Campaign là gì? Quy trình tạo nên một campaign hiệu quả

Campaign là một trong những thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong marketing. Marketing campaign chính là chìa khóa để giúp phân biệt được đâu là công ty có tốc độ phát triển nhanh chóng và đâu là công ty phát triển trì trệ. Tuy nhiên để có thể hiểu rõ về campaign là gì thì không phải doanh nghiệp nào cũng biết. Hãy cùng ‘Tin tức việc làm’ trả lời câu hỏi này ngay trong bài viết dưới đây nhé. 1900 - tin tức việc làm tổng hợp bài viết Campaign là gì? Quy trình tạo nên một campaign hiệu quả giúp bạn nắm vững kiến thức và cung cấp thông tin hữu ích trong công việc.

1. Campaign là gì?

Campaign – một từ tiếng Anh nằm trong từ điển tiếng anh chuyên ngành của Marketing. Campaign dịch sang tiếng Việt là “chiến dịch” dùng trong Marketing với ý nghĩa là những chiến dịch quảng cáo tiếp thị các sản phẩm/dịch vụ thông qua nhiều phương pháp, phương tiện và hình thức khác nhau.

Tầm quan trọng của chiến dịch truyền thông có yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp trên thương trường kinh doanh. Thành lập cho một công ty, cho ra một thương hiệu sản phẩm mới trên thị trường là điều đơn giản nhưng có ghi được dấu ấn trong tâm trí của khách hàng không mới là điều quan trọng. Đó là nguyên nhân tại sao bạn cần một chiến dịch marketing thương hiệu đánh trúng vào tâm lý khách hàng chứ không phải là một chiến dịch cần chi nhiều tiền vào quảng cáo, sự kiện,…

Một chiến dịch được xây dựng bởi một người sáng tạo, một chuyên viên hoạch định chiến lược có năng lực, tận dụng được tối đa nguồn lực tạo ra nhận diện về thương hiệu và gia tăng doanh số bán hàng. Chiến dịch marketing có thể được thiết kế với nhiều mục tiêu khác nhau, mỗi mục tiêu lại hướng đến một hoạt động nhưng chung lại vẫn là nhằm đạt được mục đích chính duy nhất giúp thương hiệu/sản phẩm của doanh nghiệp được định vị trong tâm trí khách hàng, giúp khách hàng nhớ và tin dùng sản phẩm mang thương hiệu của công ty.

2. Vai trò của campaign

Vai trò của campaign đối với doanh nghiệp cụ thể như sau:

  • Giúp xây dựng các quy trình tiếp thị bám sát mục tiêu mua hàng, giúp thỏa mãn nhu cầu và mong muốn về sản phẩm, dịch vụ của khách hàng.
  • Nâng cao giá trị thương hiệu, khẳng định vị thế doanh nghiệp và tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành trên thị trường.
  • Giúp thương hiệu và các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng với nhiều khách hàng tiềm năng, quảng bá các sản phẩm và dịch vụ dễ dàng hơn. Từ đó thu hút được nhiều khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ giúp gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
  • Lập chiến lược tổng quát giúp đội ngũ Marketing của doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý và theo dõi tiến độ thực hiện. Từ đó có thể nhanh chóng nhận ra các vấn đề phát sinh và đưa ra giải pháp chỉnh sửa để tối ưu chiến dịch.
  • Số lượng công việc nhiều và đòi hỏi phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban. Campaign giúp doanh nghiệp phân chia công việc rõ ràng và cụ thể chi tiết từng mục cho các bộ phận có liên quan. Từ đó cải thiện hiệu suất công việc, giúp doanh nghiệp có thể tự đánh giá và đo lường mức độ hiệu quả sau khi triển khai chiến dịch.

>> Tìm hiểu thêm về các công việc của ngành Marketing:

Việc làm Chuyên viên Brand Marketing

Việc làm Nhân viên content Marketing

3. 6 hình thức campaign hiện nay

Marketing campaign (Chiến dịch marketing)

Marketing campaign là chiến dịch Marketing tổng thể với mục tiêu rõ ràng và bao gồm nhiều hoạt động Digital Marketing và Marketing Truyền Thống. Chiến dịch này có thể giúp doanh nghiệp tự đo lường hiệu quả, mức độ tiếp cận và giữ chân khách hàng. Marketing campaign giúp tăng độ nhận diện và xây dựng vị thế thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng, từ đó gia tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.

Trong chiến dịch marketing, doanh nghiệp cần chú ý triển khai và thực hiện tốt quy trình 4P bao gồm:

  • Sản phẩm (Product): Doanh nghiệp ra đời cì sản phẩm và sản phẩm chính là linh hồn, nguồn sống của doanh nghiệp. Là nhân tố tạo ra nguồn lợi chính cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy việc đầu tư chất lượng tối đa cho sản phẩm, tạo điểm riêng cho sản phẩm để khi khách hàng lựa chọn có thể thấy được tính nổi trội của sản phẩm doanh nghiệp đang kinh doanh chứ không phải sản phẩm của đối thủ. 
  • Một câu hỏi đặt ra là nếu doanh nghiệp khác cũng kinh doanh sản phẩm/dịch vụ như vậy thì giải pháp để cạnh tranh với doanh nghiệp khác là gì? Trường hợp này chính là lúc bạn cần xây dựng chiến dịch Marketing sản phẩm để tạo sự khác biệt trong thương hiệu, tạo uy tín trong lòng khách hàng và vị thể trên thị trường.
  • Giá cả (Price): sản phẩm đã được định vị phải có chỗ đứng trên thị trường nhưng khách hàng hiện nay còn khá quan tâm tới vấn đề giá cả, vì thế mà để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cần tham khảo trước khi đưa ra quyết định. Thông thường trong marketing các yếu tố, tiêu chí đưa ra quyết định mức giá dựa trên chi phí sản xuất, nguyên vật liệu, thị phần, cạnh tranh, chất lượng và giá trị cảm nhận của khách hàng với sản phẩm.
  • Phân phối (Place): sau khi đã xác định được mức giá cho sản phẩm, hoạt động tiếp theo cần xây dựng một chiến dịch marketing tại địa điểm bán. Doanh nghiệp cần khoanh vùng khách hàng tiềm năng ở đâu nên đặt địa điểm bán ở đó. Và hình thức bán hàng cũng cần được lựa chọn với việc trả lời những câu hỏi như nên bán hàng online, mở cửa hàng hay phân phối tới các đại lý, siêu thị.
  • Xúc tiến (Promotion): khi sản phẩm mới đưa ra thị trường, khách hàng chưa được sử dụng và chưa được trải nghiệm các tính năng công dụng, theo tâm lý của nhiều người việc bỏ tiền ra để sử dụng thử chắc chắn hiếm khi xảy ra. Vậy làm sao để doanh nghiệp có thể mang hàng hóa tiếp cận được với khách hàng? Để xúc tiến hoạt động bán hàng cũng như để bán được nhiều hàng, một hoạt động mà nhiều công ty cần áp dụng là xúc tiến bán thông qua các hình thức như tiếp thị, khuyến mãi, dùng thử sản phẩm. Phương thức thực hiện có thể là quảng cáo, quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân, thực hiện các chương trình khuyến mãi đặc biệt tài trợ các chương trình có tầm ảnh hưởng lớn,… mang thương hiệu của công ty đến với người tiêu dùng hiệu quả.

Những yếu tố này sẽ tạo nên sự khác biệt và giúp đưa sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp tới gần khách hàng hơn. Thậm chí, tùy vào sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp có thể xem xét tới việc triển khai Marketing mix thay vì chỉ 4P.

Sự liên kết giữa chiến dịch Marketing và Martech ngày càng trở nên quan trọng trong thời đại số hóa hiện nay. Martech đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các hoạt động tiếp thị, giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng của mình và đưa ra các chiến lược tiếp thị phù hợp.

Creative campaign (Chiến dịch sáng tạo)

Creative campaign hay chiến dịch sáng tạo là dạng chiến dịch triển khai quảng cáo bằng hình ảnh, nội dung, câu chữ mà các doanh nghiệp thực hiện cho chiến dịch Marketing của mình. Các chiến dịch sáng tạo thường xuất hiện trong tất cả các campaign Marketing bởi dù doanh nghiệp có triển khai loại hình chiến dịch nào thì vẫn cần tối ưu nội dung, hình ảnh, câu từ sao cho ấn tượng, hiệu quả.

Tùy vào nhu cầu phát triển kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn hình thức creative campaign khác nhau (video, bản vẽ, bản trình chiếu,…) nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

Advertising campaign (Chiến dịch quảng cáo)

Advertising campaign là chiến dịch quảng cáo giúp doanh nghiệp chia sẻ thông điệp, ý tưởng và chủ đề của sản phẩm đến với khách hàng bằng hình thức quảng cáo. 

Chiến dịch quảng cáo thường được doanh nghiệp xây dựng để thực hiện cho một mục tiêu duy nhất, cụ thể và rõ ràng. Những mục tiêu này thường bao gồm: 

  • Xây dựng thương hiệu.
  • Nâng cao nhận thức của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Viral campaign (Chiến dịch lan truyền)

Viral campaign là những chiến dịch tiếp thị lan truyền trong đó doanh nghiệp sử dụng các trang mạng xã hội để quảng bá thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của mình. Điều cốt lõi của chiến dịch này là giúp doanh nghiệp truyền bá thông tin một cách thú vị, rộng rãi và nhanh chóng nhất tới khách hàng.

Hầu hết các viral campaign đều triển khai theo phương thức trực tuyến qua Internet hoặc qua các phương tiện truyền thông có tính cộng đồng và tính lan tỏa cao. Nhờ đó thông tin của doanh nghiệp sẽ được lan truyền rộng rãi và được người dùng đón nhận, chia sẻ nhiều hơn.

SEM campaign (Search Engine MarketingCampaign)

SEM campaign là chiến dịch truyền thông, quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm, đặc biệt là Google, CocCoc, Bing,… Bản chất của chiến dịch này là thực hiện tối ưu nội dung trên website thiết kế chuẩn SEO và thực hiện chạy quảng cáo theo từ khóa để thu hút người dùng truy cập website. Từ đó giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng với nhiều khách hàng tiềm năng để quảng bá sản phẩm, dịch vụ và thúc đẩy họ mua hàng.

IMC campaign (Integrated MarketingCampaign)

IMC campaign hay chiến dịch tiếp thị tích hợp là thuật ngữ dùng để chỉ toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp thực hiện trên nhiều kênh truyền thông để truyền tải một thông điệp nhất định. IMC campaign thường chỉ là một chiến dịch nhỏ trong mô hình Marketing 4P.

Với 5 công cụ (quảng cáo, Marketing trực tiếp, khuyến mãi, PR và bán hàng cá nhân), IMC campaign có thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu khách hàng. Từ đó giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như xây dựng niềm tin thương hiệu nơi khách hàng. 

>> Tìm hiểu thêm về các công việc của ngành Marketing:

Việc làm Marketing Manager

Việc làm Chuyên viên truyền thông thương hiệu

4. Các bước xây dựng một campaign chất lượng cho doanh nghiệp

Bước 1 – Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là bước đầu tiên cần thực hiện trong bất cứ chiến dịch nào. Nếu không, doanh nghiệp sẽ không thể xác định mục tiêu và xây dựng chiến dịch hiệu quả.

Trong nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp cần làm rõ những yếu tố sau:

  • Sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp là gì?
  • Khách hàng mục tiêu của những sản phẩm này là ai? Chân dung của họ ra sao? Họ đang gặp vấn đề nào?
  • Xu hướng thị trường đang biến động thế nào?
  • Thông tin về sản phẩm của công ty đối thủ như thế nào? Họ đang thực hiện những chiến dịch gì?

Bước 2 – Xác định mục tiêu

Ở bước này, doanh nghiệp cần xác định cụ thể những mục tiêu cuối cùng chiến dịch cần đạt được. Trong mỗi chiến dịch thì sẽ có nhiều mục tiêu khác nhau. Nếu doanh nghiệp tự xác định rõ mục tiêu của mình sẽ giúp quá trình thực hiện nhanh chóng hơn, tiết kiệm thời gian. Ngoài ra, doanh nghiệp cần dự tính thời gian hoàn thành chiến dịch để tạo động lực làm việc cho nhân viên và thúc đẩy hiệu suất làm việc lên mức cao nhất.

Bước 3 – Xác định chiến lược và chiến thuật

Dựa vào những dữ liệu đã thu thập được, doanh nghiệp cần lựa chọn những chiến lược và chiến thuật tiếp thị mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. Các chiến lược, chiến thuật này cần phục vụ mục tiêu chiến dịch và mục tiêu kinh doanh chung của doanh nghiệp.

Những yếu tố cần chú ý bao gồm: Kênh truyền thông, các hoạt động cụ thể, thời gian thực hiện, nhân sự triển khai, dự trù kinh phí,… Đây là giai đoạn quan trọng trong quá trình xây dựng campaign nên sẽ cần sự phối hợp, sáng tạo của toàn bộ phòng marketing.

Bước 4 – Dự tính ngân sách

Ở bước này, doanh nghiệp cần dự tính mức ngân sách cần thiết để triển khai chiến dịch truyền thông. Chính vì vậy, đội ngũ nhân viên tài chính sẽ phải cố gắng liệt kê tất cả chi phí cho chiến dịch chi tiết nhất có thể. Đừng quên chi phí phát sinh để dự trù cho những biến cố bất ngờ xảy ra để giảm thiểu rủi ro và không làm ảnh hưởng tới kết quả campaign.

Bước 5 – Triển khai chiến dịch

Trong quá trình triển khai chiến dịch các doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện đúng theo quy trình đã được lập ra từ trước. Đội ngũ giám sát, Chuyên viên phát triển sản phẩm cần liên tục kiểm tra, đo lường hiệu quả của từng hoạt động nhằm đảm bảo chiến dịch đang đi đúng hướng. Có thể thực hiện chiến dịch tiếp thị theo nhiều cách khác nhau nhưng kết quả cuối cùng là phải đạt được mục tiêu doanh nghiệp đã đề từ đầu.

Bước 6 – Đánh giá kết quả

Khi chiến dịch kết thúc, doanh nghiệp cần tự đo lường, đánh giá hiệu quả của chiến dịch. Cần xem xét các bước triển khai đã đúng và đủ không? Hiệu quả chiến dịch mang lại đã đạt yêu cầu chưa? Chiến dịch thực hiện thành công hay thất bại, thành công ở mức độ nào? Những bài học kinh nghiệm rút ra từ bài học này là gì?

Như vậy 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về Campaign. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng của Campaign và thực hành hiệu quả.

>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn

Review các công ty hàng đầu

Cẩm nang nghề nghiệp chi tiết nhất

Tham khảo mức lương hơn 1000 công việc phổ biến

Tổng hợp TOP công ty hàng đầu đa lĩnh vực

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!