1. Ngành công nghệ thực phẩm là gì?
Công nghệ thực phẩm có thể được hiểu là ngành học chuyên về lĩnh vực bảo quản, chế biến nông sản, bao gồm: kiểm tra, đánh giá, phân tích trong quá trình chế biến, nghiên cứu tạo ra sản phẩm, nguyên liệu mới, vận hành dây chuyền sản xuất và bảo quản, ứng dụng vào các lĩnh vực ngoài thực phẩm,...
Đối với doanh nghiệp nói riêng, nguồn nhân lực xuất phát từ ngành học này nắm giữ vị trí cốt lõi, ảnh hưởng quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm. Bên cạnh đó, Việt Nam vốn nổi tiếng về nông nghiệp, việc ứng dụng ngành Công nghệ thực phẩm vào quy trình sản xuất, kinh doanh nông sản đem lại những lợi ích rõ ràng cho nền kinh tế nước ta. Sản phẩm chất lượng sẽ được khách hàng trong nước tin dùng, hàng hóa đạt quy cách, đảm bảo giá trị thì mới được chấp nhận xuất khẩu ra thị trường quốc tế, những yêu cầu trên sẽ được giải quyết hiệu quả nếu ta vận dụng ngành công nghệ này một cách hợp lý và bài bản.
Một vài môn chuyên ngành thuộc Công nghệ thực phẩm có thể kể đến như: Hóa sinh học thực phẩm, Vi sinh học thực phẩm, Phân tích thực phẩm, Công nghệ chế biến,...
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. Đặc điểm chính của ngành công nghệ thực phẩm
Ngành có chương trình đào tạo chất lượng
Hiện nay, khái niệm Công nghệ thực phẩm không còn là một khái niệm quá mới mẻ. Rất nhiều trường đại học đã xây dựng chương trình đào tạo dành riêng cho nhóm ngành này, bạn đọc có thể tham khảo những cái tên dưới đây:
Khu vực miền Bắc:
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
- Đại học Nông lâm Bắc Giang
- Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên
Khu vực miền Trung:
- Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng
- Đại học Nông lâm - Đại học Huế
Khu vực miền Nam:
- Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH)
- Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh
- Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
- Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
- Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
- Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Khi theo ngành học này, sinh viên sẽ được đào tạo bài bản cả về lý thuyết lẫn kinh nghiệm thực chiến. Những năm gần đây, các trường đại học đã đầu tư hơn trong việc giảng dạy về Công nghệ thực phẩm, bằng chứng là đội ngũ giảng viên là những người đi làm, có nhiều trải nghiệm tại các công ty sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp. Không những vậy, cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị, vật mẫu thí nghiệm,... đều được đầu tư hết sức chỉnh chu. Ngoài ra, sinh viên sẽ được nhà trường tạo cơ hội tham gia các buổi tham quan, thực tập tại những doanh nghiệp liên quan đến ngành học.
Đọc thêm: Marketing trực tiếp là gì? TOP 10 trường học Marketing hiệu quả
Ngành có tính ứng dụng cao
Ứng dụng của ngành công nghệ thực phẩm trong đời sống là rất cao và gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Bởi thực phẩm là yếu tố không thể thiếu và hầu như góp mặt xuyên suốt các hoạt động của con người. Hơn thế nữa, nhu cầu tiêu dùng đối với thực phẩm chế biến ngày càng tăng và đa dạng về mẫu mã cũng như chất lượng.
3. Cơ hội việc làm và quyền lợi hấp dẫn của ngành Công nghệ thực phẩm
Câu hỏi đặt ra là học ngành Công nghệ thực phẩm sẽ làm nghề gì, phúc lợi ra sao?
Như đã được đề cập, ngành học này đào tạo nhân lực liên quan đến khâu bảo quản, sản xuất, chế biến và kiểm tra chất lượng sản phẩm liên quan đến nông sản. Đầu ra của sinh viên theo học ngành này, sau khi tốt nghiệp là:
- Các công ty, đơn vị chuyên sản xuất, chế biến, vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Các cơ quan kiểm tra, đánh giá chất lượng thực phẩm.
- Các viện nghiên cứu thực phẩm.
- Làm việc cho cơ quan nhà nước tại các vị trí liên quan đến chất lượng thực phẩm như phòng quản lý Vệ sinh An toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công thương.
- Trở thành chuyên viên tư vấn dinh dưỡng tại các trường học, bệnh viện,...
Nếu đáp ứng yêu cầu và có nguyện vọng trở thành giảng viên, bạn cũng có thể chọn các trường đại học để xây dựng sự nghiệp
- Khi có đủ kinh nghiệm, kiến thức, tiềm lực kinh tế và có tham vọng lớn hơn, bạn cũng có thể tự phát triển một đơn vị, tổ chức chuyên về lĩnh vực công nghệ thực phẩm.
- Lương khởi điểm của các bạn sinh viên mới ra trường sẽ khá thấp do chưa có kinh nghiệm, cần trải qua giai đoạn đào tạo để thích ứng với công việc, mức lương trung bình trong giai đoạn đầu rơi vào khoảng 5 - 6 triệu/tháng. Tuy nhiên khi đã có đủ khả năng, thâm niên trong nghề, mức lương này sẽ tăng chóng mặt thậm chí nếu làm ở những vị trí cấp cao, lương của bạn có thể lên đến 2 - 3 nghìn đô/tháng.
Đọc thêm: Cách đặt mục tiêu hiệu quả nhất – Gợi ý 10 phương pháp tự học hiệu quả
4. Yêu cầu công việc của Ngành Thực phẩm
Ngành thực phẩm có đặc thù là cung cấp những sản phẩm, dịch vụ liên quan trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Do đó ,để đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng, các bạn cần đảm bảo:
- Có tư duy sáng tạo và khả năng phân tích
- Kiên trì, có niềm đam mê với công nghệ và nghiên cứu
- Quan tâm đến lĩnh vực thực phẩm, dịch vụ ăn uống
- Làm việc có tổ chức, tinh thần trách nhiệm cao, nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ
- Quan tâm đến các lĩnh vực ngoài chuyên môn như marketing hay sản xuất để nắm bắt tâm lý, sở thích, đáp ứng nhu cầu khách hàng…
Đọc thêm: Việc làm dành cho thực tập sinh công nghệ thực phẩm mới nhất
Như vậy, 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về Công nghệ thực phẩm là gì? Ngành học có cơ hội việc làm và quyền lợi hấp dẫn. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng của Công nghệ thực phẩm.