Công việc của Product Manager là gì?

Product Manager (PM) (Tạm dịch: quản lý sản phẩm, hay Chuyên viên quản lý sản phẩm) là người chịu trách nhiệm cho việc nghiên cứu, khai thác nhu cầu, thiết kế, thử nghiệm và xây dựng các chiến lược hiệu quả để quản lý và phát triển sản phẩm, dịch vụ, hoặc phần mềm cho doanh nghiệp.

Họ là cầu nối quan trọng giữa 3 bộ phận phát triển và khai thác sản phẩm chính, bao gồm: đội ngũ kỹ thuật, thiết kế trải nghiệm người dùng (UX), và đội ngũ kinh doanh bán hàng, marketing. 

Product Manager sẽ chịu trách nhiệm cho những quyết định sản phẩm, nắm vững công nghệ, dẫn dắt và kết nối các khâu liên quan nhằm mang lại trải nghiệm tối ưu và cải thiện phản ứng của người dùng đối với sản phẩm. Đồng thời, đảm bảo giá trị kinh doanh từ sản phẩm cho công ty.

Mô tả công việc của Product Manager

Product Manager là một vị trí quan trọng và không thể thiếu trong các công ty sản xuất. Dưới đây là nhiệm vụ và công việc mà Product Manager cần làm.

Quản lý giám sát chặt chẽ quá trình tạo ra và cải tiến sản phẩm

Product Manager có nhiệm vụ chính là phải quản lý, giám sát chặt chẽ quá trình tạo ra và cải tiến sản phẩm. Trong quá trình này Product Manager cần phải chắc chắn mọi quy trình sản xuất và tạo ra sản phẩm đều phải thực hiện theo đúng kế hoạch ban đầu. Nếu phát hiện sản phẩm có bất cứ sai sót nào thì cần phải đưa ra những phương án cải tiến kịp thời, nhanh chóng nhất. Như vậy mới có thể đảm bảo chất lượng cuối cùng của sản phẩm khi được cung cấp đến khách hàng.

Tìm hiểu sản phẩm

Công việc quan trọng nhất của một Product Manager là cần phải hiểu rõ về sản phẩm mà mình đã chịu trách nhiệm. Chỉ khi nắm rõ những đặc điểm của sản phẩm thì bạn mới có thể tìm hiểu thị trường, nhu cầu của khách hàng và hướng phát triển của đối thủ. Như vậy, Product Manager mới có thể giới thiệu sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh và phù hợp nhất. 

Thấu hiểu khách hàng

Product Manager cũng phải hiểu được những nhu cầu và mong muốn của đối tượng khách hàng mà mình đang nhắm đến. Tùy vào mô hình kinh doanh và sản phẩm của công ty mà bạn cần phải biết rõ khách hàng của mình là ai, thích gì, ghét gì, mức chi tiêu của họ là bao nhiêu tiền/tháng… Chỉ khi đặt mình ở vị trí khách hàng, tìm hiểu khách hàng và phân tích các dữ liệu để hiểu được mong muốn của họ, bạn mới biết sản phẩm của mình đã tốt hay chưa và cần phải khắc phục gì. Cũng như xác định được nhu cầu thị trường và đưa ra những chiến lược phát triển phù hợp.

Hỗ trợ đồng đội

Bên cạnh sản phẩm và khách hàng, Product Manager còn phải chú trọng cả đến đồng đội và những người trong công ty. Bạn phải chủ động hợp tác và hỗ trợ tất cả các bộ phận Marketing, IT, Sale. 

Bên cạnh đó bạn cũng cần phải linh hoạt và cân bằng giữa các bên: Project Managers, Business Analysts và Developers. Điều này là vô cùng quan trọng vì họ chính là những người trực tiếp xây dựng và tạo ra sản phẩm. Chắc chắn một đội nhóm mạnh và hiểu rõ sản phẩm sẽ có thể tạo ra giá trị tốt nhất cho sản phẩm mà tất cả cùng đang hướng đến.

Phát triển công ty

Phát triển công ty chính là mục tiêu và nhiệm vụ cuối cùng mà bất cứ một Product Manager cần hướng đến và phải hoàn thành. Vì rốt cuộc, việc tạo ra sản phẩm chất lượng và đưa tới tay người tiêu dùng cũng chỉ vì một mục đích tạo ra lợi nhuận và danh tiếng cho công ty và tổ chức của bạn.

Bằng cấp Cử nhân/Thạc sĩ
Công việc/Cuộc sống
3,8 ★
Khoảng lương năm 351 - 585 M
Cơ hội nghề nghiệp
3,6 ★
Số năm kinh nghiệm 5 - 7 năm

Product Manager có mức lương bao nhiêu?

351 - 585 triệu /năm
Tổng lương
324 - 540 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
27 - 45 triệu
/năm

Lương bổ sung

351 - 585 triệu

/năm
351 M
585 M
130 M 1495 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Product Manager

Tìm hiểu cách trở thành Product Manager, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Product Manager
351 - 585 triệu/năm
Product Manager

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
0%
2 - 4
23%
5 - 7
48%
8+
29%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Product Manager?

Yêu cầu tuyển dụng của Product Manager

Yêu cầu tuyển dụng của một Product Manager có thể khác nhau tùy thuộc vào công việc và vị trí cụ thể, tuy nhiên, dưới đây là một số yêu cầu chung thường được đề cập trong quá trình tuyển dụng Trình quản lý sản phẩm:

Kỹ năng quản lý sản phẩm

Product Manager cần có kiến ​​thức và kỹ năng quản lý sản phẩm từ khâu lập kế hoạch, phân tích, thiết kế, phát triển, phát triển và theo dõi.

Hiểu biết về thị trường và người dùng

Product Manager cần có khả năng nắm bắt nhu cầu của thị trường và người dùng, đồng thời có khả năng phân tích và đánh giá các phản hồi, ý kiến ​​​​và dữ liệu từ người dùng .

Kỹ năng giao tiếp

Product Manager cần có khả năng giao tiếp tốt để làm việc với các bộ phận khác trong công ty như thiết kế, phát triển, tiếp thị và kinh doanh. Khả năng lắng nghe, thuyết phục và truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và hiệu quả là rất quan trọng.

Kỹ năng lãnh đạo

Product Manager cần có khả năng lãnh đạo để hướng dẫn và tạo động lực cho đội ngũ phát triển sản phẩm. Lãnh đạo đạo đức cần có khả năng xây dựng mục tiêu, phân công nhiệm vụ, định hướng công việc và giám sát tiến độ.

Kiến thức về công nghệ

Product Manager cần phải hiểu biết về công nghệ và khả năng làm việc với các công cụ và phần mềm liên quan đến quản lý sản phẩm.

Kỹ năng phân tích và quản lý dự án

Product Manager cần có khả năng phân tích các dự án, thị trường,.. và quản lý 1 các chặt chẽ về nó.

Kỹ năng kỹ thuật

Tùy vào từng lĩnh vực, công ty và sản phẩm, mức độ chuyên môn kỹ thuật của một Product Manager sẽ được yêu cầu khác nhau. Chẳng hạn như, những bạn PM thuộc các công ty công nghệ hoặc kỹ thuật số sẽ cần kiến thức chuyên môn về IT và kỹ thuật cao hơn. Nhờ đó, họ có thể hợp tác hiệu quả với đội ngũ kỹ sư lập trình trong việc chỉnh sửa lỗi phần mềm và tối ưu sản phẩm.

Kiến thức kinh doanh

Điều này không đồng nghĩa với việc bạn cần một tấm bằng cử nhân quản trị doanh nghiệp hay tài chính để có thể trở thành Product Manager. Tuy nhiên, để có thể xây dựng một chiến lược sản phẩm hiệu quả, bạn cần những kiến thức cơ bản về kinh doanh. Ví dụ, bạn sẽ cần phải phân biệt được điểm khác nhau giữa doanh thu và lợi nhuận, một chút kiến thức về ngân sách, dòng tiền, hay báo cáo kết quả kinh doanh. Tại sao ư? Bạn cần hiểu rõ chi tiết về quá trình mà sản phẩm của mình phát triển. Song với đó, sản phẩm của bạn cần đáp ứng mục tiêu kinh doanh của công ty, mà điều tiên quyết ở đây chính là mang về lợi nhuận và duy trì những giá trị phát triển bền vững trong tương lai. Bạn cũng sẽ cần một “bộ kiến thức” đủ sâu về lĩnh vực của mình để nhanh chóng cập nhật xu hướng và nhu cầu thị trường. Đồng thời, xác định những cơ hội tiềm năng mang lại giá trị lợi nhuận mà sản phẩm của bạn có thể khai thác

Tư duy chiến lược

Ngoài các chiến lược ngắn và dài hạn, Product Manager luôn cần phải lên kế hoạch triển khải xuyên suốt các giai đoạn phát triển sản phẩm. Từ thấu hiểu thị trường cho tới quyết định thực thi, một cái đầu có tư duy chiến lược sẽ là điểm sáng giúp bạn thành công phát triển sản phẩm của mình.

Tư duy chiến lược rất cần thiết cho cả việc quản lý quy trình dự án, dự đoán doanh thu, giải quyết vấn đề, quản lý rủi ro,… và tất tần tất những đầu công việc khác liên quan tới sản phẩm của bạn.

“Tiêu chuẩn cao”

Không hẳn theo “chủ nghĩa hoàn hảo”, chuyên viên quản lý sản phẩm cần một chút ký tính, chú ý tới cái tiểu tiết khi kiểm duyệt và thử nghiệm sản phẩm, đặc biệt là khi có các tính năng mới cài đặt, hoặc sửa lỗi phần mềm. 

Vốn dĩ, việc sản xuất ra một sản phẩm không phải là điều đơn giản. Vì vậy, một Product Manager tỉ mỉ và kỹ càng sẽ đảm bảo quá trình sản phẩm tiến vào thị trường diễn ra suôn sẻ, nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía người dùng.

Hơn thế nữa, “tiêu chuẩn cao” sẽ yêu cầu bạn trở nên nhạy bén hơn với việc chủ động nhìn nhận và giải quyết vấn đề. Từ đó, liên tục phát triển và cải tiến để tối ưu sản phẩm ngày một tốt hơn.

Không ngại thay đổi

Có thể bạn thừa biết: “Làn sóng” công nghệ ngày nay liên tục phát triển với những xu hướng mới mang tính đột phá, đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng cập nhật và thích nghi cùng.

“Dám học hỏi, dám thay đổi” cũng vì vậy mà trở thành phẩm chất quan trọng, quyết định sự thành công của một Product Manager trong tương lai. Bạn nên nhớ rằng, nếu không thay đổi, bạn và cả sản phẩm của bạn cũng sẽ dần trở nên “lỗi thời”. 

Lộ trình thăng tiến của một Product Manager

Mức lương bình quân của Product Manager có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.

Lộ trình thăng tiến của Product Manager (Quản lý Sản phẩm) có thể thay đổi tùy thuộc vào công ty và ngành nghề cụ thể, nhưng dưới đây là một lộ trình phổ biến:

Intern product manager

Vị trí thực tập đầu tiên của một Product Manager. Trong vai trò này, thực tập sinh sẽ được hướng dẫn và hỗ trợ trong công việc tham gia vào các hoạt động quản lý sản phẩm, nghiên cứu thị trường, phân tích yêu cầu và hỗ trợ công việc quản lý sản phẩm.

Product Associate/Junior Product Manager

Vị trí này thường là một bước đầu trong sự nghiệp Product Manager, nơi người đó có thể hỗ trợ quản lý sản phẩm, thu thập dữ liệu và nghiên cứu thị trường.

Product Manager

Khi có đủ kinh nghiệm và kiến thức, một Product Associate/Junior Product Manager có thể tiến lên vị trí Product Manager. Với vai trò này, họ đảm nhận trách nhiệm chính trong việc phát triển và quản lý sản phẩm, từ quyết định chiến lược đến lập kế hoạch và triển khai.

Senior Product Manager

Khi có kinh nghiệm và thành tựu đáng kể, một Product Manager có thể tiến lên vị trí Senior Product Manager. Với vai trò này, họ thường có thêm trách nhiệm lãnh đạo và quản lý đội ngũ Product Manager. Họ tham gia vào quyết định chiến lược công ty và định hình hướng phát triển sản phẩm.

Director of Product Management/Head of Product

Đây là một bước tiến lớn trong sự nghiệpProduct Manager. Với vị trí này, người đó có trách nhiệm quản lý toàn bộ quá trình phát triển sản phẩm, định hình chiến lược và đảm bảo sự phù hợp với mục tiêu kinh doanh của công ty. Họ cũng có thể tham gia vào việc quản lý và phát triển các đội ngũ liên quan đến sản phẩm.

Lưu ý rằng đây chỉ là một lộ trình tham khảo và có thể thay đổi tùy thuộc vào công ty, ngành nghề và quy mô tổ chức.

Đánh giá, chia sẻ về Product Manager

Các Product Manager chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.

Phỏng vấn Product Manager

Thiết kế máy ảnh mới cho người mù
5.0 ★
Google LLC
Product Manager
Q: Thiết kế máy ảnh mới cho người mù
24/08/2023
Có bao nhiêu chiếc quần jean ở thành phố Hồ Chí Minh?
4.3 ★
RedDoorz
Product Manager
Q: Có bao nhiêu chiếc quần jean ở thành phố Hồ Chí Minh?
25/08/2023
1. Bạn đã từng làm việc trong lĩnh vực Quản lý dịch vụ CNTT, hệ thống vé chưa? 2. Bạn đã từng lãnh đạo một nhóm chưa? 3. Tìm hiểu về Quản lý dịch vụ CNTT (Đang chạy dịch vụ cốt lõi ngay bây giờ) 4. Đội ngũ quản lý 5. Quản lý dự án và làm việc nhóm 6. Triển khai dịch vụ 7. Kiến thức về Phần mềm/Phần cứng CNTT 8. Bạn đã quản lý bao nhiêu thành viên? 9. Bạn nhớ được trải nghiệm gì trong thời gian làm việc?
4.3 ★
Publicis Groupe
Product Manager
Q: 1. Bạn đã từng làm việc trong lĩnh vực Quản lý dịch vụ CNTT, hệ thống vé chưa? 2. Bạn đã từng lãnh đạo một nhóm chưa? 3. Tìm hiểu về Quản lý dịch vụ CNTT (Đang chạy dịch vụ cốt lõi ngay bây giờ) 4. Đội ngũ quản lý 5. Quản lý dự án và làm việc nhóm 6. Triển khai dịch vụ 7. Kiến thức về Phần mềm/Phần cứng CNTT 8. Bạn đã quản lý bao nhiêu thành viên? 9. Bạn nhớ được trải nghiệm gì trong thời gian làm việc?
20/11/2023
1 câu trả lời

Hãy cho họ biết kiến ​​thức của bạn về Quản lý dịch vụ CNTT và hệ thống yêu cầu. Hãy kể cho họ nghe những trải nghiệm của bạn về thời gian làm việc trước đây, đặc biệt là kỹ năng quản lý của bạn.

Kịch bản của một thương vụ mua bán khó khăn
ĐẠI HỌC CMC
Product Manager
Q: Kịch bản của một thương vụ mua bán khó khăn
27/08/2023

Câu hỏi thường gặp về Product Manager

Product manager là người đảm bảo trách nhiệm quản lý và phát triển sản phẩm của một công ty. Họ định hình chiến lược sản phẩm, nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch, phân tích và quản lý dự án, tạo ra trải nghiệm người dùng tốt và tối ưu hóa giá trị của sản phẩm.

Một Product manager cần có các kỹ năng như lãnh đạo, quản lý dự án, phân tích dữ liệu, giao tiếp tiếp, quan hệ khách hàng và hiểu biết về sản phẩm và thị trường. Người dùng có kỹ năng kỹ thuật, thiết kế và trải nghiệm cũng rất hữu ích.

Một số kiến ​​thức kỹ thuật cơ bản có thể hữu ích cho Product Manager, nhưng không nhất thiết phải là kỹ thuật chuyên nghiệp. Việc hiểu biết cơ bản về công nghệ và quá trình phát triển phần mềm sẽ giúp Product Manager hiểu và giao tiếp hiệu quả hơn với các nhóm kỹ thuật.

Đánh giá (review) của công việc Product Manager được cho là có nhiều cơ hội nhưng cũng không ích thách thức đòi hỏi người lao động phải có sự cố gắng và nỗ lực trong công việc. 

Product Managerlộ trình thăng tiến rõ ràng, cụ thể từ những vị trí thấp, ít kinh nghiệm đến các vị trí cao hơn: 

  • Intern product manager
  • Product Associate/Junior Product Manager
  • Product Manager
  • Senior Product Manager
  • Director of Product Management/Head of Product

Bài viết xem nhiều