Câu hỏi trắc nghiệm PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG - LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU - ĐỊNH VỊ THỊ TRƯỜNG | Marketing căn bản | Đại học Văn Lang

Câu hỏi ôn tập dưới dạng trắc nghiệm Chương 5: Phân đoạn thị trường - Lựa chọn thị trường mục tiêu - Định vị thị trường (có đáp án) học phần Marketing căn bản. Giúp bạn ôn tập hiệu quả và đạt điểm cao cuối học phần!

CHƯƠNG 5: PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG - LỰA CHỌN THỊ
TRƯỜNG MỤC TIÊU - ĐỊNH VỊ THỊ TRƯỜNG (CÓ ĐÁP ÁN)

Câu 1. Marketing mục tiêu phải được tiến hành theo 4 bước lớn. Công việc nào được nêu dưới đây không phải là một trong các bước đó.

A. Định vị thị trường.

B. Soạn thảo hệ thống Marketing Mix cho thị trường mục tiêu

C. Phân đoạn thị trường

D. Phân chia sản phẩm.

E. Lựa chọn thị trường mục tiêu.

Câu 2. Ba doanh nghiệp X, Y, Z hoạt động cạnh tranh trong một ngành mà mức tiêu thụ hàng hoá như sau: Doanh nghiệp X: 80.000USD. Doanh nghiệp Y: 75.000USD; Doanh nghiệp Z: 45.000USD. Theo cách tính cơ bản thì thị phần của doanh nghiệp Y sẽ là:

A. 40%

B. 42,5%

C. 37,5%

D. 35%

E. Không câu nào đúng

Câu 3. Sự trung thành của khách hàng là một ví dụ cụ thể về tiêu thức ……. để phân đoạn thị trường:

A. Địa lý

B. Xã hội

C. Tâm lý

D. Hành vi

Câu 4. Theo khái niệm đoạn thị trường thì “Đoạn thị trường là một nhóm ….. có phản ứng như nhau đối với một tập hợp những kích thích Marketing”.

A. Thị trường

B. Khách hàng

C. Doanh nghiệp

D. Người tiêu dùng

E. Tất cả đều đúng.

Câu 5. Marketing có phân biệt:

A. Diễn ra khi một doanh nghiệp quyết định hoạt động trong một số đoạn thị trường và thiết kế chương trình Marketing Mix cho riêng từng đoạn thị trường đó.

B. Có thể làm tăng doanh số bán ra so với áp dụng Marketing không phân biệt.

C. Có thể làm tăng chi phí so với Marketing không phân biệt.

D. (b) và (c)

E. Tất cả các điều trên.

Câu 6. Tất cả những tiêu thức sau đây thuộc nhóm tiêu thức nhân khẩu học dùng để phân đoạn thị trường ngoại trừ:

A. Tuổi tác

B. Thu nhập

C. Giới tính

D. Lối sống

E. Chu kì của cuộc sống gia đình.

Câu 7. Marketing tập trung:

A. Mang tính rủi ro cao hơn mứa độ thông thường.

B. Đòi hỏi chi phí lớn hơn bình thường

C. Bao hàm việc theo đuổi một đoạn thị trường trong một thị trường lớn

D. (a) và (c)

E. Tất cả các điều trên.

Câu 8. Một doanh nghiệp có quy mô nhỏ, năng lực không lớn, kinh doanh một sản phẩm mới trên một thị trường không đồng nhất nên chọn:

A. Chiến lược Marketing phân biệt

B. Chiến lược Marketing không phân biệt

C. Chiến lược Marketing tập trung

D. Chiến lược phát triển sản phẩm.

Câu 9. Đâu là ưu điểm của chiến lược Marketing không phân biệt?

A. Giúp tiết kiệm chi phí.

B. Gặp phải cạnh tranh khốc liệt

C. Đặc biệt phù hợp với những doanh nghiệp bị hạn chế về nguồn lực.

D. (a) và (c)

E. Tất cả các điều nêu trên

Câu 10. Điều kiện nào sau đây không phải là tiêu chuẩn xác đáng để đánh giá mức độ hấp dẫn của một đoạn thị trường?

A. Mức tăng trưởng phù hợp

B. Quy mô càng lớn càng tốt

C. Phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp

D. Mức độ cạnh tranh thấp.

Câu 11. Nếu trên một thị trường mà mức độ đồng nhất của sản phẩm rất cao thì doanh nghiệp nên áp dụng chiến lược:

A. Marketing không phân biệt

B. Marketing phân biệt

C. Marketing tập trung.

D. Bất kì chiến lược nào cũng được.

Câu 12. Vị thế của sản phẩm trên thị trường là mức độ đánh giá của …. về các thuộc tính quan trọng của nó.

A. Khách hàng.

B. Người sản xuất.

C. Người bán buôn.

D. Người bán lẻ

Câu 13. Nếu doanh nghiệp quyết định bỏ qua những khác biệt của các đoạn thị trường và thâm nhập toàn bộ thị trường lớn với một sản phẩm thống nhất thì điều đó có nghĩa là doanh nghiệp thực hiện Marketing ……

A. Đa dạng hoá sản phẩm

B. Đại trà.

C. Mục tiêu

d. Thống nhất.

D. Không câu nào đúng.

Câu 14. Quá trình trong đó người bán phân biệt các đoạn thị trường, chọn một hay vài đoạn thị trường làm thị trường mục tiêu, đồng thời thiết kế hệ thông Marketing Mix cho thị trường mục tiêu được gọi là:

A. Marketing đại trà

B. Marketing mục tiêu

C. Marketing đa dạng hoá sản phẩm.

D. Marketing phân biệt theo người tiêu dùng.

Câu 15. Trong thông báo tuyển sinh năm học 2011 của trường Đại Học KTKT có câu: “Trải qua hơn 55 năm từ khi thành lập đến nay, Đại học KTKT luôn lấy việc đảm bảo chất lượng đào tạo làm trọng”. Câu nói này có tác dụng:

A. Quảng cáo đơn thuần

B. Nhắc nhở sinh viên và giảng viên cần cố gắng

C. Định vị hình ảnh của trường trong xã hội.

D. Không có các tác dụng trên.

ĐÁP ÁN

1 2 3 4 5 6 7 8
D C D D E D D C
9 10 11 12 13 14 15  
A D A A B B C  

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm chương khác: 

Câu hỏi trắc nghiệm Chương 1: Bản chất của Marketing

Câu hỏi trắc nghiệm Chương 2: Hệ thống thông tin và nghiên cứu Marketing

Câu hỏi trắc nghiệm Chương 3: Môi trường Marketing

Câu hỏi trắc nghiệm Chương 4: Hành vi mua của khách hàng

Câu hỏi trắc nghiệm Chương 6: Các quyết định về sản phẩm

Câu hỏi trắc nghiệm Chương 7: Các quyết định về giá bán

Câu hỏi trắc nghiệm Chương 8: Các quyết định về phân phối

Câu hỏi trắc nghiệm Chương 9: Các quyết định về xúc tiến hỗn hợp

Việc làm dành cho sinh viên

Việc làm Marketing mới nhất

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ quán cà phê/nhà hàng dành cho sinh viên

Thực tập sinh cho công ty Marketing mới nhất

Mức lương của nhân viên Marketing là bao nhiêu?

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!