1. Quan hệ công chúng (PR) là gì?
Quan hệ công chúng (PR) là việc thực hiện các vai trò và chiến lược cụ thể nhằm thu hẹp khoảng cách giữa tổ chức, công ty và cộng đồng, khách hàng (hiện tại và tiềm năng), nhà đầu tư và thế giới truyền thông ... định hình và xác nhận tên tuổi, thương hiệu hoặc thực thể trong suốt quá trình hoạt động và phát triển.
Viện Quan hệ Công chúng Thế giới (IPRA) định nghĩa: “PR là một nỗ lực có kế hoạch và bền vững nhằm đạt được và duy trì mối quan hệ tốt đẹp và sự hiểu biết lẫn nhau giữa tổ chức và công chúng.” Giờ đây, chúng ta có thể hiểu tầm quan trọng của các hoạt động quan hệ công chúng đối với các công ty. Điều này giúp tăng cường niềm tin và vị thế của tổ chức, công ty với khách hàng, đối tác.
Đọc thêm: Mức lương của nhân viên quan hệ công chúng là bao nhiêu?
2. Mức lương ngành Quan hệ công chúng sau khi ra trường là bao nhiêu?
Trung bình trên thế giới, mức lương cho một người mới vào nghề có thể từ 7 triệu đồng - 9 triệu đồng. Theo thống kê tại Việt Nam, mức lương trung bình cho một chuyên viên quan hệ công chúng (PR) luôn thuộc top cao so với các ngành khác, khởi điểm ở mức 7-15 triệu/tháng, thậm chí là hàng nghìn đô tùy vào khả năng và kinh nghiệm.
Điều thú vị là trong ngành PR không có nhiều sự phân biệt giữa mức lương của sinh viên PR mới ra trường, hay người mới bắt đầu vào ngành. Vì nó cơ bản dựa trên khối lượng công việc bạn đảm nhiệm với những quy định rất rõ ràng về phần trăm, lương thưởng và các luật bản quyền, sáng tạo của pháp luật. Với các ngành nghề thiên về sáng tạo, đôi khi ý tưởng truyền thông của một sinh viên chất lượng, có thể triển khai, được đánh giá cao không kém so với các ý tưởng của các chuyên viên PR kì cựu. Và các chuyên viên PR cao cấp với kinh nghiệm dày dặn sẽ được đảm nhận lên kế hoạch hoạch định chiến lược, nhường cho các tân binh PR lên ý tưởng sáng tạo cho thương hiệu, sự kiện. Đó là lý do bạn mới ra trường không bị phân biệt mức lương như so với các ngành khác.
Đọc thêm: Việc làm Chuyên viên quan hệ công chúng mới nhất
3. 10 phẩm chất chứng tỏ bạn phù hợp với ngành PR
Sự năng động nhiệt huyết
Nếu bạn là một học sinh hoặc sinh viên luôn năng động và có những hoạt động tích cực trong các sự kiện ở trường, luôn tự tin vào bản thân và không tin vào những việc tự nhiên mà có, ngồi không được hưởng thành quả mà bạn luôn tự quyết định và lên kế hoạch cho những gì bạn cần và muốn làm. Tuyệt vời! Nghề PR rất phù hợp với bạn.
Đam mê viết lách
Bạn thích viết những kịch bản cho các chương trình quảng cáo trên TV, hoặc thích xem những biển quảng cáo hoặc các chương trình quảng cáo, và có thể suy nghĩ cách chỉnh sửa chúng để trở nên hấp dẫn hơn, hay hơn và thú vị hơn, đây là phẩm chất rất quan trọng đối với những ai muốn làm trong nganh PR. Bạn có thể sáng tạo ra những nội dung hay một cách sáng tạo trong một khoảng thời gian hạn chế, câu chuyện của bạn có thể hút sự chú ý của nhiều người, có thể làm nhiều người xúc động. Thật tuyệt vời! bạn còn chần chờ gì nữa mà không dấn thân vào ngành PR ngay đi thôi.
Biết nắm bắt các tin tức mới
Nếu bạn là người luôn có hứng thú đặc biệt với những tin tức đặc biệt từ khắp nơi, và bạn không thể nào ngừng ham muốn đó lại thì xin chúc mừng, ngành PR quan hệ công chúng rất phù hợp với bạn. Vì một chuyên gia PR luôn hồi hộp nghe ngóng các tin tức từ khắp nơi trên thế giới, và phân tích chúng, bắt được trend và tạo ra những sản phẩm sáng tạo, video sáng tạo có sức lan truyền và ảnh hưởng lớn đến công chúng.
Kỹ năng trao đổi, “tám” là năng khiếu bẩm sinh
Các chuyên gia trong ngành PR quan hệ công chúng luôn là những người có khả năng nói chuyện lôi cuốn, luôn làm chủ cuộc trao đổi với người lạ. Sự è dè, hoặc thiếu tự tin là điều không bao giờ có ở một chuyên gia PR khi giao tiếp. Để có thể làm việc và hoạt động trong ngành này bạn phải thường xuyên xây dựng và mở rộng mối quan hệ, làm việc với giới truyền thông liên tục. Và một chuyên gia PR luôn biết cách xây dựng và mở rộng mối quan hệ của mình trong bất kì tình huống nào.
Đọc thêm: Kỹ năng mềm là gì? 7 kỹ năng mềm cần thiết để thành công
Sự quyết tâm theo đuổi mục tiêu
Các chuyên gia làm việc trong ngành PR quan hệ công chúng luôn có một ý chí rất mạnh mẽ, luôn muốn vươn lên và đạt được những thành công do chính mình đặt ra. Họ luôn muốn vươn lên dẫn đầu trong lĩnh vực mà mình làm, luôn dấn thân và làm việc hết mình để đạt được thứ mình muốn. Nếu bạn là người chỉ ngồi nhìn và mong đợi sẽ có thành công nào đó đến với bạn thì bạn không nên lựa chọn ngành PR quan hệ công chúng này. Trong ngành PR, một là chìm hai là bạn phải bơi lội thật giỏi.
Sự cẩn thận
Luôn chăm chút tỉ mĩ trong mọi chuyện và luôn làm tuân thủ kế hoạch đã đề ra. Nếu bạn đã lập Plan các công việc và thời gian phải hoàn thành các công việc và luôn thực hiện đúng như những dự định đã đề ra hoặc đối với một sản phẩm mới bạn luôn đọc các hướng dẫn về sản phẩm để biết chắc rằng mình không bỏ sót thông tin bổ ích nào. Thật tuyệt, bạn sẽ thành công nếu lựa chọn ngành PR.
Có kiến thức chuyên môn
Mục đích cuối cùng của bất cứ một ngành nghề nào vẫn là kinh doanh, quan hệ công chúng cũng không ngoại lệ. Kiến thức về kinh doanh sẽ là mấu chốt để quyết định thành công của bạn trong nghề này.
Bạn hay phân vân rằng tại sao người nổi tiếng này không sử dụng thương hiệu nọ, hay đúng ra thương hiệu này phải quảng cáo ở chương trình nọ mới thành công. Thì chúc mừng vì bạn là một chuyên viên PR trong tương lai vì lựa chọn kênh truyền thông là một công việc hàng ngày của nghề quan hệ công chúng. Kênh truyền thông thì càng ngày càng phong phú, bởi thế để đưa ra một lựa chọn tối ưu nhất cho thương hiệu của mình không phải là việc đơn giản.
Dám đương đầu với khó khăn
Ngành PR quan hệ công chúng là một ngành cho nhiệm vụ giúp lan tỏa những thương hiệu đến với công chúng, bạn phải làm việc với rất nhiều người từ giới truyền thông cho tới các nhà sản xuất, rất nhiều mối quan hệ. Do đó, đôi khi bạn không thể điều khiển được mọi thứ, các xung đột có thể xảy ra là việc thường ngày, do đó nếu bạn là người nhẹ nhàng, mong manh dễ vỡ thì đây không phải là công việc dành cho bạn. Hãy tìm một công việc khác, còn đối với ngành PR quan hệ công chúng bạn không phù hợp đâu.
Bỏ cái tôi sang một bên
Trong ngành PR quan hệ công chúng điều tạo nên thành công đó là tất cả thành viên làm việc cùng nhau để tạo nên những điều kì diệu, cung nhau và cùng nhau. Nếu bạn nghĩ mình là thành phần quan trọng nhất và dự án sẽ không có mình thì nên tìm một công việc khác, vì ngành PR này không dành cho bạn.
Sự sáng tạo
Trong ngành này bạn phải tiếp xúc với rất nhiều khách hàng, nhiều ngành nghề khác nhau. Và yêu cầu của khách hàng chắc chắn sẽ không ai giống ai và bạn phải nghĩ ra các giải pháp để đáp ứng các yêu cầu của khách để tạo nên những chiến dịch thành công. Do đó, nếu bạn chỉ thích những công việc lặp đi lặp lại, không liên tục đổi mới sáng tạo, thì rất tiếc bạn không phù hợp với ngành PR này.
.
4. Phân biệt quan hệ công chúng (PR) và quảng cáo (Ad)
Khác biệt về bản chất
Quảng cáo là một kỹ thuật thu hút sự chú ý của công chúng đến sản phẩm hoặc dịch vụ, chủ yếu thông qua các thông báo được trả tiền. Quan hệ công chúng là một hoạt động truyền thông chiến lược nhằm mục đích xây dựng mối quan hệ cùng có lợi giữa công ty và công chúng.
Quan hệ công chúng có độ tin cậy cao hơn
Quảng cáo là hình thức truyền thông mất phí, còn hoạt động quan hệ công chúng là truyền thông mang tính lan truyền. Điều này có nghĩa là bạn cần thuyết phục các phóng viên, biên tập viết câu chuyện tích cực về thương hiệu, nhân viên, khách hàng của mình, hay thậm chí là các vấn đề công ty đang gặp phải. Câu chuyện sẽ được xuất hiện trong phần bài viết của tạp chí, báo đài, TV chứ không thuộc chuyên mục quảng cáo. Bởi vậy, câu chuyện của nhãn hàng sẽ trở nên đáng tin cậy hơn nhờ sự chứng thực từ một bên thứ ba, chứ không phải do bản thân doanh nghiệp đưa ra.
Quảng cáo có chi phí cao hơn PR
Sự khác biệt lớn nhất có thể kể tới chính là giá cả. Thông thường, các hoạt động PR thường đưa ra ngân sách theo tháng hoặc theo từng dự án cụ thể còn đối với quảng cáo có thể khiến doanh nghiệp tiêu tốn lượng ngân sách khổng lồ. Ví dụ như để có một trang quảng cáo trên các báo, tạp chí lớn có thể tốn vài chục triệu đồng thậm chí là cao hơn nhưng hiệu quả không thể bằng việc xuất hiện trên các trích dẫn của tờ báo uy tín, người nổi tiếng,.... Hơn nữa, quảng cáo cần được lặp lại nhiều lần mới thực sự gây ảnh hưởng tới người tiêu dùng.
Đọc thêm: Cách viết Meeting Minutes và lưu ý khi viết biên bản cuộc họp
5. Ngành Quan hệ công chúng học những gì?
Khi theo học ngành PR, bạn sẽ có được các kỹ năng, kiến thức và bản năng cần thiết để bắt đầu sự nghiệp của mình trong lĩnh vực PR. Bạn sẽ học cách giao tiếp hiệu quả, xây dựng các mối quan hệ chiến lược, quảng bá thương hiệu thành công và quản lý phương tiện truyền thông. Mặc dù nội dung chính xác của khóa học PR của bạn sẽ phụ thuộc vào trường đại học và quốc gia bạn chọn học, nhưng thông thường bạn sẽ được tìm hiểu các chủ đề cốt lõi sau:
- Hiểu về quan hệ công chúng
- Các khái niệm và bối cảnh PR
- Sự kiện PR
- Nền tảng phương tiện
- Các nguyên tắc và thực hành giao tiếp
- Tâm lý người tiêu dùng
- Chiến lược kinh doanh
- Quản lý thương hiệu
Trong các chương trình quan hệ công chúng, sinh viên có thể dành phần lớn thời gian cho các bài giảng và hội thảo, và nhiều chương trình cũng bao gồm một dự án thực tập. Bởi vì truyền thông là một phần thiết yếu của PR, bạn cũng sẽ được tìm hiểu về các khía cạnh như soạn thảo văn bản, rèn luyện kỹ năng viết và xây dựng thông cáo báo chí. Ngoài ra, theo học để lấy bằng PR giúp sinh viên trau dồi các kỹ năng mềm như nghe, nói trước đám đông và quản lý thời gian, có thể áp dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau.
6. Cơ hội việc làm ngành Quan hệ công chúng
Quan hệ công chúng có nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực báo chí hay truyền thông. Một số vị trí công việc phổ biến trong lĩnh vực PR:
Thư ký báo chí (Press Secretary):
Thư ký báo chí thường làm việc cho các cơ quan chính trị, cơ quan chính phủ, các ngành công nghiệp hoặc các tổ chức kinh doanh. Họ cung cấp thông tin cho công chúng để giúp duy trì hoặc cải thiện quan điểm của công chúng về người sử dụng lao động hoặc tổ chức của họ.
Chuyên gia Truyền thông (Communications Specialist):
Chuyên gia truyền thông chịu trách nhiệm về việc khởi động và thực hiện việc truyền thông hiệu quả, kịp thời đến và từ khách hàng. Họ cũng chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề truyền thông toàn cầu.
Chuyên gia PR (PR Specialists):
Các chuyên gia quan hệ công chúng đóng vai trò là người điều phối giữa doanh nghiệp hoặc khách hàng của họ và công chúng. Họ nuôi dưỡng các mối quan hệ tích cực, hợp tác với giới truyền thông, người tiêu dùng, chính phủ, cộng đồng khu vực và địa phương.
Chuyên gia Truyền thông xã hội (Social Media Specialist):
Công việc của Chuyên gia Truyền thông xã hội là Giao tiếp với công chúng thông qua các nền tảng truyền thông xã hội, bao gồm đăng nội dung để thu hút sự quan tâm đến các chủ đề liên quan đến thương hiệu và tương tác với khách hàng thông qua các phương tiện truyền thông xã hội
Điều phối viên Truyền thông (Communications Coordinaor):
Điều phối viên truyền thông tiếp thị tạo ra các bộ tài liệu tiếp thị và tài liệu quảng cáo bán hàng. Họ có trách nhiệm tương tác với khách hàng để thể hiện sứ mệnh và hành động của tổ chức với công chúng và giới truyền thông.
PR vẫn luôn là một trong những ngày có sức hút nhất với giới trẻ hiện nay. Bởi bạn luôn có nhiều cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, được khám phá và sáng tạo, được kết nối với người nổi tiếng, tài năng, được làm việc với truyền thông, báo chí,…1900 - tin tức việc làm vừa tổng hợp các thông tin hữu ích cho bạn.