Business Development Manager là gì ? Mô tả công việc của Quản lý phát triển kinh doanh

Business development manager là vị trí mà bất cứ nhân viên nào cũng phấn đấu để đạt được trong sự nghiệp. Đây được xem là chức vụ có vai trò quan trọng và phụ trách nhiều hoạt động của công ty. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng 1900 - tin tức việc làm tìm hiểu sâu hơn về nó nhé !

1. Business Development Manager là gì?

Business Development Manager (BDM) là tên tiếng Anh của vị trí công việc Quản lý phát triển kinh doanh. Vị trí này sẽ chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của công ty, xác định mục tiêu bán hàng và khách hàng tiềm năng, tiếp thị và bán sản phẩm/dịch vụ, đồng thời duy trì mối quan hệ tốt với tất cả khách hàng. Mỗi vị trí quản lý sẽ đảm nhận vai trò và nhiệm vụ khác nhau.

Business Development Manager sẽ giúp các doanh nghiệp phát triển bằng cách tìm kiếm cơ hội mới, nghiên cứu đối tượng khách hàng tiềm năng, thiết lập mối quan hệ với khách hàng và sắp xếp các cuộc hẹn cho giám đốc kinh doanh. Vị trí BDM thường được coi là đầu mối liên lạc của một khách hàng tiềm năng khi muốn tìm hiểu về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Ngoài ra, BDM cũng hỗ trợ xây dựng các hồ sơ thầu, thúc đẩy bán hàng trong các thị trường mới

Tài liệu VietJack

Mức thu nhập của Giám đốc phát triển kinh doanh là bao nhiêu? 

Vị trí Business Development Manager (Giám đốc phát triển kinh doanh) là vị trí quản lý lãnh đạo cấp cao của công ty do đó nên mức lương chắc chắn không thấp.  Tùy vào quy mô và cơ chế đãi ngộ của công ty mà vị trí giám đốc phát triển kinh doanh (Business Development Manager) có mức thu nhập khác nhau.

Mức thu nhập = Lương + Mức hoa hồng + Cổ tức 

Theo thống kê, Mức lương BDM thường giao động khoảng 46.000.000 VNĐ – 92.000.000 VNĐ/tháng. 

Mức hoa hồng thông thường sẽ được trả theo cấp bậc và doanh thu. Vị trí BDM thường được trả hoa hồng khá lớn để ghi nhận công sức lãnh đạo và chiến lược của BDM.

Như đã nói ở trên, mức lương của BDM phụ thuộc vào quy mô, cơ chế đãi ngộ và mô hình kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, nếu năng lực của BDM giỏi, có tầm nhìn chiến lược tốt sẽ giúp tăng quy mô công ty, đem lại lợi nhuận tốt cho công ty trong dài hạn, vậy thì, mức thu nhập của BDM thực sự là không giới hạn.

2. Mô tả công việc của Quản lý phát triển kinh doanh 

Xây dựng định hướng, chiến lược kinh doanh

Vị trí giám đốc phát triển kinh doanh là người đưa ra định hướng, chiến lược kinh doanh cho công ty. Đây là vị trí cần có những tầm nhìn dài hạn.

Người giám đốc phát triển kinh doanh cần là người nắm rõ về tiềm lực doanh nghiệp, nghiên cứu thị trường, nhu cầu của đối tượng khách hàng để từ đó ra quyết định về kế hoạch, chiến lược kinh doanh để doanh nghiệp phát triển bền vững trong dài hạn. 

Định hướng, chiến lược kinh doanh cần đảm bảo đáp ứng hai mục tiêu: Đem lại doanh thu, tối đa hóa lợi nhuận của công ty và xây dựng cộng đồng khách hàng trung thành, khách hàng tiềm năng, khách hàng mới lớn mạnh, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty. 

Giám đốc phát triển kinh doanh cũng là người cần phải giám sát, theo dõi, đánh giá đảm bảo kế hoạch được triển khai thực hiện đúng tiến độ, các chiến lược được hành động đúng mục tiêu kinh doanh. 

Xây dựng mối quan hệ, tìm kiếm khách hàng tiềm năng 

Thị trường ngày càng cạnh tranh, một người BDM có năng lực cần biết rõ thị hiếu của thị trường từ đó triển khai tìm kiếm, mở rộng thị phần, tạo những cơ hội mới, khách hàng mới cho công ty, giúp công ty tồn tại và phát triển trong quãng đường dài. Ngoài ra, BDM còn là người cần phải xây dựng các mối quan hệ với các đối tác kinh doanh tốt, biết xây dựng hệ thống trải nghiệm khách hàng hiệu quả để đảm bảo khi phát hành sản phẩm, dịch vụ mới đều có các mối quan hệ ủng hộ, hỗ trợ ở những bước đầu hay là sự hài lòng khi sử dụng các sản phẩm của công ty. 

Quản lý, đào tạo nhân viên

Một công việc rất quan trọng của người làm lãnh đạo đó là việc quản lý và đào tạo nhân viên. Để thực thi triển khai các kế hoạch, giám đốc phát triển kinh doanh cần quản lý, đốc thúc kịp thời, giám sát để nhân viên của mình thực hiện các công việc đúng kế hoạch, tiến độ đề ra. Ngoài ra, để tăng hiệu suất làm việc, BDM cần đào tạo những nhân sự cốt lõi, tạo động lực và truyền cảm hứng cho nhân sự để họ có tinh thần làm việc và cống hiến cho công ty.

Trình bày kế hoạch, báo cáo kết quả với cấp trên

Giám đốc phát triển kinh doanh là vị trí cần trình bày kế hoạch, chiến lược và báo cáo kết quả với ban lãnh đạo (BOD). BDM chịu trách nhiệm chính về doanh thu, lợi nhuận trước BOD, phải đối diện với áp lực rất lớn từ ban lãnh đạo. BDM thực sự là vị trí cần có bản lĩnh vững vàng và kinh nghiệm vững chãi, chịu được sức ép và áp lực rất lớn, chịu trách nhiệm công việc cho cả một tập thế thậm chí là sự sống còn của một công ty.

Nghiên cứu 2.000 CEO chỉ ra: Hầu hết lãnh đạo xuất sắc đều là kiểu người  này, tưởng trầm lặng mà 'lợi hại' ít ai ngờ

Đọc thêm: Assistant Manager – Trợ lý giám đốc tiếng Anh. Thu nhập của trợ lý giám đốc

3. Vai trò của nhân viên phát triển kinh doanh trong doanh nghiệp

Business Development hướng đến sự phát triển bền vững cho tổ chức, doanh nghiệp. Vai trò cụ thể của bộ phận này là:

  • Xây dựng giá trị lâu dài cho doanh nghiệp: Bộ phận Business Development sẽ lên ý tưởng, thực hiện những ý tưởng thông qua những hoạt động cụ thể gắn với chiến lược dài hạn như: chiến dịch quảng bá sản phẩm, phân tích dữ liệu thông qua các cuộc khảo sát đánh giá chất lượng để cải thiện sản phẩm/dịch vụ.
  • Tăng trưởng mối quan hệ: Business Development làm tăng khả năng tiếp cận doanh nghiệp của khách hàng tiềm năng, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ phận kinh doanh gặp gỡ, thuyết phục khách hàng trải nghiệm, dùng thử sản phẩm/dịch vụ để xúc tiến bán hàng và xây dựng mối quan hệ với khách hàng.
  • Quản lý và tổ chức đội ngũ kinh doanh bán hàng: Một BDM cần phải nắm bắt và triển khai những phương pháp cụ thể trong việc nâng cao hiệu quả bán hàng của đội ngũ nhân viên cũng như phát huy năng lực của họ trong công việc.
  • Dẫn dắt công ty: Vai trò lãnh đạo của người Quản lý phát triển kinh doanh cũng rất quan trọng. Họ phải xây dựng được một đội ngũ bán hàng vững mạnh vì tập thể này chính là gương mặt đại diện cho cả công ty/doanh nghiệp với khách hàng.

4. Yêu cầu tuyển dụng vị trí Business Development Manager

Để ứng tuyển vào vị trí Business Development Manager, ứng viên cần phải đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng nghiệp vụ cũng như năng lực của bản thân. Cụ thể, yêu cầu tuyển dụng Business Development Manager bao gồm một số tiêu chí cơ bản sau đây:

Kiến thức chuyên môn

Là một người lãnh đạo một bộ phận phát triển kinh doanh của công ty, Business Development Manager phải có kiến thức chuyên môn cao để đảm bảo về chiến lược, tầm nhìn sâu rộng dẫn dắt cả đội nhóm đi lên. Không chỉ vậy, một giám đốc có kiến thức chuyên môn tốt, đem lại các giá trị kiến thức cho nhân viên sẽ được nhân viên tin tưởng, nghe theo. 

Một người lãnh đạo có chuyên môn tốt chắc chắn sẽ được ban lãnh đạo công ty tin tưởng giao phó những nhiệm vụ quan trọng, thậm chí là trụ cột vững chắc cho sự phát triển của công ty.  

  • Tốt nghiệp đại học ở các chuyên ngành như: Quản trị kinh doanh, Marketing hoặc các ngành học liên quan khác.
  • Đã có kinh nghiệm làm việc ở vị trí nhân viên kinh doanh, nhân viên Marketing hoặc những vị trí việc làm tương đương.
  • Có nền tảng kiến thức vững chắc, đặc biệt là khả năng nghiên cứu về thị trường và nhu cầu của khách hàng.
  • Hiểu biết và sử dụng thành thạo các loại phần mềm CRM, các kỹ năng tin học văn phòng.

Tài liệu VietJack

Đọc thêm: 15+ câu hỏi phỏng vấn Trợ lý phát triển kinh doanh 

Kỹ năng tổ chức tốt

BDM sẽ phải đảm nhiệm nhiều công việc một lúc. Vì vậy người làm BDM sẽ phải có kỹ năng tổ chức tốt để có thể sắp xếp công việc theo trình tự hợp lý, những việc trọng yếu sẽ ưu tiên giải quyết trước. Đồng thời BDM cũng cần kỹ năng tổ chức tốt để thiết lập và chỉ đạo các hoạt động kinh doanh theo đúng mục tiêu đề ra.

Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình

Đây là kỹ năng bắt buộc phải có nếu bạn đảm nhiệm bất cứ một vị trí quản lý nào. Như vậy bạn mới có thể trao đổi, truyền đạt kế hoạch cho ban lãnh đạo và cấp dưới hiểu rõ để thực hiện. 

Ngoài ra vị trí Business development manager cũng là người tiếp xúc với nhiều khách hàng. Vì vậy vị trí này yêu cầu kỹ năng giao tiếp và thuyết phục rất cao để có thể giúp khách hàng hiểu và đi tới ký kết hợp đồng. 

Kỹ năng quản lý

Business development manager sẽ là người quản lý toàn bộ phòng kinh doanh. Kỹ năng quản lý sẽ giúp bạn kiểm soát các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực của phòng ban mình tốt nhất. Nếu một BDM không có kỹ năng quản lý thì phòng kinh doanh sẽ rối loạn, làm việc không có chủ đích và không hiệu quả. 

Kỹ năng ngoại ngữ

Ngoại ngữ là kỹ năng không thể thiếu ở vị trí ở vị trí Giám đốc phát triển kinh doanh. Bởi vì trí này sẽ phải tiếp xúc với khách hàng nước ngoài, các đối tác nước ngoài. Nếu không giao tiếp bằng ngoại ngữ tốt, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình làm việc.

Trên đây là những tố chất và kỹ năng bạn cần rèn luyện nếu muốn trở thành một Business development manager giỏi. Tuy nhiên điều này không phải là dễ dàng và bạn cần nhiều thời gian để mài giũa chúng. Chính vì vậy khi tuyển dụng cho vị trí này, các doanh nghiệp đều yêu cầu kinh nghiệm làm việc và trình độ học vấn nhất định từ ứng viên.

CEO là gì? Làm CEO là làm gì? Học gì để làm CEO? - META.vn

 Đọc thêm: Director of Operations là gì? – Giám đốc vận hành

Kỹ năng nắm bắt xu thế thị trường

Làm việc ở bộ phận phát triển kinh doanh, chắc chắn bạn phải có tầm nhìn lớn để mở rộng, phát triển thị trường, nắm bắt xu thế mới nhất để đưa vào chiến lược kinh doanh. Ngoài ra, BDM cũng cần có khả năng đọc vị khách hàng. Đây được xem là một kỹ năng vô cùng cần thiết đối với Business Development Manager.

Thiết lập, triển khai chiến lược kinh doanh

Khả năng xây dựng và có tầm nhìn chiến lược là yếu tố không thể thiếu đối với một Business Development. Một nhân viên phát triển kinh doanh phải phân tích được 3 yếu tố sau để có thể tư duy và triển khai các kế hoạch kinh doanh phù hợp nhất giúp hoàn thành các mục tiêu kinh doanh:

Đối tượng khách hàng: Nắm được hành vi của khách hàng theo từng độ tuổi, từng khu vực,... để có thể chọn lọc được những khách hàng tiềm năng nhất cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Thị trường: Tìm hiểu và đánh giá đối thủ cạnh tranh, nắm bắt được những xu hướng thị trường mới nhất.

Xây dựng mối quan hệ: Phải biết xây dựng, giữ gìn các mối quan hệ của công ty với khách hàng và đối tác để phát triển các cơ hội trong tương lai.

Thành thạo Microsoft Excel, CRM

CRM (Customer Relationship Management) là các phần mềm quản lý mối quan hệ khách hàng. Nó giúp cho việc quản trị dữ liệu khách hàng trở nên dễ dàng hơn, tối ưu các quy trình chăm sóc khách hàng cũng như tăng trải nghiệm khách hàng đối với công ty. Do đó, sử dụng phần mềm CRM là một trong những kỹ năng không thể thiếu đối với một Business Development khi bạn thường xuyên làm việc với con người.

Ngoài ra, bạn cũng sẽ làm việc rất nhiều trên bảng tính Excel. Vì vậy nên thành thạo Excel cũng là một lợi thế giúp bạn hoàn thành công việc một cách tốt hơn.

Nếu ví công ty như một cỗ máy thì BDM là người vận hành, sửa chữa, bảo trì, nâng cấp để bộ máy ấy luôn hoạt động một cách hoàn hảo và hướng đến chỉ số công suất cao nhất. Trong bài viết trên, 1900 - tin tức việc làm đã chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về giám đốc điều hành. Hy vọng bạn hiểu rõ và áp dụng thành công !

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!