Điều kiện và Lộ trình trở thành một Chuyên viên Phát triển sản phẩm?

Chuyên viên phát triển sản phẩm (Event Staff) là những người chuyên quản lý hậu cần trong sự kiện, vận dụng sự sáng tạo, tính cẩn trọng và phối hợp nhịp nhàng với các bên để tạo nên một sự kiện hoàn hảo. Công việc của họ chủ yếu xoay quanh việc lên ý tưởng, xây dựng kịch bản, điều phối, giám sát chương trình, đảm bảo sự kiện diễn ra suôn sẻ.

Lộ trình thăng tiến của Chuyên viên phát triển sản phẩm 

Từ 0 - 2 năm đầu tiên: Chuyên viên phát triển sản phẩm 

Trong giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu với vị trí Chuyên viên phát triển sản phẩm. Nhiệm vụ chính của Chuyên viên phát triển sản phẩm là  tham gia vào quá trình nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới hoặc cải thiện các sản phẩm hiện có. Bạn sẽ học cách làm việc trong môi trường lĩnh vực cụ thể của doanh nghiệp và xây dựng kỹ năng cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ của một Chuyên viên phát triển sản phẩm.

Từ 2 - 3 năm: Chuyên viên quản lý dự án 

Với kinh nghiệm và hiểu biết tích lũy sau 2 - 3 năm làm việc, nếu Chuyên viên phát triển sản phẩm thể hiện khả năng quản lý dự án xuất sắc, họ có thể chuyển sang vị trí Chuyên viên quản lý dự án. Vị trí này thực hiện nhiệm vụ trách nhiệm điều hành và quản lý các dự án phát triển sản phẩm, đảm bảo tiến độ và chất lượng.

Từ 3 - 5 năm: Quản lý sản phẩm 

Tiếp đó, bạn có thể tiến lên vị trí Quản lý sản phẩm, sau khi tích được 3 - 5 năm kinh nghiệm. Trách nhiệm của bạn đóng vai trò quan trọng trong việc định hình chiến lược sản phẩm, quản lý vòng đời sản phẩm và điều hướng phát triển. Vị trí Quản lý sản phẩm là một vị trí cao trong công việc phát triển sản phẩm.

Từ 5 - 7 năm: Giám đốc chiến lược/điều hành sản phẩm

Với kinh nghiệm và thành tựu xuất sắc, Chuyên viên phát triển sản phẩm có thể tiến lên các vị trí cao cấp hơn trong bộ phận phát triển sản phẩm. Vị trí này đòi hỏi những người có khả năng lãnh đạo mạnh mẽ và hiểu biết sâu về chiến lược sản phẩm hoặc hoạt động sản phẩm.

Yêu cầu tuyển dụng Chuyên viên phát triển sản phẩm 

Kỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin

Trước khi muốn tạo mới hay cải tiến một dòng sản phẩm nào, doanh nghiệp đều tiến hành nghiên cứu thị trường. Bởi lẽ, muốn thành công, doanh nghiệp phải “bán cái khách hàng cần”, chứ không thể chỉ “bán cái mình có”.

Thông tin, số liệu từ thị trường hay khách hàng đã có các chuyên viên nghiên cứu thị trường lo, phần của chuyên viên phát triển sản phẩm là sàng lọc những số liệu đó và đưa vào những phân tích mà phòng nghiên cứu phát triển cần triển khai để biết được:

  • Những tiêu chuẩn thị hiếu nào doanh nghiệp đủ sức đáp ứng
  • Những yếu tố nào trong sản phẩm giúp đạt những tiêu chuẩn thị hiếu đó
  • Kỹ thuật phát triển sản phẩm nào khả thi để có được những yếu tố đó.

Do đó, sở hữu năng lực phân tích, tổng hợp số liệu hiệu quả, Chuyên viên phát triển sản phẩm sẽ tiết kiệm được rất nhiều công sức.

Kỹ năng sáng tạo, suy nghĩ logic

Hầu như ngày nay, khách hàng có nhu cầu nào thì thị trường đều đã có sản phẩm phù hợp đáp ứng. Do đó, bên cạnh sáng tạo sản phẩm mang tính thay thế, bản thân chuyên viên phát triển sản phẩm còn được doanh nghiệp kỳ vọng sáng tạo ra những sản phẩm đánh thức nhu cầu sử dụng mà khách hàng còn chưa nghĩ đến.

Ví dụ, cách đây 20 năm, người tiêu dùng Việt chỉ dùng bột giặt có hương thơm để tạo mùi, đại đa số không biết nước xả vải là gì. Nhưng giờ thì nhà nhà, người người đều dùng nước xả vải để làm thơm quần áo lâu, tránh ẩm mốc. Nhà sản xuất không chỉ tạo nên sản phẩm mà còn tạo nên thị hiếu sử dụng sản phẩm đó nữa. Kỹ năng sáng tạo, suy nghĩ logic vì vậy luôn là trợ thủ đắc lực cho thành công của chuyên viên phát triển sản phẩm.

Kỹ năng dung hòa thị hiếu và lợi ích doanh nghiệp

Năng lực nghiên cứu sáng tạo thì chuyên viên phát triển sản phẩm nào cũng có, nhưng chỉ những chuyên viên sáng tạo sản phẩm phù hợp với kết quả phân tích thị hiếu khách hàng, cũng như hiệu quả kinh doanh cho tổ chức thì mới có được thành công trong sự nghiệp.

Thực tế, các Chuyên viên phát triển sản phẩm hoàn toàn có thể tạo ra những sản phẩm cực kỳ tốt, chất lượng cực cao nhưng chi phí sản xuất sẽ rất cao, khó đáp ứng khả năng chi tiêu tài chính của khách hàng. Làm sao để sản phẩm chất lượng tốt nhưng vẫn phù hợp túi tiền đại đa số người tiêu dùng mới là điều mà doanh nghiệp kỳ vọng.

Kỹ năng làm việc nhóm chuyên nghiệp 

Để cho ra đời một sản phẩm, Chuyên viên phát triển sản phẩm có thể phải chịu trách nhiệm quản lý một đội nhóm gồm nhiều nhân viên. Việc phân bổ nhiệm vụ, phối hợp triển khai công việc đều sẽ do chuyên viên phát triển sản phẩm lên kế hoạch và trực tiếp kiểm soát.

Bên cạnh đó sẽ luôn cần đến sự kết hợp của phòng phát triển sản phẩm (R&D) và nhiều phòng ban chuyên môn như phòng tài chính, phòng Marketing, phòng sản xuất… 

Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, phản biện giỏi

Những giải pháp sản phẩm do chuyên viên đưa ra sẽ phải trải qua vòng phê duyệt của ban lãnh đạo và nhiều phòng ban chuyên môn khác. Ngay khi ý tưởng được trình bày, chắc chắn sẽ có những ý kiến trái chiều, “chín người, mười ý” đòi hỏi Chuyên viên phát triển sản phẩm phải dùng nhiều luận điểm để chứng minh và bảo vệ sáng kiến của mình nếu không muốn bị loại ý tưởng. Do đó, dù là công việc thiên về nghiên cứu, sáng tạo nhưng giao tiếp, thuyết trình, phản biện giỏi vẫn sẽ là kỹ năng rất cần cho sự nghiệp của chuyên viên phát triển sản phẩm.

Học gì để ra làm Chuyên viên phát triển sản phẩm 

Tính chất công việc của chuyên viên phát triển sản phẩm sẽ khác một ít so với những ngành nghề khác. Bởi lẽ, để phát triển sản phẩm trong một mảng nào đấy thì bản thân họ sẽ phải am hiểu lĩnh vực này. Ví dụ, Chuyên viên phát triển sản phẩm liên quan đến CNTT cần có bằng cử nhân về CNTT hoặc khoa học máy tính. Hay một chuyên viên phát triển sản phẩm thức ăn, thức uống cần có bằng cử nhân về Kỹ thuật/ Công nghệ thực phẩm. 

Trước hết, bạn cần xác định xem mình muốn phát triển sản phẩm trong lĩnh vực nào. Từ đó, bạn có thể theo học những khối ngành khoa học ở những nhóm nhỏ khác nhau như: Khoa học/ Công nghệ thực phẩm; Công nghệ Hóa học; Công nghệ Sinh học; Kỹ thuật điện; Cơ khí;… 

Các trường đào tạo nghề Chuyên viên phát triển sản phẩm tốt nhất Việt Nam hiện nay?

Hiện tại, chưa có trường đại học hoặc cơ sở nào đào tạo chuyên nghiệp cho vị trí chuyên viên phát triển sản phẩm. Tuy nhiên, nếu dựa vào bản mô tả công việc ở trên, nếu bạn muốn làm việc trong ngành nghề này, có thể tham khảo những ngành học sau:

  • Các chuyên ngành liên quan đến marketing;
  • Các chuyên ngành công nghệ thông tin, khoa học máy tính;
  • Các chuyên ngành kinh tế như tài chính, quản trị kinh doanh;
  • Nhóm ngành liên quan đến chuyên môn của từng lĩnh vực riêng biệt như công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học (ngành F&B – thực phẩm, đồ uống), thiết kế thời trang, may mặc (ngành thời trang),…

Ngoài những ngành chính, bạn cũng có thể học thêm các khóa đào tạo ngắn hạn để bổ sung thêm những kỹ năng cần thiết khi làm việc thực tế.

Nghề nghiệp liên quan

Dưới đây là những nghề nghiệp liên quan với các kỹ năng của Chuyên viên Phát triển sản phẩm. Khám phá một số quá trình chuyển đổi nghề nghiệp của Chuyên viên Phát triển sản phẩm phổ biến nhất, cùng với các kỹ năng tương đương.