Câu hỏi trắc nghiệm: Phép biện chứng | Triết học Mác-Lênin | HUTECH

Trọn bộ tài liệu học phần Triết học Mác-Lênin được biên soạn tại trường Đại học Công Nghệ TP Hồ Chí Minh. Câu hỏi ôn tập dưới dạng trắc nghiệm học phần Triết học Mác-Lênin về chủ đề PHÉP BIỆN CHỨNG có đáp án iúp bạn ôn tập hiệu quả và đạt điểm cao cuối học phần.

Câu hỏi trắc nghiệm chương 2: PHÉP BIỆN CHỨNG 

TÓM TẮT LÝ THUYẾT 

Xem thêm: Tóm tắt lý thuyết Chủ nghĩa duy vật biện chứng

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 

A. Hai nguyên lý của phép biện chứng

Bài 1:  Phân tích nội dung nguyên lý mối liên hệ phổ biến. Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý?

1. Phép biện chứng duy vật bao gồm những nguyên lý, quy luật cơ bản nào?

a)   1 nguyên lý, 1 quy luật

b)   2 nguyên lý, 2 quy luật

c)   2 nguyên lý, 3 quy luật

d)   3 nguyên lý, 3 quy luật

2. “Phép biện chứng duy vật” bao gồm những nguyên lý cơ bản nào?

a)   Nguyên lý về mối liên hệ .

b)   Nguyên lý về tính hệ thống, cấu trúc

c)   Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển.

d)   Nguyên lý về sự vận động và sự phát triển

3. Quan điểm duy tâm về mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan:

a)   Là sự qui định, sự tác động và sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng, hay giữa các mặt của một một sự vật một hiện tượng trong thế giới khách quan.

b)   Cơ sở của sự liên hệ, tác động qua lại giữa các sự vật hiện tượng là ở một ý thức tuyệt đối, tinh thần tuyệt đối nào đó. Cơ sở của sự liên hệ, tác động qua lại giữa các sự vật hiện tượng là ở ý chí, cảm giác chủ quan của cá nhân nào đó

c)   Cơ sở của sự liên hệ, tác động qua lại giữa các sự vật hiện tượng là thượng đế.

d)   Bao gồm a, b, c.

4. Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, mối liên hệ là:

a) Là khái niệm cơ bản của phép biện chứng được sử dụng để chỉ sự ràng buộc quy định lẫn nhau, đồng thời là sự tác động làm biến đổi lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng

b) Là khái niệm của phép biện chứng dùng chỉ sự nương tựa vào nhau của các sự vật hiện tượng

c)   Là khái niệm của phép biện chứng dùng chỉ sự quy định làm tiền đề cho nhau giữa các sự vật hiện tượng

d)   Cả a b c

5. Tính khách quan của mối liên hệ?

a)   Là mối liên hệ vốn có của thế giới các ý niệm

b)   Là mối liên hệ vốn có của sự vật hiện tượng. Cơ sở của nó là tính thống nhất vật chất của thế giới.

c)   Là mối liên hệ khách quan tồn tại bên ngoài ý thức của con người.

d)   Cả b và c.

6. Theo phép biện chứng duy vật, mối liên hệ có ở đâu?

a) Trong tự nhiên                     

b) Trong xã hội  

c) Trong tư duy         

d) Tất cả các đáp án đều đúng.

7. Đâu là nội dung nguyên lý của phép biện chứng duy vật về mối liên hệ phổ biến của các sự vật và hiện tượng?

a)   Các sự vật và hiện tượng trong thế giới tồn tại tách rời nhau, giữa chúng không có sự phụ thuộc, ràng buộc lẫn nhau

b)   Các sự vật có sự liên hệ tác động nhau nhưng không có sự chuyển hóa lẫn nhau

c)     Sự vật khác nhau ở vẻ bề ngoài, do chủ quan con người quy định, bản chất sự vật không có gì khác nhau

d)   Thế giới là một chỉnh thể bao gồm các sự vật, các quá trình tách biệt nhau, vừa có liên hệ qua lại, vừa thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau.

8. Đâu là quan niệm của phép biện chứng duy vật về cơ sở các mối liên hệ?

a)   Cơ sở sự liên hệ tác động qua lại giữa các sự vật và hiện tượng ở ý thức, cảm giác con người

b)   Cơ sở sự liên hệ, tác động qua lại giữa các sự vật là ở ý niệm về sự thống nhất thế giới

c)   Cơ sở sự liên hệ giữa các sự vật là do các lực bên ngoài có tính chất ngẫu nhiên đối với các sự vật

d)   Sự liên hệ qua lại giữa các sự vật, hiện tượng có cơ sở ở tính thống nhất vật chất của thế giới

9. Theo quan điểm của triết học Mác-Lênin thì cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng là:

a)    Do sự qui định của con người nhằm để mô tả những sự gắn kết của các sự vật hiện tượng.

b)  Tính thống nhất vật chất của thế giới.

c)   Sự phản ánh của thế giới vật chất.

d)   Không gian và thời gian.

10. Đâu là quan niệm của phép biện chứng duy vật về vai trò của các mối liên hệ đối với sự vận động và phát triển của các sự vật và hiện tượng?

a)   Các mối liên hệ có vai trò khác nhau

b)   Các mối liên hệ có vai trò như nhau

c)   Các mối liên hệ có vai trò khác nhau tùy theo các điều kiện xác định

d)   Các mối liên hệ luôn luôn có vai trò khác nhau

11. Từ nguyên lý về “mối liên hệ phổ biến” của “Phép biện chứng duy vật” chúng ta rút ra những nguyên tắc phương pháp luận nào cho họat động lý luận và thực tiễn?

a)   Quan điểm phát triển.

b)   Quan điểm lịch sử - cụ thể.

c)   Quan điểm tòan diện.

d)   Quan điểm toàn diện, lịch sử - cụ thể.

12. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến theo quan điểm của triết học Mác-Lênin?

a)   Là sự qui định, sự tác động và sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng, hay giữa các mặt của một một sự vật một hiện tượng trong thế giới khách quan.

b)  Là những thuật ngữ do con người đặt ra nhằm liên hệ các sự vật hiện tượng trong thế giới với nhau.

c)   Cả a và b đều đúng.

d)  Bao gồm cả ba quan điểm trên.

13. Mối liên hệ chủ yếu giữa nước ta với các với các quốc gia khác trong WTO là?

a)   Kinh tế.

b)  Chính trị-xã hội.

c)  Văn hóa.

d)  Bảo vệ môi trường.

14. Khi vận dụng quan điểm toàn diện của triết học Mác – Lênin, cần phải khắc phục quan điểm nào?

a) Phiến diện    

b) Chủ quan duy ý chí        

c) Thực tiễn   

d) Bảo thủ, trì trệ

15. Quan điểm nào sau đây khi xem xét sự vật hiện tượng chỉ thấy một mặt, một mối liên hệ …mà không thấy nhiều mặt, nhiều mối liện hệ?

a) Phiến diện, siêu hình    

b) Chủ quan duy ý chí        

c) Thực tiễn   

d) Ngụy biện

1 2 3 4 5 6 7 8 9
C C B D C D D B C
10 11 12 13 14        
D A A A A        

Bài 2: Phân tích nội dung của nguyên lý về sự phát triển và rút ra ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý?

1. Quan điểm nào dưới đây là quan điểm siêu hình về sự phát triển?

a)   Sự phát triển do thượng đế tạo nên.

b)   Sự phát triển đi từ thấp đến cao, tư đơn giản đến phức tạp từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn

c)   Sự phát triển đi theo đường thẳng tắp hoặc chỉ là sự lặp lại tuần hoàn.

d)   Bao gồm a và c.

2. V.I.Lênin nói hai quan niệm cơ bản về sự phát triển: (1).”Sự phát triển coi như là giảm đi và tăng lên, như là lặp lại.” (2).”Sự phát triển coi như là sự thống nhất của các mặt độc lập.” Câu nói này của V.I.Lênin trong tác phẩm nào?

a)   Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán

b)   Bút kí triết học

c)   Những người bạn dân là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ ra sao?

d)   Về vai trò của chủ nghĩa duy vật chiến đấu.

3. Quan điểm duy tâm về nguồn gốc của sự phát triển của các sự vật hiện tượng trong thế giới:

a)   Phát triển là sự tăng lên hay giảm đi về lượng, không có sự thay đổi về chất.

b)   Do sự tác động của những thế lực siêu tự nhiên thần bí tôn giáo hoặc của ý thức nói chung

c)   Cả a và b đều sai.

d)   Bao gồm cả a và b.

4. Nguyên lý về sự phát triển theo quan điểm của triết học Mác-Lênin:

a)   Là một trường hợp đặc biệt của sự vận động. Là một quá trình vận động biến đổi từ chất cũ sang chất mới. Là kết quả của một quá trình đấu tranh giữa các mặt đối lập bên trong các sự vật hiện tượng của thế giới hiện thực khách quan.

b)   Phát triển là một quá trình tiến lên liên tục trơn tru, không có những bước quanh co phức tạp không có mâu thuẫn

c)   Do sự tác động của những thế lực siêu tự nhiên thần bí tôn giáo hoặc của ý thức nói chung.

d)  Bao gồm cả ba quan điểm trên.

5. Theo quan điểm của triết học Mác-Lênin, phát triển là:

a)  Vận động

b)   Khuynh hướng chung của sự vận động của sự vật, hiện tượng

c)   Sự thay đổi về lượng trong quá trình vận động của vật chất

d)   Sự thay đổi về chất trong quá trình vận động của vật chất

6. Theo quan điểm của triết học Mác-Lênin, sự khác biệt căn bản giữa sự vận động và sự phát triển là?

a)   Sự vận động và sự phát triển là hai quá trình độc lập tách rời nhau.

b)    Sự phát triển là một trường hợp đặc biệt của vận động, là một giai đoạn của sự vận động, sự phát triển là sự vận động tiến lên.

c)   Sự vận động là nội dung, sự phát triển là hình thức.

d)   Cả ba đáp án trên.

7. Theo quan điểm của triết học Mác-Lênin:

a)   Phát triển của sự vật không có tính kế thừa

b)   Phát triển của sự vật có tính kế thừa nhưng đó là sự kế thừa nguyên xi cái cũ

c)   Phát triển của sự vật có tính kế thừa nhưng trên cơ sở phê phán, lọc bỏ, cải tạo và phát triển.

d)  Tất cả các câu đều sai

8. Bài học có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng nhất trong việc tìm hiểu nguyên lý về sự phát triển của triết học Mác-Lênin là:

a)   Nguyên tắc nghiên cứu có trọng tâm.

b)   Quan điểm toàn diện.

c)   Quan điểm phát triển.

d)   Nguyên tắc khách quan.

9. Quan điểm phát triển giúp chúng ta khắc phục được tư tưởng nào?

a) Nôn nóng, tả khuynh                          

b) Giáo điều, ngụy biện

c) Phiến diện, siêu hình                           

d) Bảo thủ, trì trệ, định kiến

10. Khi vận dụng quan điểm phát triển của triết học Mác – Lênin, cần phải khắc phục quan điểm nào?

a) Phiến diện   

b) Chiết trung          

c) Ngụy biện   

d) Bảo thủ, trì trệ

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
C B B A B B C C C D

B. Ba quy luật của phép biện chứng

Bài 1. Phân tích nội dung quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất và ngược lại. Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu quy luật này trong hoạt động thực tiễn?

1. Phép biện chứng nghiên cứu những quy luật cơ bản nào?

a)   Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.

b)   Quy luật những thay đổi về lượng dẫn tới những thay đổi về chất và ngược lại.

c)   Quy luật phủ định của phủ định.

d)   Cả a,b,c.

2. Quy luật nào vạch ra phương thức của sự vận động, phát triển?

a)   Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

b)   Quy luật chuyển hoá từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại

c)   Quy luật phủ định của phủ định

d)   Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.

3. “Chẳng chua cũng thể là chanh. Chẳng ngọt cũng thể cam sành chín cây”. Quan điểm này thuộc quy luật nào?

a) Lượng – chất   

b) Phủ định của phủ định

c) Mâu thuẫn

d) Không có đáp án đúng

4. “Trăng mờ còn tỏ hơn sao. Dẫu rằng núi lỡ còn cao hơn đồi” ”. Quan điểm này thuộc quy luật nào?

a) Lượng – chất   

b) Phủ định của phủ định

c) Mâu thuẫn

d) Các đáp án đều sai

5. Điền vào chỗ trống cụm từ sao cho phù hợp: “Lượng là một phạm trù triết học dùng để chỉ……vốn có của sự vật về mặt số lượng, qui mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật”

a)  Thuộc tính.

b)  Tính qui định khách quan.

c)   Mối quan hệ.

d)  Tên gọi.

6. Những nhân tố nào thể hiện lượng của một sự vật?

a)   Số lượng các yếu tố cấu thành.

b)   Quy mô tồn tại.

c)  Tốc độ vận động, phát triển.

d)   Cả a,b,c.

7. Chất của sự vật được tạo nên từ…

a)   Một thuộc tính.

b)   Nhiều thuộc tính.

c)  Thuộc tính cơ bản và không cơ bản.

d)   Chỉ từ thuộc tính cơ bản.

8. Khái niệm nào dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của các sự vật, là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính làm cho sự vật là nó:

a)   Chất

b)  Lượng

c)   Độ

d)  Điểm nút

9. Mỗi sự vật trong điều kiện xác định:

a)   Chỉ có một thuộc tính

b)   Có một số thuộc tính

c)   Có vô vàn thuộc tính

d)   Có một số thuộc tính xác định

10. Xét trong mối liên hệ phổ biến và sự vận động, phát triển, mỗi sự vật:

a)   Chỉ có một loại lượng và một loại chất

b)   Có một loại lượng và nhiều loại chất

c)   Có nhiều loại lượng và một loại chất

d)   Có nhiều loại lượng và nhiều loại chất

11. Chất của sự vật được tạo nên từ:

a)   Các thuộc tính cơ bản của sự vật

b)  Thuộc tính không cơ bản của sự vật

c)   Cả a và b

d)  Thuộc tính bản chất của sự vật

12. Khái niệm nào dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng về mặt số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô tồn tại của sự vật và tốc độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển của sự vật:

a)   Chất

b)   Lựợng

c)   Độ

d)   Điểm nút

13. Khái niệm nào dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật ấy?

a)   Chất

b)   Lượng

c)   Độ

d)   Điểm nút

14. Khái niệm nào dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ là thay đổi căn bản chất của sự vật:

a)   Chất

b)   Lượng

c)   Độ

d)   Điểm nút

15. Khái niệm nào dùng chể chỉ sự chuyển hóa về chất do sự biến đổi trước đó về lượng tới giới hạn điểm nút:

a)   Chất

b)   Lượng

c)   Điểm nút

d)   Bước nhảy

16. Mọi thay đổi về lượng đều:

a)   Có khả năng dẫn đến thay đổi về chất

b)  Ngay lập tức làm thay đổi về chất

c)   Không thể ngay lập tức làm thay đổi về chất

d)  Không làm thay đổi về chất

17. Chất và lượng:

a)   Không có mối quan hệ với nhau

b)   Chỉ có mối quan hệ giữa chất và lượng

c)   Chỉ có mối quan hệ giữa lượng và chất

d)   Có mối quan hệ biện chứng với nhau

18. Cái gì trực tiếp làm thay đổi chất của sự vật:

a)   Sự tăng lên hay giảm đi về số lượng các yếu tố cấu thành sự vật

b)   Sự tăng lên về quy mô tồn tại của sự vật

c)   Sự biến đổi cấu trúc của sự vật

d)   Không có ý kiến đúng

19. “Gò với núi cũng kể loài cao, bể với ao cũng kể loài thấp”. Quan điểm này thể hiện:

a)   Mối quan hệ cái khẳng định và phủ định

b)   Mối quan hệ giữa lượng và chất

c)   Sự thống nhất giữa các mặt đối lập

d)   Sự thống nhất giữa các mặt đối lập

20. Muốn làm thay đổi chất của sự vật cần phải:

a)   Kiên trì tích lũy về lượng đến mức cần thiết

b)  Tích lũy lượng tương ứng với chất cần thay đổi

c)   Làm thay đổi cấu trúc của sự vật

d)   Cả a, b, c.

21. Điều kiện để những thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất là:

a)  Tới giới hạn điểm nút

b)   Sự biến đổi cấu trúc của sự vật.

c)   Sự biến đổi của lượng tương ứng với chất của sự vật.

d)   Cả a,b,c.

22. Ý nghĩa nhận thức của quy luật “lượng- chất”:

a)   Hiểu được phương thức cơ bản của sự vận động, phát triển.

b)  Hiểu được động lực của sự phát triển.

c)   Hiểu được hình thức có tính chu kỳ của sự phát triển.

d)  Cả a,b,c.

23. Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu quy luật “lượng- chất”:

a)  Thực hiện cơ chế - cách thức của sự phát triển.

b)  Tạo động lực của sự phát triển.

c)  Thực hiện chu kỳ của sự phát triển.

d)  Cả a,b,c.

24. Bài học có ý nghĩa phương pháp luận trong hoạt động thực tiễn khi tìm hiểu quy luật lượng - chất:

a)  Ta phải từng bước tích lũy về lượng để làm biến đổi về chất theo quy luật.

b)   Bằng hoạt động có ý thức nắm bắt được quy luật khách quan mà ta có thể rút ngắn quá trình tích tụ về lượng để đạt kết qua mong muốn; vận dụng linh hoạt các hình thức bước nhảy trong các tình huống lịch sử cụ thể.

c)    Muốn duy trì một trạng thái hiện thực nào đó ta cần nắm bắt được giới hạn của độ, không để sự thay đổi của lượng vượt quá ngưỡng của độ.

d)   Bao gồm cả ba đáp án trên

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
D B A A B D C A D D
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
C B C D D A D C B D
21 22 23 24            
D A A D            

Bài 2: Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập? Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật?

1. Quy luật nào được V.I.Lênin xác định là hạt nhân vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển của phép biện chứng?

a)   Quy luật phủ định của phủ định;

b)   Quy luật chuyển hoá từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại;

c)   Quy luật về mối liên hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

d)   Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

2. Mối quan hệ giữa đấu tranh và thống nhất của các mặt đối lập trong một mâu thuẫn:

a)   Đấu tranh là tuyệt đối

b)  Thống nhất là tuyệt đối

c)   Đấu tranh là tương đối

d)   Đấu tranh là tuyệt đối và thống nhất là tương đối

3. Xét trong mối liên hệ phổ biến, mỗi sự vật:

a)   Không có mâu thuẫn nào

b)   Có một mâu thuẫn

c)   Có mâu thuẫn bên trong và bên ngoài

d)   Có thể có nhiều mâu thuẫn với những vai trò khác nhau của chúng

4. Theo nghĩa biện chứng, mâu thuẫn là:

a)   Những gì khác nhau nhưng có mối liên hệ với nhau

b)   Những gì trái ngược nhau

c)   Những gì vừa đối lập nhau vừa là điều kiện tiền đề tồn tại của nhau

d)   Những gì có xu hướng thủ tiêu lẫn nhau

5. Cung và cầu có phải là hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng của thị trường hay không ? Tại sao?

a) Đúng. Vì ………………………………………..

b) Không đúng. Vì …………………………………………….

Đáp án: a. Đúng. Vì cung và cầu vừa có xu hướng đối lập nhau vừa là điều kiện tồn tại của nhau.

6. Mâu thuẫn biện chứng là:

a)   Có hai mặt khác nhau.

b)   Có hai mặt trái ngược nhau.

c)   Có hai mặt đối lập nhau.

d)   Sự thống nhất của các mặt đối lập.

7. Nguồn gốc và độc lực của sự phát triển là:

a)   Mâu thuẫn

b)   Mâu thuẫn biện chứng

c)     Đấu tranh

d)  Thống nhất

8. Trong phép biện chứng khái niệm nào dùng để chỉ sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẩn nhau giữa các mặt đó?

a)  Thống nhất của các mặt đối lập

b)   Đấu tranh của các mặt đối lập

c)   Khái niệm mâu thuẫn

d)   Khái niệm xung đột

9. Thống nhất của hai mặt đối lập là:

a)   Quy định lẫn nhau.

b)  Tương đồng giữa các mặt đối lập.

c)  Tác dụng ngang bằng giữa các mặt đối lập.

d)   Cả a,b,c.

10. Mặt đối lập là:

a)   Hai mặt khác nhau.

b)  Thuộc tính khác nhau

c)  Vận động theo khuynh hướng khác nhau.

d)   Cả a,b,c.

11. Khi nào khái niệm “đồng nhất”, “đồng chất” được hiểu như khái niệm “thống nhất”?

a)   Cùng một nguồn gốc “đồng chất” mà vẫn đối lập.

b)   Ràng buộc, quy định, làm tiền đề tồn tại cho nhau.

c)   Xâm nhập vào nhau, cùng chuyển hóa.

d)   Cả a,b,c.

12. Những đặc trưng cơ bản của hai mặt đối lập trong thể thống nhất:

a)  Tính chất khác nhau.

b)  Thuộc tính đối lập nhau.

c)  Vận động theo xu thế khác nhau.

d)   Cả b và c.

13. Các mặt đối lập thế nào sẽ tạo thành một thể thống nhất (một mâu thuẫn).

a)   Các mặt đối lập quy định lẫn nhau.

b)  Tác động lẫn nhau.

c)   Chuyển hóa lẫn nhau.

d)   Cả a,b,c.

14. Thế nào là đấu tranh của các mặt đối lập trong một thể thống nhất?

a)   Xung đột gay gắt nhau.

b)   Bài trừ, loại bỏ, gạt bỏ nhau giữa hai mặt đối lập.

c)   Phủ định nhau, dẫn đến chuyển hóa.

d)   Cả b và c.

15. “Được mùa cau, đau mùa lúa”; “Kẻ ăn không hết người lần không ra”. Quan điểm này thuộc quy luật nào?

a) Mâu thuẫn        

b) Lượng - chất   

c) Nhân - quả     

d) Không có đáp án nào đúng

Bài 3: Phân tích nội dung quy luật phủ định của phủ định? Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật?

1. Quy luật nào chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển của sự vật, hiện tượng của phép biện chứng?

a)   Quy luật phủ định của phủ định;

b)  Quy luật chuyển hoá từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại;

c)   Quy luật về mối liên hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

d)  Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

2. Phủ định là:

a)  Thay thế sự vật này bằng sự vật khác.

b)  Thay thế các hình thái của cùng một sự vật.

c)   Cả a và b.

d)   Không có phương án nào đúng.

3. Quá trình thay đổi các hình thái tồn tại của sự vật được goi là:

a)   Phủ định

b)  Phủ định biện chứng

c)   Sự thay thế

d)  Sự hủy diệt

4. Phủ định biện chứng là sự phủ định:

a)   Làm cho sự vật thay đổi hình thái.

b)   Làm xuất hiện sự vật mới.

c)  Tạo ra điều kiện, tiền đề cho sự phát triển.

d)  Thủ tiêu sự vật cũ.

5. Phủ định biện chứng là sự phủ định có:

a)  Tính kế thừa.

b)  Tính tự thân.

c)   Cả a và b.

d)   Không có phương án đúng.

6. Thế nào là “phủ định của phủ định”:

a)   Sự vật trải qua nhiều lần phủ định.

b)  Tính chất “xoáy trôn ốc”.

c)   Cả a và b.

d)   Không có phương án đúng.

7. Bất cứ sự phủ định nào cũng tạo ra sự..…của sự vật.

a)   Biến đổi

b)  Phát triển

c)   Nhân tố mới ở trình độ cao hơn

d)  Kế thừa cho sự tiến bộ và phát triển

8. “Tính kế thừa” trong quá trình phát triển của sự vật là sự kế thừa:

a)   Đối với toàn bộ sự vật cũ

b)   Kế thừa nội dung, vượt qua hình thức cũ.

c)   Mọi nhân tố hợp quy luật cho sự phát triển

d)   Không có phương án đúng.

9. Quá trình thay đổi hình thái của sự vật đồng thời qua đó tạo ra các điều kiện phát triển được gọi là:

a)   Phủ định

b)   Phủ định biện chứng

c)   Phát triển

d)  Tiến hóa

10. Phủ định biện chứng có đặc trưng cơ bản nào?

a)  Tính khách quan và tính mâu thuẫn

b)  Tính mâu thuẫn và tính kế thừa

c)  Tính kế thừa và tính phát triển

d)  Tính khách quan và tính kế thừa

11. Phát triển chính là quá trình được thực hiện bởi:

a)   Sự tích lũy dần về lượng từ trong sự vật cũ

b)   Sự vận động của mâu thuẫn vốn có của sự vật

c)   Sự phủ định biện chứng đối với sự vật cũ

d)   Cả a, b, c.

12. Hình thức “xoáy trôn ốc” diễn đạt đặc trưng nào của sự phát triển?

a)  Tính chu kỳ

b)  Tính tiến bộ

c)   Cả a và b

d)   Không có phương án đúng

13. Theo quan điểm CNDVBC, trong nhận thức và hành động chúng ta phải luôn tôn trọng, ủng hộ cái mới vì:

a)   Cái mới là cái vừa mới ra đời phù hợp với nhu cầu chủ quan của con người ái mới là cái vừa mới ra đời phù hợp với nhu cầu chủ quan của con người

b)   Cái mới là cái khác lạ

c)   Cái mới vừa ra đời hợp quy luật nhưng còn non yếu, dễ lấn át

d)   Cái mới đối lập với cái cũ

14. Bài học quan trọng nhất rút ra từ quy luật phủ định của phủ định là trong nhận thức và hành động, chúng ta cần tránh:

a)   Nôn nóng, chủ quan duy ý chí

b)   Bất chấp quy luật khách quan

c)   Phủ định sạch trơn quá khứ

d)  Tư tưởng giáo điều

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
A C A C C C A C B D
11 12 13 14            
D C C C            

 

Xem thêm câu hỏi ôn tập khác 

Câu hỏi trắc nghiệm chương 1 : Triết học Mác-Lênin (có đáp án) 

Câu hỏi trắc nghiệm chương 2: Triết học Mác-Lênin (có đáp án) 

- Câu hỏi trắc nghiệm chương 2: Triết học Mác-Lênin ( Phần 1) 

- Câu hỏi trắc nghiệm chương 2: Triết học Mác-Lênin ( Phần 2) 

- Câu hỏi trắc nghiệm chương 2: Triết học Mác-Lênin (Phần 3) 

Câu hỏi trắc nghiệm chương 3: Triết học Mác-Lênin (có đáp án) 

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh tâm lý

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm thực tập sinh quản lý đào tạo

Mức lương của thực tập sinh quản lý đào tạo là bao nhiêu?

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!