Công việc của Thực tập sinh Phòng phát triển sản phẩm là gì?

Thực tập sinh Phòng phát triển sản phẩm là một vị trí dành cho những bạn sinh viên đang còn đi học hoặc những cử nhân tốt nghiệp chưa có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quản trị kinh doanh. Thực tập sinh Phòng phát triển sản phẩm sẽ được hỗ trợ và hướng dẫn bởi những người có kinh nghiệm và chuyên môn. Làm việc thực tế để học hỏi, tích lũy thêm kinh nghiệm về ngành nghề mà mình đã được đào tạo tại trường lớp.

Mô tả công việc của thực tập sinh Phòng phát triển sản phẩm  

Công việc của một thực tập sinh phòng phát triển sản phẩm về cơ bản cũng thực hiện các công việc giống nhân viên chính thức nhưng phần nhiều thiên về hướng hỗ trợ cũng như có sự giám sát hướng dẫn của người phụ trách để rà soát lại công việc và tránh sai sót nghiêm trọng đáng có. Hơn nữa, việc bạn thực tập trong vị trí nào, tại công ty nào cũng có thể ảnh hưởng. Nhìn chung, mô tả công việc của thực tập sinh phòng phát triển sản phẩm là:

- Phối hợp cùng phòng Marketing lên kế hoạch nghiên cứu thị trường, thị hiếu khách hàng

- Cập nhật, Phối phân tích sản phẩm mới hoặc sản phẩm thay thế của đối thủ cạnh tranh

- Xác định phân khúc thị trường, nhóm khách hàng tiềm năng cho sản phẩm của doanh nghiệp.

- Tổng hợp thông tin về khiếm khuyết của sản phẩm cũ hoặc mục tiêu của sản phẩm mới

- Nghiên cứu, phân tích, lên ý tưởng cho sản phẩm

Thiết lập kế hoạch phát triển sản phẩm, trình ban lãnh đạo phê duyệt

- Trực tiếp thuyết trình ý tưởng, trả lời những thắc mắc về sản phẩm từ phía ban lãnh đạo.

- Tiến hành sản xuất thử mẫu sản phẩm hoàn chỉnh

- Theo sát tiến trình xin thủ tục cấp phép sản xuất tại các cơ quan nhà nước

- Phối hợp cùng phòng sản xuất từ khâu chọn nguyên liệu đến lúc hoàn thành sản phẩm trong đợt sản xuất đầu tiên.

- Kiểm soát quy trình sản xuất và kiểm tra ngẫu nhiên mẫu sản phẩm ở tất cả các đợt sản xuất.

- Đảm bảo đạt chất lượng tiêu chuẩn theo như đăng ký hoặc cam kết trước và trong quá trình vận chuyển đến tay khách hàng.

- Tiếp thị, quảng bá sản phẩm đến đông đảo khách hàng thông qua việc thuyết trình, giới thiệu, giải đáp những thắc mắc chuyên sâu về thành phần sản phẩm.

- Liên kết chặt chẽ, giữ mối quan hệ tốt trong công việc với các phòng ban chuyên môn khác.

- Nắm rõ thông tin nhân sự trực tiếp hoàn thành các công đoạn liên quan đến sản phẩm.

Bằng cấp Cử nhân
Công việc/Cuộc sống
3,2 ★
Khoảng lương năm 53 - 78 M
Cơ hội nghề nghiệp
3.5 ★
Số năm kinh nghiệm 0 - 1 năm

Thực tập sinh Phòng phát triển sản phẩm có mức lương bao nhiêu?

53 - 78 triệu /năm
Tổng lương
48 - 72 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
4 - 6 triệu
/năm

Lương bổ sung

53 - 78 triệu

/năm
53 M
78 M
0 M 84 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Thực tập sinh Phòng phát triển sản phẩm

Tìm hiểu cách trở thành Thực tập sinh Phòng phát triển sản phẩm, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Thực tập sinh Phòng phát triển sản phẩm

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
74%
2 - 4
26%
5 - 7
0%
8+
0%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Thực tập sinh Phòng phát triển sản phẩm?

Yêu cầu tuyển dụng thực tập sinh Phòng phát triển sản phẩm   

Yêu cầu về trình độ

Làm việc tại phòng phát triển sản phẩm, không nhất thiết bạn có bằng chuyên môn về hoạch định kế hoạch vì thực trạng làm trái ngành vẫn đang rất phổ biến. Tuy vậy, nếu muốn phát triển lên nhân viên phòng phát triển sản phẩm, bạn chắc chắn cần sở hữu một tấm bằng cử nhân liên quan đến quản trị chiến lược, quản trị rủi ro, hoạch định kế hoạch, Marketing sản phẩm …

Dẫu biết thực lực mới là điều quan trọng nhưng trong cuộc cạnh tranh nếu một người vừa được đào tạo đúng chuyên môn, vừa có thực lực ngang ngửa bạn thì họ sẽ giành lợi thế cao hơn. 

Yêu cầu về kỹ năng

Kỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin: Trước khi muốn tạo mới hay cải tiến một dòng sản phẩm nào, doanh nghiệp đều tiến hành nghiên cứu thị trường. Bởi lẽ, muốn thành công, doanh nghiệp phải “bán cái khách hàng cần”, chứ không thể chỉ “bán cái mình có”. Thông tin, số liệu từ thị trường hay khách hàng đã có các nhân viên nghiên cứu thị trường lo, phần của thực tập sinh phát triển sản phẩm là sàng lọc những số liệu đó và đưa vào những phân tích mà phòng nghiên cứu phát triển cần triển khai để biết được

Quản lý tốt thời gian: Quản lý thời gian tốt sẽ giúp họ hoàn thành nhiệm vụ được giao hiệu quả và nhanh chóng. Trước hết, họ cần biết cách sắp xếp danh sách những đầu việc cần làm. Sau đó, theo dõi nhiệm vụ đang thực hiện và ưu tiên đặt việc quan trọng lên đầu. Từ đó, họ sẽ căn chỉnh được thời gian cho công việc một cách cân bằng nhất.

Khả năng giao tiếp: Có thể nói, làm thực tập sinh Phòng phát triển sản phẩm  không thể thiếu kỹ năng giao tiếp và đàm phán bởi công việc của họ sẽ thường xuyên giao tiếp với khách hàng trực tiếp đến gián tiếp. Do đó, kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn khi xử lý thông tin khách hàng.  Bạn cũng cần phải lắng nghe các khiếu nại về đơn hàng và tìm ra phương hướng giải quyết các vấn đề đó. Kỹ năng giao tiếp hiệu quả sẽ giúp bạn có thể lắng nghe và đưa ra giải pháp hiệu quả nhất đến khách hàng.

Đam mê: Để theo đuổi việc làm ngành quản trị kinh doanh bảo dưỡng lâu dài thì bạn cần phải có đam mê và sự kiên định bởi công việc này không hề dễ dàng mà đòi hỏi nhiều kỹ năng tổng hợp.

Tinh thần ham học hỏi: Khoa học công nghệ có những bước tiến phát triển mới, nếu không có sự nhanh nhạy nắm bắt, ham học hỏi thì thực tập sinh chăm sóc khách hàng sẽ không thể giỏi được. Để nâng cao chất lượng chuyên môn thì thực tập sinh chăm sóc khách hàng luôn phải nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Do đó, hãy tích cực trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm để phát triển tương lai hơn nhé!

Rèn luyện tính cẩn thận: Tính cẩn thận là một trong những đức tính rất cần thiết mà những người làm ngành quản trị kinh doanh. Nói chung, làm thực tập sinh Phòng phát triển sản phẩm  nói riêng cần phải có.

Luôn chăm chỉ và chịu khó trong công việc: Với những tổng hợp công việc của ngành quản trị kinh doanh ở trên thì chắc hẳn rằng bạn cũng đã thấy được sự vất vả của nghề này. Do đó, nếu không có sự chịu khó, chịu khổ thì bạn khó có thể hoàn thành tốt công việc được giao.

Lộ trình thăng tiến của thực tập sinh Phòng phát triển sản phẩm   

Từ 0 - 1 năm: Thực tập sinh phòng phát triển kinh doanh

Đây là bước đệm quan trọng để sinh viên hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, năng lực, thái độ làm việc trước khi chính thức hành nghề. Trong thời gian thực tập tại các cơ quan, tổ chức,… sinh viên sẽ có cơ hội cọ sát và có cái nhìn chân thực nhất về công việc tương lai của mình.

Từ 6 - 8 năm: Nhân viên Phòng phát triển sản phẩm 

Khi bạn có kinh nghiệm làm việc từ 0 – 1 năm, bạn có thể lên vị trí nhân viên Phòng phát triển sản phẩm . Đây là lúc bạn nên tập trung học hỏi, phát triển chuyên môn nghiệp vụ. Tùy vào từng cơ sở mà bạn sẽ được đào tạo thêm chuyên môn. Tuy nhiên, để thăng tiến dễ dàng hơn, bạn sẽ phải tự chủ động học hỏi, tích lũy kinh nghiệm thông qua công việc thực tế, từ những thành công hay từ chính thất bại của bản thân.

Từ 8 năm trở đi: Quản lý phát triển sản phẩm

Bạn cần thêm 5 – 10 năm hành nghề để có thêm kinh nghiệm, nâng cao năng lực và xây dựng tên tuổi cá nhân. Có thành tựu, chỗ đứng nhất định trong nghề bạn sẽ quản lý của nhân viên phát triển sản phẩm.

Đánh giá, chia sẻ về Thực tập sinh Phòng phát triển sản phẩm

Các Thực tập sinh Phòng phát triển sản phẩm chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.

Đang cập nhật...

Phỏng vấn Thực tập sinh Phòng phát triển sản phẩm

Hãy cho tôi biết về kinh nghiệm phát triển sản phẩm của bạn.
1900.com.vn
Thực tập sinh Phòng phát triển sản phẩm
Q: Hãy cho tôi biết về kinh nghiệm phát triển sản phẩm của bạn.
29/01/2024
1 câu trả lời

Câu hỏi này là một cách tuyệt vời để cho người phỏng vấn thấy kinh nghiệm và chuyên môn của bạn trong việc phát triển sản phẩm. Khi trả lời câu hỏi này, có thể hữu ích nếu bạn đưa thêm thông tin về cách bạn sử dụng các kỹ năng của mình để tạo ra các sản phẩm thành công.

Ví dụ: “Tôi có năm năm kinh nghiệm làm nhà phát triển sản phẩm cho một công ty lớn sản xuất phần mềm. Trong vai trò của mình, tôi đã làm việc với một nhóm nhà phát triển để tạo ra các tính năng mới cho các chương trình phần mềm của chúng tôi. Nhóm của tôi và tôi thường xuyên gặp nhau để thảo luận về ý tưởng cho các tính năng mới và sau đó phát triển chúng bằng các phương pháp khác nhau như thử nghiệm người dùng và phân tích dữ liệu. Chúng tôi cũng phải xem xét loại khách hàng nào chúng tôi muốn hướng tới khi phát triển các tính năng này.”

Một số kỹ năng quan trọng nhất mà nhà phát triển sản phẩm cần có là gì?
1900.com.vn
Thực tập sinh Phòng phát triển sản phẩm
Q: Một số kỹ năng quan trọng nhất mà nhà phát triển sản phẩm cần có là gì?
29/01/2024
1 câu trả lời

Câu hỏi này là một cách tuyệt vời để cho người phỏng vấn thấy rằng bạn có kinh nghiệm phát triển sản phẩm và có thể xác định kỹ năng nào là quan trọng nhất. Khi trả lời câu hỏi này, có thể hữu ích nếu liệt kê một số kỹ năng và giải thích lý do tại sao chúng quan trọng đối với nhà phát triển sản phẩm.

Ví dụ: “Tôi nghĩ một số kỹ năng quan trọng nhất đối với nhà phát triển sản phẩm là tính sáng tạo, giải quyết vấn đề và giao tiếp. Nhà phát triển sản phẩm cần có khả năng đưa ra những ý tưởng và giải pháp mới đồng thời có khả năng truyền đạt những ý tưởng đó một cách hiệu quả đến các thành viên khác trong nhóm của họ. Tôi thấy rằng ba kỹ năng này rất cần thiết trong vai trò nhà phát triển sản phẩm của tôi.”

Bạn có thể kể cho tôi nghe về một lần bạn xảy ra mâu thuẫn với một thành viên khác trong nhóm và bạn giải quyết nó như thế nào?
1900.com.vn
Thực tập sinh Phòng phát triển sản phẩm
Q: Bạn có thể kể cho tôi nghe về một lần bạn xảy ra mâu thuẫn với một thành viên khác trong nhóm và bạn giải quyết nó như thế nào?
29/01/2024
1 câu trả lời

Nhà tuyển dụng hỏi câu hỏi này để tìm hiểu thêm về kỹ năng giao tiếp của bạn và cách bạn giải quyết xung đột. Khi trả lời, có thể hữu ích nếu đề cập đến một ví dụ cụ thể về xung đột với thành viên khác trong nhóm và các bước bạn đã thực hiện để giải quyết xung đột đó.

Ví dụ: “Trong vai trò gần đây nhất của tôi với tư cách là nhà phát triển sản phẩm, tôi đã có bất đồng với một trong những đồng đội của mình về những tính năng mà chúng tôi nên đưa vào chương trình phần mềm mới của mình. Cả hai chúng tôi đều có những ý tưởng khác nhau về điều gì sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất cho công ty, nhưng thay vì tranh cãi qua lại, chúng tôi quyết định lùi lại một bước khỏi dự án và thảo luận ý kiến của mình vào cuối ngày hôm đó. Sau khi thảo luận về những suy nghĩ của mình, chúng tôi đã có thể đưa ra một ý tưởng kết hợp các yếu tố từ cả hai đề xuất của chúng tôi.”

Thử thách lớn nhất mà bạn gặp phải trong vai trò nhà phát triển sản phẩm gần đây nhất là gì? Làm thế nào bạn vượt qua nó?
1900.com.vn
Thực tập sinh Phòng phát triển sản phẩm
Q: Thử thách lớn nhất mà bạn gặp phải trong vai trò nhà phát triển sản phẩm gần đây nhất là gì? Làm thế nào bạn vượt qua nó?
29/01/2024
1 câu trả lời

Câu hỏi này có thể giúp người phỏng vấn hiểu rõ hơn về kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn và cách bạn sử dụng chúng để vượt qua thử thách. Khi trả lời câu hỏi này, sẽ có ích nếu bạn thảo luận về thách thức mà bạn đã vượt qua trong vai trò gần đây nhất hoặc thách thức mà bạn phải đối mặt trong vai trò trước đó.

Ví dụ: “Thử thách lớn nhất mà tôi từng gặp phải với tư cách là nhà phát triển sản phẩm là khi tôi và nhóm của mình đang phát triển một chương trình phần mềm mới cho trang web của công ty chúng tôi. Chúng tôi muốn tạo ra một giao diện dễ sử dụng cho phép khách hàng tìm thấy những gì họ cần một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, chúng tôi gặp phải một số vấn đề với thiết kế của chương trình. Để vượt qua thử thách này, tôi đã làm việc với nhóm của mình để đưa ra giải pháp giúp chương trình trở nên thân thiện hơn với người dùng.”

Câu hỏi thường gặp về Thực tập sinh Phòng phát triển sản phẩm

Thực tập sinh Phòng phát triển sản phẩm là một vị trí dành cho những bạn sinh viên đang còn đi học hoặc những cử nhân tốt nghiệp chưa có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quản trị kinh doanh. Thực tập sinh Phòng phát triển sản phẩm sẽ được hỗ trợ và hướng dẫn bởi những người có kinh nghiệm và chuyên môn. Làm việc thực tế để học hỏi, tích lũy thêm kinh nghiệm về ngành nghề mà mình đã được đào tạo tại trường lớp.

Thông thường, vị trí thực tập sinh phòng phát triển sản phẩm thường không có hoặc lương khá thấp. Quãng thời gian đi thực tập là lúc bạn có cơ hội cọ sát, rèn luyện và nâng cao kỹ năng của bản thân, không nên quá kỳ vọng vào thu nhập ở thời điểm này. Thực tế, hầu hết các doanh nghiệp đều trợ cấp cho thực tập sinh. Tùy vào quy mô công ty và mức độ công việc, lương trung bình của một thực tập sinh tiếng dao động từ 4 - 6M đồng/tháng (toàn thời gian) nếu làm tốt sẽ được nâng lên làm nhân viên chính thức.

Lưu ý rằng đây chỉ là ước lượng và mức lương thực tế có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Mức lương cũng có thể được điều chỉnh dựa trên các yếu tố như khu vực địa lý, quy mô công ty, và tình hình kinh tế chung. 

Một số câu hỏi phỏng vấn công việc thực tập sinh Phòng phát triển sản phẩm   phổ biến:

- Giới thiệu sơ lược về bản thân bạn? 

- Bạn đã tìm hiểu gì về công việc, vị trí mà bạn đang ứng tuyển?

- Bạn có thể mô tả sơ lược về những công việc bạn đã làm? Nhiệm vụ chính ở công việc gần đây nhất của bạn là gì?

- Những thành tựu nào đã đạt được trong công việc khiến bạn tự hào nhất?

- Tình huống khó khăn nhất trong công việc bạn từng gặp là gì? Cách bạn giải quyết vấn đề khó khăn đó như thế nào?

- Hãy kể về một trường hợp mà bạn cảm thấy hối tiếc trong cuộc sống/công - việc. Vì sao bạn cảm thấy hối tiếc về điều đó? Nếu có thể làm lại, bạn nghĩ mình sẽ làm điều gì để có kết quả tốt hơn?

- Bạn nghĩ mình có những tố chất/ kỹ năng nào phù hợp với công việc này?

- Nếu người quản lý của bạn yêu cầu bạn làm điều gì đó mà bạn không đồng ý, bạn sẽ làm gì?

- Điểm bạn cần cải thiện trong thời điểm này là gì? Bạn có kế hoạch để cải thiện những điểm này chưa?

- Điều gì ở đồng nghiệp cũ/ người quản lý cũ làm bạn khó chịu?

- Bạn nghĩ mình là người có khả năng làm việc độc lập tốt hay làm việc nhóm tốt? Bạn có thể chia sẻ một trường hợp cụ thể không?

Để có nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp, bên cạnh những kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn thì cũng đòi hỏi một thực tập sinh Phòng phát triển sản phẩm  có những những kỹ năng quan trọng như:

- Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp là một yếu tố cần thiết trong việc xây dựng lòng tin và xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Khi đã tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ, lắng nghe và hiểu rõ nhu cầu của họ, bạn sẽ đưa ra giải pháp phù hợp và khiến khách hàng hài lòng.

- Kỹ năng lắng nghe: Kỹ năng lắng nghe chính là sợi dây liên kết giữa các thực tập sinh Phòng phát triển sản phẩm  và khách hàng. Khi bạn lắng nghe những gì khách hàng nói, bạn sẽ nắm bắt được nhu cầu, tâm lý và mong muốn của họ để đáp ứng nó kịp thời.

Để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng thực tập sinh Phòng phát triển sản phẩm   các ứng viên phải trải qua một quá trình đào tạo bài bản.

- Ứng viên phải tốt nghiệp Đại Học các ngành như: Quản trị kinh doanh, Marketing và các ngành nghề liên quan khác.

- Biết Tiếng Anh là lợi thế, sở hữu các kỹ năng như nghe, nói, đọc viết thành thạo.

- Nghiệp vụ tin học văn phòng tốt và biết cách sử dụng cơ bản các phần mềm hỗ trợ kinh doanh và quản lý doanh nghiệp khác.

Nếu bạn đang nghĩ đến việc trở thành thực tập sinh Phòng phát triển sản phẩm hoặc lên kế hoạch cho bước tiếp theo trong sự nghiệp của mình, hãy tìm thông tin chi tiết về lộ trình sự nghiệp và quỹ lương của thực tập sinh Phòng phát triển sản phẩm .

Bài viết xem nhiều