Có Nên Làm Việc Tại Công Ty Gia Đình? Phân Tích Ưu Nhược Điểm Chi Tiết

Công ty gia đình là gì? Làm việc trong môi trường công ty gia đình có gì khác biệt so với doanh nghiệp lớn? Bài viết phân tích chi tiết ưu – nhược điểm, ví dụ thực tế và đưa ra lời khuyên giúp bạn quyết định có nên chọn công ty gia đình là điểm bắt đầu hoặc phát triển sự nghiệp hay không.

1. Công ty gia đình là gì?

Công ty gia đình là mô hình công ty thành lập và hoạt động theo pháp luật doanh nghiệp, trong đó các thành viên trong một gia đình nắm phần lớn tổng số vốn điều lệ hoặc cổ phần. Trong một doanh nghiệp gia đình, chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc điều hành hoặc các chức vụ quan trọng khác sẽ do thành viên trong gia đình nắm giữ. Ở một số doanh nghiệp, hầu hết nhân sự cũng đều là thành viên gia đình. Họ thường nắm giữ 100% vốn đăng ký hoặc cổ phần. Các doanh nghiệp gia đình có xu hướng kinh doanh và tồn tại lâu hơn các mô hình kinh doanh khác.

Dấu hiệu nhận biết công ty gia đình là gì? 

STT Dấu hiệu nhận biết Mô tả chi tiết
1 Người quản lý cấp cao đều là người trong cùng gia đình Vị trí như Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng,... thường do cha mẹ, vợ chồng, con cái hoặc họ hàng đảm nhận.
2 Quyết định mang tính cá nhân cao, ít tuân theo quy trình rõ ràng Các quyết định thường dựa trên cảm tính của người đứng đầu hơn là dựa vào phân tích dữ liệu hoặc quy trình chuyên nghiệp.
3 Ít có sự phân quyền rõ ràng giữa các bộ phận Vai trò giữa các phòng ban dễ bị chồng chéo, nhiều việc bị kiểm soát tập trung từ người chủ hoặc gia đình chủ sở hữu.
4 Ưu tiên tuyển người quen, người nhà hơn là năng lực Việc tuyển dụng hoặc thăng chức thường ưu ái cho người thân trong gia đình hoặc các mối quan hệ cá nhân.
5 Khó tiếp nhận ý kiến đóng góp từ bên ngoài Tư duy "gia đình là trung tâm" khiến doanh nghiệp ít khi lắng nghe nhân viên mới, chuyên gia hoặc thay đổi theo thị trường.

2. Đặc điểm của các công ty gia đình là gì? 

Theo Luật Doanh nghiệp 2014, các loại hình công ty phù hợp với mô hình công ty gia đình bao gồm: Hộ kinh doanh, Công ty hợp danh, Công ty TNHH 2 thành viên. Mỗi loại hình công ty lại có những đặc điểm khác nhau (Cụ thể ở bảng)

Loại hình

Đặc điểm

Hộ kinh doanh

- Một người trong gia đình hoặc các thành viên trong gia đình (một nhóm người) là chủ sở hữu của hộ kinh doanh;

- Chế độ thuế, phí không quá phức tạp, dễ quản lý;

- Phù hợp với các gia đình có nhu cầu sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ;

Lưu ý: Hộ kinh doanh không phải là một loại hình doanh nghiệp.

Công ty hợp danh

- Có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu (thành viên hợp danh) cùng kinh doanh;

- Thành viên hợp danh chịu sự kiểm soát lẫn nhau, không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại;

- Phù hợp với các công ty gia đình mà các thành viên trong gia đình muốn hợp tác với nhau.

Công ty TNHH 2 thành viên

- Phải có ít nhất là 02 thành viên và tối đa là 50 thành viên. Các thành viên thường là những người có mối quan hệ thân thiết;

- Chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn điều lệ của công ty, không phải dùng tài sản của cá nhân để thực hiện nghĩa vụ của công ty;

- Có thể huy động vốn và phát hành trái phiếu (khoản 4 Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020);

- Phù hợp với các công ty gia đình có quy mô trung bình và lớn.

Lưu ý: Để duy trình tính chất gia đình của công ty, các thành viên trong gia đình cần phải nắm giữ phần lớn số vốn điều lệ và các vị trí lãnh đạo, quản lý trong công ty.

 

3.  Ưu điểm & nhược điểm khi làm việc tại công ty gia đình

 
Tiêu chí Ưu điểm Nhược điểm
Môi trường làm việc Ấm cúng, thân thiện như một gia đình nhỏ. Có thể thiếu chuyên nghiệp, phân biệt giữa người thân và người ngoài.
Cơ hội thăng tiến Có thể được trọng dụng và phát triển nhanh nếu được tin tưởng. Thường ưu tiên người trong gia đình, khó thăng tiến nếu không có “mối quan hệ”.
Chính sách & quy trình Linh hoạt, dễ thích nghi, ít thủ tục rườm rà. Thiếu minh bạch, dễ xảy ra thiên vị hoặc xử lý cảm tính.
Quyết định & giao tiếp Quyết định nhanh, ít tầng lớp quản lý, dễ trao đổi trực tiếp. Quyết định mang tính cá nhân, dễ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc hay mâu thuẫn gia đình.
Tính ổn định Nếu là doanh nghiệp lâu đời, thường có nền tảng ổn định. Nếu phụ thuộc vào một người lãnh đạo, có thể rủi ro khi thay đổi thế hệ quản lý.
Cơ hội học hỏi & phát triển Có thể học được cách điều hành một doanh nghiệp nhỏ từ A đến Z. Thiếu cơ hội đào tạo bài bản, ít được cọ xát với môi trường chuyên nghiệp.

✅ ƯU ĐIỂM KHI LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY GIA ĐÌNH

1. Môi trường làm việc ấm cúng, thân thiện

Một trong những điểm thu hút nhất khi làm việc tại công ty gia đình là bầu không khí gần gũi và thân thiện. Nhân viên thường có cảm giác như đang làm việc cùng người thân, dễ hòa nhập, ít áp lực nội bộ, và tinh thần đồng đội cao. Điều này giúp nhiều người cảm thấy an tâm, thoải mái khi đi làm mỗi ngày.
Ví dụ thực tế: Một nhân viên làm việc tại công ty sản xuất bánh kẹo gia đình ở TP.HCM chia sẻ rằng, họ luôn cảm thấy như đang “làm việc tại nhà” vì buổi trưa được ăn cơm chung với sếp và đồng nghiệp, được quan tâm như người trong nhà.

2. Có thể được trọng dụng và phát triển nhanh nếu được tin tưởng

Trong các công ty gia đình, nếu bạn có năng lực và được lòng người quản lý (thường là thành viên trong gia đình sáng lập), bạn sẽ nhanh chóng được giao nhiều trách nhiệm hơn. Khác với doanh nghiệp lớn, nơi bạn phải trải qua nhiều năm kinh nghiệm và quy trình đánh giá, ở đây yếu tố niềm tin cá nhân đôi khi quan trọng hơn bằng cấp.
Ví dụ thực tế: Một kỹ sư trẻ làm tại công ty cơ khí nhỏ ở Đồng Nai chỉ sau một năm làm việc chăm chỉ đã được giao quản lý phân xưởng chính – một điều hiếm thấy ở công ty lớn.

3. Quy trình linh hoạt, ít thủ tục rườm rà

Do không bị ràng buộc bởi quá nhiều lớp quản lý hay chính sách hành chính phức tạp, công ty gia đình thường có quy trình làm việc linh hoạt. Việc thay đổi kế hoạch, xử lý công việc phát sinh hay phê duyệt đề xuất diễn ra rất nhanh.
Ví dụ thực tế: Khi khách hàng yêu cầu thay đổi thiết kế gấp, một công ty nội thất gia đình có thể họp ngay trong buổi sáng và chốt phương án mà không cần gửi mail chờ duyệt từ nhiều phòng ban.

4. Quyết định nhanh, dễ giao tiếp trực tiếp

Một điểm mạnh khác của công ty gia đình là nhân viên có thể dễ dàng trao đổi trực tiếp với người có quyền quyết định – thường là người chủ hoặc thành viên quản lý cấp cao trong gia đình. Điều này giúp rút ngắn thời gian xử lý công việc và tăng hiệu quả giao tiếp.
Ví dụ thực tế: Một nhân viên marketing trong công ty mỹ phẩm gia đình có thể trực tiếp đề xuất ý tưởng khuyến mãi với giám đốc (chị gái của người sáng lập) mà không cần thông qua quản lý trung gian.

5. Nền tảng ổn định nếu là doanh nghiệp lâu đời

Nhiều công ty gia đình tồn tại qua nhiều thế hệ và có tệp khách hàng trung thành, nên ít bị ảnh hưởng bởi biến động thị trường hơn so với startup mới. Đây là một điểm cộng nếu bạn tìm kiếm sự ổn định lâu dài.
Ví dụ thực tế: Các công ty kinh doanh nông sản hoặc ngành truyền thống như in ấn, thêu may, nếu đã hoạt động vài chục năm thường có lượng khách ổn định và ít rủi ro phá sản.

Vào công ty gia đình cô nàng bỗng trở thành

❌ NHƯỢC ĐIỂM KHI LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY GIA ĐÌNH

Dù có nhiều ưu điểm, làm việc tại công ty gia đình cũng tiềm ẩn không ít nhược điểm mà bạn cần cân nhắc. Trước hết, môi trường thân thiện đôi khi lại thiếu tính chuyên nghiệp, đặc biệt khi việc phân biệt giữa “người nhà” và “người ngoài” không rõ ràng. Điều này dễ dẫn đến sự thiên vị trong đánh giá năng lực hoặc ưu tiên trong thăng tiến. Nếu bạn không phải người trong gia đình hoặc không có mối quan hệ thân thiết với ban lãnh đạo, con đường phát triển sự nghiệp có thể bị giới hạn. Ngoài ra, công ty gia đình thường vận hành theo cảm tính, thiếu quy trình rõ ràng và minh bạch, dẫn đến việc xử lý tình huống đôi khi cảm tính hoặc thiếu công bằng. Quyết định trong công ty cũng dễ bị ảnh hưởng bởi mâu thuẫn nội bộ giữa các thành viên trong gia đình – điều mà người ngoài rất khó can thiệp. Chưa kể, nếu công ty không có chiến lược kế thừa rõ ràng, việc chuyển giao thế hệ có thể khiến hoạt động bị xáo trộn, ảnh hưởng đến sự ổn định lâu dài. Cuối cùng, môi trường công ty gia đình thường ít chú trọng đào tạo chuyên sâu, nhân viên dễ bị “giậm chân tại chỗ” nếu muốn phát triển kỹ năng hoặc nâng cao chuyên môn.
Ví dụ thực tế: Một nhân viên lâu năm tại công ty thực phẩm gia đình chia sẻ rằng, dù làm việc 5 năm, anh vẫn không được cân nhắc lên trưởng nhóm vì vị trí đó được ưu tiên giao cho em họ của giám đốc – người chỉ mới vào làm được vài tháng.

4. Có nên làm việc tại công ty gia đình không? 

Làm việc tại một công ty gia đình có thể mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều khó khăn và áp lực đối với nhân sự. Theo một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Kinh doanh Gia đình (Family Business Institute), tỷ lệ nghỉ việc của nhân sự ở công ty gia đình là 21%, cao hơn so với tỷ lệ 16% của công ty phi gia đình. Điều này cho thấy rằng nhân sự tại các công ty gia đình thường không hài lòng và thường không muốn ổn định công việc lâu dài tại đó.

Không thể phủ nhận những tiêu cực thường gặp khi làm việc tại công ty gia đình. Tuy nhiên, điều này không phải xảy ra ở tất cả công ty gia đình. Thực tế, có rất nhiều công ty gia đình có chế độ rất tốt và là môi trường làm việc đáng mơ ước của tất cả ứng viên. Đã có rất nhiều người thành công khi bước ra từ mô hình Doanh nghiệp này. Tại những tổ chức này, nhân viên được trao cho nhiều cơ hội học hỏi, làm việc đa nhiệm hơn. Từ đó, họ có thể phát triển bản thân mình ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh đó, nếu lãnh đạo tại các công ty gia đình là những người tài năng, có tâm và có tầm, bạn sẽ không phải chịu thiệt thòi khi làm việc. Nhiều thương hiệu lớn đi lên từ công ty gia đình đã trở thành môi trường làm việc đáng mơ ước của nhiều người điển hình như Samsung, Walmart, Mars,…Tùy theo nhu cầu bản thân, nếu bạn có nhu cầu thì hãy mạnh dạn làm tại công ty gia đình để có nhiều kinh nghiệm, học hỏi. 

Làm việc tại công ty gia đình có thể là lựa chọn lý tưởng nếu bạn đang tìm kiếm một môi trường ấm áp, ít áp lực, và có cơ hội học hỏi đa kỹ năng trong thời gian ngắn. Đây là nơi phù hợp với những ai thích sự linh hoạt, ít quy tắc ràng buộc và không quá đặt nặng tính hệ thống. Tuy nhiên, nếu bạn là người tham vọng, đề cao sự minh bạch, quy trình rõ ràng và mong muốn phát triển trong môi trường chuyên nghiệp, công ty gia đình có thể khiến bạn gặp nhiều giới hạn. Vì vậy, câu trả lời cho việc “có nên làm việc tại công ty gia đình không” phụ thuộc vào mục tiêu nghề nghiệp, tính cách và giai đoạn phát triển cá nhân của chính bạn. Hiểu rõ mình muốn gì là bước đầu tiên để chọn đúng nơi “cắm rễ” và phát triển bền vững.

✅ NÊN làm việc tại công ty gia đình nếu bạn:

  • Muốn học hỏi đa kỹ năng và được “cầm tay chỉ việc” trong môi trường thân thiện.
  • Ưu tiên sự ổn định, ít cạnh tranh, không đặt nặng lộ trình thăng tiến quá nhanh.
  • Mới ra trường, cần một nơi để làm quen với môi trường làm việc thực tế.
  • Có mối quan hệ thân thiết hoặc được tin tưởng bởi người quản lý trong công ty.
  • Định hướng khởi nghiệp trong tương lai và muốn hiểu cách vận hành toàn diện của một doanh nghiệp nhỏ.

❌ KHÔNG NÊN làm việc tại công ty gia đình nếu bạn:

  • Mong muốn phát triển sự nghiệp theo lộ trình rõ ràng, công bằng và chuyên nghiệp.
  • Không quen với môi trường thiếu quy trình, làm việc cảm tính hoặc dễ phát sinh chuyện “gia đình – công việc lẫn lộn”.
  • Là người ngoài và cảm thấy bị “ra rìa” khi các quyết định quan trọng chỉ xoay quanh thành viên trong gia đình.
  • Ưu tiên học hỏi kiến thức chuyên môn chuyên sâu, được đào tạo bài bản và tham gia các dự án lớn.
  • Không muốn bị ảnh hưởng bởi các mâu thuẫn nội bộ giữa các thành viên trong gia đình – điều dễ dẫn đến không khí làm việc căng thẳng.

7. Bí quyết giúp bạn “sống sót” khi làm việc tại công ty gia đình 

Vậy chẳng may nếu bạn phải làm việc tại công ty gia đình có văn hóa tiêu cực, bạn nên làm gì? Sau đây là 5 bí quyết giúp bạn sinh tồn trong môi trường này.

Hoàn thành các nhiệm vụ được giao phó

Nếu bạn muốn gắn bó lâu dài với một công ty gia đình, việc hoàn thành các nhiệm vụ do cấp trên giao phó là điều cần thiết. Bạn nên tôn trọng những ý kiến, quan điểm của giám đốc và thực hiện các nhiệm vụ được giao. Bởi họ chính là người đánh giá năng lực và đưa ra quyết định tăng lương hay đưa ra lộ trình thăng tiếp theo của bạn trong tương lai.

Hơn nữa, một trong những lưu ý mà bạn nên cân nhắc khi làm việc tại công ty gia đình là đừng bao giờ cãi sếp, hãy hoàn thành nhiệm vụ được giao tốt nhất nhé. Trên đây là những chia sẻ về mô hình doanh nghiệp gia đình mà 190.com.vn muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có thêm nhiều góc nhìn mới mẻ về mô hình công ty gia đình là gì, cùng nhiều thông tin hữu ích về loại hình doanh nghiệp này.

Không thắc mắc về những đãi ngộ mà người nhà của sếp nhận được

Như đã nói, công ty gia đình thường sẽ ưu ái hơn cho người nhà. Chính vì thế, những đãi ngộ đặc biệt là khó tránh khỏi. Do vậy, bạn không nên tỏ thái độ với những công nhận không xứng đáng mà hãy tập quen với việc nhận những quyền lợi ít hơn. Bạn không nên thất vọng hay so kè vì sẽ khiến bạn trở nên “xấu” đi trong mắt đồng nghiệp.

Vạch ra những giới hạn cụ thể cho bản thân

Khi bắt đầu làm việc tại công ty gia đình, bạn nên đặt ra cho bản thân những giới hạn cụ thể. Việc này sẽ giúp bạn tránh khỏi những vấn đề không mong muốn cũng như biết cách giải quyết khi gặp vấn đề nào đó. Bạn cần lưu ý duy trì những giới hạn này thật khéo léo để không bị tạo ác cảm với những người xung quanh.

Có sự chọn lọc khi thiết lập các mối quan hệ

Khi làm việc trong các mô hình công ty gia đình, bạn nên quan sát và có cái nhìn tổng quan hơn về các mối quan hệ xung quanh. Hãy chọn lọc kỹ càng khi thiết lập mối quan hệ với các bên để tránh cho bản thân những rắc rối. Điều này không có nghĩa là bạn cần phải chọn lọc quá cực đoan, thể hiện quá rõ ràng việc thích hay không thích một ai đó. Việc này rất dễ khiến bạn bị bỏ rơi và cô đơn tại nơi làm việc. Hãy tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể và giao tiếp thân thiện với những đồng nghiệp khác.

Với trường hợp đồng nghiệp và cấp trên bất đồng quan điểm, bạn nên ở vị trí trung lập và không nên nghiêng về một bên nào cả. Trong bất cứ một môi trường làm việc nào, bạn cũng nên tránh va chạm vào những mâu thuẫn cá nhân mà hãy làm việc chuyên nghiệp, tập trung vào công việc.

Xem thêm:

Top 21 doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam

Tổ chức là gì? Khái niệm, đặc điểm và vai trò trong doanh nghiệp

Tầm nhìn doanh nghiệp là gì?Cách để xây dựng tầm nhìn doanh nghiệp

BPO là gì? Top 5 doanh nghiệp cung cấp  BPO hàng đầu ở Việt Nam  

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!
Nhắn tin Zalo