Cấu trúc đề thi tiếng Anh THPT quốc gia | Tổng quan về các dạng bài trong đề thi tiếng Anh THPT Quốc gia
Cấu trúc đề thi tiếng Anh THPT Quốc gia
1. Cấu trúc đề thi tiếng Anh THPTQG mới nhất 2023
Dưới đây là cấu trúc đề thi tiếng Anh THPT Quốc gia mới nhất năm 2023 bạn nên tham khảo để học luyện thi THPT Quốc gia môn Anh tại nhà hiệu quả:
PHẦN THI |
SỐ CÂU |
ĐƠN VỊ KIẾN THỨC |
CẤP ĐỘ NHẬN THỨC (CHỦ YẾU) |
CEFR |
NGỮ ÂM |
4 |
Phát âm:
- Cách phát âm nguyên âm: 25%
- Cách phát âm đuôi “s”: 12.5%
- Cách phát âm đuôi “ed”: 12.5%
|
NHỚ |
B1: 37.5%
A2: 31.3%
A1: 25%
B2: 6.3%
|
Trọng âm:
- Trọng âm với từ 2 âm tiết: 25%
- Trọng âm với từ 3 âm tiết: 25%
|
CHỨC NĂNG GIAO TIẾP |
2 |
- Bày tỏ quan điểm: 62.5%
- Phản hồi lời khen: 25%
- Lời khen: 12.5%
|
HIỂU |
A2: 72.5%
B1: 12.5%
A1: 12.5%
|
TỪ VỰNG |
4 |
|
HIỂU |
B1: 39.2%
B2: 25.5%
C1: 15.7%
A2: 9.8%
A1: 9.8%
|
6 – 10 |
Hoàn thành câu:
- Collocation: 42.9%
- Word form: 14.3%
- Word choice: 14.3%
- Phrasal verb: 14.3%
|
HIỂU |
B1: 39.4%
B2: 21.2%
C1: 15.2%
A1: 12.1%
A2: 12.1%
|
1 – 2 (thường là 1) |
Tìm lỗi sai
- Word form: 20%
- Word choice: 20%
- Collocation: 20%
- Adverbs of frequency: 20%
- Pronoun: 20%
|
VẬN DỤNG |
C1: 40%
C2: 20%
B1: 20%
A1: 20%
|
NGỮ PHÁP |
4 – 7 |
Hoàn thành câu (đa dạng các cấu trúc ngữ pháp, mỗi loại một ít):
- Xuất hiện nhiều nhất là:
Thời động từ: 21.7%
- Câu hỏi đuôi, câu điều kiện: 13%
|
HIỂU |
B1: 60.9%
A2: 17.4%
B2: 8.7%
A1: 8.7%
C1: 4.3%
|
1 – 2
(thường là 2)
|
Tìm lỗi sai:
- Câu bị động, thì của động từ: 28.6%
- Cấu trúc song song, trật tự từ, câu chẻ: 13.3%
|
VẬN DỤNG |
B1: 71.4%
B2: 14.3%
A2: 14.3%
|
KỸ NĂNG ĐỌC |
17 – 20
(2 năm gần nhất là 17 câu)
|
Bài đọc điền từ:
- Collocation: 20%
- Word choice: 20%
- Mệnh đề quan hệ: 20%
- Lượng từ: 10%
- Word form: 10%
|
VẬN DỤNG CAO |
B2: 50%
B1: 25%
C1: 25%
|
Bài đọc hiểu:
- Thông tin chi tiết: 30.8%
- Từ gần nghĩa: 25%
- Đại từ thay thế: 15.4%
- Tiêu đề/ nội dung chính: 15.4%
- Suy luận: 13.5%
|
VẬN DỤNG CAO |
B2: 50%
B1: 37.5%
C1: 12.5%
|
KỸ NĂNG VIẾT |
5 |
Kết hợp câu:
- Đảo ngữ: 50%
- Câu điều kiện: 25%
- Câu ước “wish”: 12.5%
- Mệnh đề phân từ: 12.5%
|
VẬN DỤNG |
- B1: 35%
- B2: 30%
- C1: 30%
- A
|
2. Tại sao cần tìm hiểu cấu trúc đề thi môn tiếng Anh THPT Quốc gia?
a. He who sees through life and death will meet most success (biết địch biết ta trăm trận trăm thắng): Chúng ta cần phải biết kẻ địch của chúng ta là ai, có đặc điểm gì, như thế chúng ta mới có kế hoạch làm thế nào để hạ gục đối thủ.
b. Don’t work hard, work smart: Thực ra việc chúng ta phải chăm chỉ là không hề sai, nhưng, chăm là chưa đủ. Muốn đạt điểm cao, lại đỡ áp lực, vẫn có thời gian đi chơi thì ta phải có kế hoạch học SMART. Và cách để có kế hoạch học SMART, thì chúng ta cần tìm hiểu cấu trúc đề thi trước, sau đó ta sẽ cùng nhau vạch kế hoạch học dần các phần thi trong bài test. Sau khi hiểu được cấu trúc đề thi thì bước tiếp theo chúng ta cần hiểu rõ về các dạng bài trong đề thi tiếng Anh THPT Quốc gia.
Các dạng bài trong đề thi tiếng Anh THPT Quốc gia 2023
Đề thi THPT quốc gia môn Tiếng Anh gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài là 60 phút bao gồm các dạng như sau:
Dạng câu hỏi về phát âm (Pronunciation)
Dạng câu hỏi phát âm sẽ cho bạn 4 từ và mỗi từ sẽ được gạch dưới ở mỗi âm, 3 trong 4 từ đó sẽ có phần được gạch chân đọc giống nhau. Nhiệm vụ của các bạn là tìm từ có phần phát âm khác so với 3 từ còn lại. Số lượng các âm có thể ra đề là rất nhiều nên bạn cần ôn lại cách phát âm của tất cả những từ mà bạn đã học được trong SGK, đặc biệt là trong SGK Tiếng Anh lớp 12. Ở mỗi Unit, bạn hãy chú ý đến phần “pronunciation” ở mục E. Language Focus.
Dạng câu hỏi về trọng âm (Primary stress)
Dạng câu hỏi về trọng âm sẽ cho bạn 4 từ, trong đó có 3 từ có trọng âm nằm ở 1 vị trí trong từ giống nhau. Nhiệm vụ của bạn là chọn từ có trọng âm nằm ở vị trí khác so với 3 từ còn lại. Cụ thể, nếu 3 từ có trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2, từ còn lại rơi vào âm tiết đầu tiên thì bạn sẽ chọn từ có trọng âm rơi vào âm tiết đầu tiên. Tuy nhiên, đề thi không giới hạn số âm tiết trong từ, vì thế cách ôn tập đúng và đầy đủ nhất cho dạng câu hỏi này là rà soát lại phát âm cho tất cả các từ mà bạn đã học trong SGK, đặc biệt là năm lớp 12.
Dạng câu hỏi về từ vựng
Dạng câu hỏi về từ vựng sẽ cho bạn một câu với một khoảng trống. Nhiệm vụ của bạn là chọn từ thích hợp nhất trong 4 từ được cho để điền vào chỗ trống. Những câu hỏi này là phần kiểm tra từ vựng vì bạn phải biết nghĩa của các từ lựa chọn thì mới điền đúng được. Dạng câu hỏi về từ vựng tương đối khó vì nó kiểm tra trực tiếp vốn từ vựng của bạn. Bạn cũng có thể đoán nhưng nhìn chung ngữ cảnh để đoán khá hạn hẹp.
Cách tốt nhất cho phần này là học thật nhiều từ, cụm từ xuất hiện cả 4 phần trong SGK (nghe, nói, đọc và viết). Với mỗi từ, cụm từ, không chỉ học nghĩa mà còn học cách phát âm của từ và cách sử dụng từ. Nếu học như vậy, các bạn sẽ có thể làm tốt không chỉ dạng câu hỏi về từ vựng mà còn cả dạng câu hỏi về phát âm và trọng âm đã đề cập ở trên.
Dạng câu hỏi về ngữ pháp
Dạng câu hỏi về ngữ pháp sẽ giống format với dạng câu hỏi từ vựng. Bạn sẽ được cho một câu với một khoảng trống, bạn cần chọn từ thích hợp nhất trong 4 từ được cho để điền vào chỗ trống. Khác với phần từ vựng, những câu hỏi ở phần ngữ pháp sẽ kiểm tra kiến thức của bạn về ngữ pháp cơ bản và nâng cao. Để chuẩn bị tốt cho phần này, bạn cần chú ý đến các cấu trúc ngữ pháp được sử dụng trong các phần ở mỗi Unit. Đặc biệt bạn cần làm kỹ các phần về ngữ pháp được đề cập trong mục “Grammar” ở phần E.Language Focus trong SGK Tiếng Anh 12.
Dạng câu hỏi về tìm từ gần nghĩa nhất (Closet-meaning word)
Dạng từ gần nghĩa nhất cho bạn một câu trong đó có 1 từ/ 1 cụm từ được gạch chân. Nhiệm vụ của bạn là chọn 1 đáp án có nghĩa gần nhất với từ hay cụm từ được gạch chân. Đây là dạng câu hỏi rất trực tiếp về từ vựng, khác với dạng kiểm tra từ vựng mà chúng ta đã đề cập ở trên, dạng câu hỏi nhằm mục đích kiểm tra độ hiểu biết của bạn đề một từ nào đó, không chỉ về nghĩa mà còn là những từ có nghĩa tương đồng với từ đó.
Dạng câu hỏi về tìm từ trái nghĩa (Antonyms)
Cũng giống như dạng câu hỏi Từ đồng nghĩa, nhưng ở dạng câu hỏi Từ trái nghĩa bạn phải chọn từ có nghĩa trái với từ hay cụm từ được gạch dưới trong câu.
Từ trái nghĩa là từ hoặc cụm từ nào đó mà có nghĩa trái ngược với từ/ cụm từ khác.
E.g. likely >< unlikely
E.g. able >< unable
Dạng câu hỏi về Chức năng giao tiếp
Đề bài sẽ cho bạn một đoạn từ 2 – 4 câu hội thoại trao đổi giữa hai nhân vật. Trong các câu đó, một phần hoặc cả câu sẽ được ẩn đi. Ở loại câu này bạn cần chọn lựa chọn hợp lí nhất để điền vào phần được ẩn đi. Các tình huống được kiểm tra khá quen thuộc và dễ hiểu, đây dường như là câu chống liệt vậy nên các sĩ tử đừng để mất điểm oan ở câu hỏi này nhé!
Dạng câu hỏi về tìm lỗi sai
Dạng câu hỏi tìm lỗi sai sẽ cho bạn 1 câu Tiếng Anh trong đó có 4 từ hay cụm từ được gạch dưới. Một trong 4 phần được gạch dưới đó có lỗi sai, còn 3 phần còn lại không có lỗi. Nhiệm vụ của bạn là chọn lựa chọn tương ứng với phần có lỗi sai, những lỗi sai này có thể lỗi về từ vựng hay ngữ pháp. Các sĩ tử rất dễ bị đánh lừa hoặc bị phân vân giữa các đáp án với nhau, vậy nên hãy tỉnh táo khi lựa chọn đáp án để không bị mất điểm vào những chỗ không nên bị mất như thế.
Dạng câu hỏi nối 2 câu thành 1 (Sentences combination)
Dạng câu hỏi nối câu sẽ cho bạn 2 câu, nhiệm vụ của bạn là lựa chọn diễn đạt đúng và đầy đủ nhất ý của 2 câu được cho.
Dạng câu hỏi chọn câu gần nghĩa nhất (Closest – meaning sentence)
Các bạn lưu ý rằng đây là dạng câu hỏi chọn CÂU, không phải chọn TỪ, vì vật nhiệm vụ của bạn là chọn 1 trong 4 câu gần nghĩa nhất với câu đã được cho. Muốn lấy điểm được phần này bạn cần nắm vững ngữ pháp và thành thạo trong việc viết lại câu. Trong quá trình học ngữ pháp bạn cũng nên luyện viết câu của dạng ngữ pháp ấy, điều đó vừa giúp bạn vững ngữ pháp vừ giúp bạn lấy trọn điểm của phần Chọn câu gần nghĩa.
Dạng câu điền từ vào chỗ trống
Dạng câu hỏi này sẽ cho bạn 1 đoạn văn và một số chỗ trống, với mỗi chỗ trống ấy bạn cần lựa chọn 1 trong 4 đáp án đúng nhất để điền vào chỗ trống sao cho phù hợp với ngữ cảnh và ngữ nghĩa. Các bạn rất dễ làm sai và để mất thời gian ở phần này, bởi đa số các từ các bạn đều biết nghĩa của nó nhưng lại không biết chọn đáp án nào mới hợp lí. Cách tốt nhất khi gặp trường hợp này đó là nên loại trừ các đáp án có phần trăm đúng ít nhất, sau khi hoàn thành bài thi đến câu cuối cùng thì quay lại tiếp tục suy nghĩ với các đáp án chưa bị loại trừ.
Dạng câu hỏi đọc hiểu
Ở bài thi THPT Quốc gia, chúng ta có 2 bài đọc, gồm 13 câu hỏi liên quan đến nội dung của 2 bài đọc đó. Thí sinh cần phải dành thời gian để đọc bài đã cho và trả lời câu hỏi phía dưới bài đọc đó.
Bài đọc thứ nhất gồm 5 câu hỏi: Đây là bài đọc để thí sinh “gỡ điểm” vì nội dung bài đọc dễ hiểu và câu hỏi không quá khó để suy luận, thường thì đáp án sẽ được nằm ngay trong nội dung bài đọc để thí sinh có thể dễ dàng tìm thấy.
Bài đọc thứ 2 gồm 8 câu hỏi: Nội dung bài đọc dài hơn so với bài đọc thứ nhất và có nhiều từ mới hơn, các bạn khó có thể hiểu được hết nghĩa của các từ mới đó và cần phải vừa đọc kết hợp với sự suy luận, đoán nội dung bài đọc. Đây là bài đọc khó và mang tính phân loại, muốn lấy trọn điểm phần này các bạn phải dành thời gian dài cho việc luyện đề đọc hiểu và học từ vựng nhiều nhất có thể.
Cách ôn luyện môn Tiếng Anh hiệu quả vào giai đoạn cuối
Không nên làm quá nhiều đề
Đề thi chỉ là đề tham khảo, không thể lấy nó thay cho các kiểu học khác được. Ngoài làm đề, các bạn cần học lẻ tẻ các chuyên đề riêng nữa, ưu tiên nắm vững ngữ pháp phổ biến và yếu phần nào thì nên ôn phần đấy trước.
Ưu tiên học trong sách giáo khoa
Xu hướng giao đề hiện nay của Bộ giáo dục là nằm trong sách giáo khoa nhằm mục đích giảm áp lực thi cử cho học sinh.
Sắp xếp thời gian học hợp lý
Cái chúng ta cần là chất lượng kiến thức nạp vào đầu chứ không phải số lượng được học. Nên học 2-3 tiếng/ 1 ngày đối với môn Tiếng anh và chia làm 2 ca học, cùng với việc ngủ sớm dậy sớm và dành thời gian cho các môn khác nữa.
Học với người cùng chí hướng
Thường các bạn sẽ cảm thấy rất áp lực vì việc ôn thi, nhưng khi tìm được một người bạn có chung chí hướng và cùng nhau ôn luyện tiến tới một mục tiêu giống nhau thì bạn sẽ cảm thấy có thêm động lực để phấn đấu hơn.
Một số điều cần lưu ý trong quá trình làm bài thi
Kiểm tra kỹ đề trước khi làm
Đề thi phải đảm bảo đủ số lượng câu hỏi như đã ghi trong đề và tất cả các trang của đề thi đều ghi cùng 1 mã.
Làm bài vào phiếu trả lời trắc nghiệm
Không làm trực tiếp vào đề thi, làm đến đâu tô đáp án đến đó, không để cuối giời mới tô tránh việc không tô kịp và chỉ dùng bút chì để tô đáp án.
Phải làm đủ thời gian
Chỉ nên dành trung bình từ 45 giây đến 1 phút cho 1 câu. Không để sót câu hỏi, dễ làm trước và khó làm sau.
Soát lại bài làm
Mục đích nhằm tránh để mất điểm ngớ ngẩn vào những câu không đáng.
Xem thêm các tài liệu Tiếng Anh hay, chi tiết khác:
TOP Việc làm "HOT" dành cho sinh viên: