người khác là khả năng đối phó với những trường hợp như vậy. Cách tiếp cận khéo léo, giao tiếp thành thục, khả năng thuyết trình và thuyết phục là giải pháp tốt nhất.

Nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu xem ứng viên thành thạo đến mức nào trong việc xử lý các lời phản đối, từ chối và khiến khách hàng mua hàng. Nếu một khách hàng nói rằng họ không có ngân sách nhưng lại đang mua từ đối thủ cạnh tranh, hãy tìm hiểu lý do tại sao. Ngoài ra, bạn cũng nên nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc xây dựng niềm tin với khách hàng

Câu hỏi thường gặp về Chuyên viên Phát triển sản phẩm

Chuyên viên phát triển sản phẩm (Product Developer) là những người lên ý tưởng, giám sát hoặc tham gia vào quá trình sản xuất, phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Ngoài ra, họ cũng sẽ người kiểm tra các tiêu chí về chất lượng, sự an toàn cũng như những tiêu chí khác của sản phẩm và thực hiện điều tra thị trường, quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Tại Việt Nam, mức lương phổ biến cho các chuyên viên phát triển sản phẩm dao động từ 10 - 15 triệu/tháng

Một số câu hỏi phỏng vấn công việc Chuyên viên phát triển sản phẩm phổ biến:

  • Bạn hãy miêu tả 1 tuần làm việc bình thường của bạn?

  • Kể 1 sản phẩm mà bạn thích và 1 thứ mà bạn muốn thay đổi ở sản phẩm đó.

  • Giả sử bạn phải phát triển 1 chức năng mới cho 1 app trên điện thoại di động, bạn sẽ làm gì đầu tiên?

  • Bạn có thể miêu tả cách bạn làm việc với nhóm thiết kế/nhóm phát triển để tạo ra sản phẩm hoặc chức năng mới không?

  • Bạn sẽ sử dụng chỉ số nào để đo lường hiệu quả của tính năng bạn vừa phát triển?

  • Hãy kể về kinh nghiệm quản lý/hỗ trợ nhân viên cấp dưới của bạn.

  • Hãy kể về kinh nghiệm một lần thất bại trong 1 dự án nào đó của bạn.

Khả năng suy nghĩ logic và đầu óc tìm tòi 

Trước khi phát triển sản phẩm, Chuyên viên phát triển sản phẩm sẽ phải thực hiện các thao tác nghiên cứu thị trường; phân tích điểm mạnh – yếu của sản phẩm của mình cũng như của đối thủ. Chính vì thế, các chuyên viên cần có khả năng logic cũng như đầu óc tìm tòi, nghiên cứu để thực hiện các công việc khảo sát và phân tích một cách xác đáng. 

Khả năng phân tích 

Sau khi thu thập được những thông tin, dữ liệu cần thiết, nhiệm vụ tiếp theo của chuyên viên phát triển sản phẩm là phân tích các dữ liệu ấy để xác định mục tiêu và công việc cần làm để phát triển sản phẩm là gì.

Am hiểu xu thế thị trường

Nhu cầu của người dùng liên tục thay đổi, vì vậy một nhân viên phát triển sản phẩm giỏi phải biết đâu là nhu cầu cốt lõi của họ. Dựa vào đó, họ sẽ có những phương thức phát triển sản phẩm phù hợp nhất với mong muốn từ người tiêu dùng. 

Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả 

Phát triển một sản phẩm không thể nào là việc của một người, mà sẽ liên quan đến các bộ phận liên quan như Marketing, Sales, Kế toán,… Chính vì thế mà kỹ năng làm việc nhóm là vô cùng quan trọng đối với các chuyên viên phát triển sản phẩm.

Kỹ năng giao tiếp và truyền đạt thông tin tốt

Phần lớn các đầu việc của chuyên viên phát triển sản phẩm liên quan đến việc điều phối, giám sát và phối hợp với các bộ phận liên đới trong doanh nghiệp. Thế nên, họ cần sở hữu kỹ năng giao tiếp rõ ràng và mạch lạc để đảm bảo thông tin luôn được xuyên suốt trong mọi khâu.

Để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng Chuyên viên phát triển sản phẩm, các ứng viên phải trải qua một quá trình đào tạo bài bản.

Để trở thành Chuyên viên phát triển sản phẩm, bạn cần những điều sau:

  • Bằng cao đẳng/đại học liên quan đến ngành và lĩnh vực của doanh nghiệp.
  • Có ít nhất 6 tháng kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực liên quan.
  • Bằng cấp chuyên nghiệp hoặc bằng thạc sĩ, tiến sĩ được ưu tiên.
  • Sử dụng hiệu quả các phần mềm quản lý như CRM và các phần mềm  quản lý như Excel, Word.

Bài viết xem nhiều