Content plan là gì? 5 bước xây dựng Plan Content hoàn chỉnh

Một Content Planning tốt sẽ thu hút tệp khách hàng tiềm năng, từ đó chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành người mua hàng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng 1900 - tin tức việc làm chia sẻ đến bạn về Content Planning nhé!

1. Content plan là gì?

Content plan là một bản kế hoạch được lập thành văn bản nêu chi tiết về những yếu tố liên quan đến nội dung của bạn. tốt sẽ giúp bạn định hướng những content bạn sắp xuất bản trong thời gian tới một cách cụ thể, rõ ràng. Content plan sẽ giúp bạn biết được bạn nên phát triển nội dung gì, như thế nào, ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho nội dung đó, và sức ảnh hưởng của content lên chính chiến lược content chung của bạn.

Noka Marketing

Đọc thêm: SEO là gì? Sức mạnh của SEO với content marketing

2. 5 bước xây dựng Plan Content hoàn chỉnh

Lên kế hoạch content của bạn sẽ trao đổi những gì

Khi content strategy đã trả lời câu hỏi Tại sao (Why) bạn cần phải xuất bản nội dung, bạn cần phải quyết định content của bạn sẽ nói về Những gì (What) khi lên kế hoạch nội dung. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, điều quan trọng là bạn cần phải quyết định bạn sẽ nói về những gì. Và hãy sản xuất những content này một cách đều đặn.

Để làm được điều này, thay vì lên kế hoạch cho từng content một, bạn cần phải sản xuất content theo từ 3 đến 5 chủ đề khác nhau. Tuỳ vào chiến lược content hiện tại mà bạn sẽ cần phải phân bổ tần suất đăng cho những chủ đề này khác nhau. 

Định hướng cách bạn sẽ triển khai content

Từ chủ đề trên, bạn sẽ triển khai ra các hướng nội dung mà khách hàng quan tâm để thuyết phục họ. Những hướng này, hay còn được gọi là Content Angle, sẽ quyết định cách bạn đưa những thông tin hữu ích này đến người dùng.

Có thể nói, việc xác định content angle sẽ góp phần định hướng đến 80% quá trình sáng tạo nội dung, cả về câu chữ lẫn hình ảnh. Do đó, trong bảng content plan, ngoài việc ghi rõ chủ đề content cho từng mục, bạn cũng nên ghi chú rõ content angle nữa nhé!

Nội dung và đính kèm

Sau khi đã có chủ đề content và content angle, kế hoạch content của bạn cần có chỗ để điền những nội dung phù hợp cũng như đính kèm hình ảnh hoặc video hỗ trợ. Đây cũng là lúc bạn có thể phân công công việc nội bộ để đảm bảo có những nội dung hay, hình ảnh đính kèm thu hút, bắt mắt người xem nhất.

Bạn có thể sử dụng bất kỳ công cụ nào để lưu trữ và sắp xếp các hình ảnh hoặc video đính kèm. Nhưng để dễ quản lý nhất, bạn nên quản lý nội dung chữ cùng đính kèm ở cùng một nơi.

Đọc thêm: Content creation là gì? Tất tần tật về nghề sáng tạo nội dung

Kênh xuất bản content

Content strategy của bạn có thể bao gồm nhiều kênh xuất bản khác nhau, chẳng hạn như blog, các tạp chí chuyên ngành, các kênh social media, v.v. Để tránh việc thiếu sót, bảng kế hoạch content của bạn nên hiển thị rõ tất cả những kênh mà bạn dự định sẽ xuất bản nội dung trong thời gian sắp tới.

Khi một content được xuất bản lên nhiều kênh khác nhau, hãy đảm bảo bạn cũng thể hiện điều này trong bảng kế hoạch content nhé!

Đánh giá và đo lường hiệu quả

Nhiều người cho rằng, đánh giá và báo cáo chỉ được thực hiện sau khi đã hoàn thành kế hoạch truyền thông. Tuy nhiên trên thực tế triển khai, SO9 đã đúc rút được một lưu ý rằng: để content plan đạt được hiệu quả cao nhất cần thường xuyên theo dõi và đánh giá trong mỗi pillar đưa ra. Và sau mỗi giai đoạn chúng ta cần làm một báo cáo tổng để xem xét nội dung nào được mọi người quan tâm nhiều và có những điều chỉnh phù hợp cho giai đoạn tiếp theo. Quá trình đánh giá bao gồm các công đoạn sau:

  • Theo dõi tương tác: bạn cần theo dõi các bài viết và tổng hợp theo tuần hoặc tháng để xem xét phản hồi của khách hàng, các nội dung mà khách hàng quan tâm, tương tác trong một tuần, một tháng tăng hay giảm.
  • Đo lường: sau khi đã có bản tổng hợp, bạn cần đo lường hiệu quả các content hiện tại của mình thông qua mục tiêu ban đầu.
  • Điều chỉnh: Sau khi nắm bắt được từng giai đoạn nhất định, bạn có thể có những điều chỉnh trong nội dung phù hợp cho giai đoạn tiếp theo.

Đánh giá và đo lường hiệu quả

Nhiều người cho rằng, đánh giá và báo cáo chỉ được thực hiện sau khi đã hoàn thành kế hoạch truyền thông. Tuy nhiên trên thực tế triển khai, SO9 đã đúc rút được một lưu ý rằng: để content plan đạt được hiệu quả cao nhất cần thường xuyên theo dõi và đánh giá trong mỗi pillar đưa ra. Và sau mỗi giai đoạn chúng ta cần làm một báo cáo tổng để xem xét nội dung nào được mọi người quan tâm nhiều và có những điều chỉnh phù hợp cho giai đoạn tiếp theo.

Tài liệu VietJack

Đọc thêm: Ad agency là gì? Ưu điểm và nhược điểm khi làm việc tại các công ty quảng cáo

3. 4 yếu tố cần thiết để có bản content plan hoàn chỉnh

Có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến chất lượng của một bản content plan. Dưới đây là 4 yếu tố quan trọng nhất để bạn có thể dựa vào và lập ra một bản content plan hoàn chỉnh.

Định hướng nội dung

Rất nhiều người khi làm content plan đã bỏ qua bước này và đã rất mất nhiều thời gian trong quá trình lập kế hoạch. Việc tạo ra các định hướng nội dung sẽ giúp bạn nắm bắt được hướng xây dựng, lên ý tưởng sao cho phù hợp, từ đó các tuyến nội dung trong content plan mới có thể được triển khai đúng ý muốn.

Định dạng nội dung

Có rất nhiều loại định dạng nội dung có thể áp dụng trong content plan như video, gif, hình ảnh, podcast,... Vì thế, việc nắm rõ các định dạng nội dung cần triển khai sẽ giúp bạn đi đúng mục tiêu đã đặt ra trong quá trình xây dựng content plan của mình.

Ví dụ: Vẫn là giả thuyết bạn đang sở hữu của hàng kinh doanh váy thời trang. Các định dạng nội dung trong content plan bạn có thể triển khai : post facebook, booking beauty blogger youtube (70N -200N sub), video test Son, …

Phân chia số lượng và tỷ lệ cho từng định dạng

Đối với bất kỳ bản content plan nào, bạn cũng đều cần xác định số lượng cụ thể cho từng dạng nội dung. Việc phân loại số lượng này sẽ giúp bạn theo sát được số lượng cụ thể cần phải làm cho từng giai đoạn. Từ đó, bạn sẽ có thể phân chia phù hợp theo từng giai đoạn triển khai kế hoạch marketing

Timeline cho content plan

Timeline là thời gian cụ thể cho từng nội dung của content plan. Mục đích của timeline là giúp cho những người phụ trách triển khai content plan nắm được dự án hiện đang ở giai đoạn nào, có nội dung nào đang chạy, pending, chậm deadline hay trong quá trình làm cho gặp phải các vấn đề gì hay không?

>> Việc làm Content Marketing mới nhất

>> Việc làm Content Writer lương cao

4. Content plan khác gì với content strategy?

Content strategy (chiến lược nội dung) là quá trình liên tục chuyển đổi các mục tiêu kinh doanh thành một kế hoạch, sử dụng content (nội dung) làm phương tiện chính để đạt được các mục tiêu đó.

Khi bạn đã có một chiến lược content cụ thể cho thương hiệu của mình, điều đó không có nghĩa là bạn đã hoàn tất nhiệm vụ. Trong thực tế, bước tiếp theo bạn cần làm là lên một content plan cụ thể để triển khai chiến lược đó.

Trong khi đó, content plan là một "bản đồ" ghi rõ các bước và nội dung cụ thể cần xuất bản để đạt được chiến lược trên. Bạn sẽ sử dụng content plan để nghiên cứu, sản xuất, xuất bản, và theo dõi những nội dung trên các kênh khác nhau của mình. Vậy những bước chính khi triển khai content plan là gì?

Kế hoạch IMC là gì? Quy trình lập một kế hoạch IMC hiệu quả

Đọc thêm: Marketing concept là gì? 3 bước xây dựng Marketing concept thành công

5. Công cụ triển khai content plan cho social media hiệu quả

Lập content plan trực tiếp trên lịch content

  • Tạo và quản lý chủ đề content với PostLab: Một trong những tính năng mạnh mẽ và hiệu quả nhất của PostLab, đó là phần mềm cho phép bạn quản lý bài viết theo chủ đề, và thậm chí còn tạo kế hoạch đăng bài cho từng chủ đề nữa. Điều này giúp bạn tránh lan man, sản xuất quá nhiều content không đúng trọng tâm phục vụ cho content strategy hiện tại.
  • Tạo kế hoạch đăng bài cho từng kênh social media: Thay vì phải tạo kế hoạch content trên các file Excel hoặc các bảng khô khan, bạn hoàn toàn có thể tạo ngay content plan trực tiếp trên PostLab. Bằng cách nào ư? Click vào khung giờ bạn đã có kế hoạch đăng bài trên Lịch bài sắp đăng của kênh social media đó, ghi chú lại những gì bạn muốn, và chọn Lưu nháp. Những bài viết được lưu nháp vẫn sẽ hiển thị ngay trên Lịch bài sắp đăng như một lời nhắc nhở. Nhưng chúng sẽ không được đăng lên trang của bạn cho đến khi bạn hoàn tất nó.
  • Ghi chú lại content angle trong từng bài nháp: Như đã nhắc đến ở bên trên, một trong những thông tin quan trọng khi lên kế hoạch content là việc bạn cần phải ghi chú lại định hướng content cần được phát triển, hay còn gọi là content angle. Khi sử dụng PostLab, bạn có thể note lại những ghi chú này ngay trực tiếp trong phần ô nội dung.
  • Trực tiếp đăng ảnh, video, hoặc URL ngay vào bài viết: Đặc biệt nhất, khi lên kế hoạch content trên PostLab, bạn có thể trực tiếp đính kèm ảnh, video, hoặc URL ngay vào bài viết. Điều này giúp đơn giản hoá việc quản lý các thể loại nội dung khác nhau. Sau khi hoàn tất phần nội dung và đính kèm, bạn chỉ việc nhấn nút Hoàn tất. PostLab sẽ tự động đăng bài lên fanpage cho bạn, mà bạn không cần phải làm thêm bất kỳ một bước nào nữa!

Làm việc nhóm hiệu quả, nhanh chóng

Tất cả mọi thành viên đều có thể sử dụng PostLab để lập kế hoạch, sáng tạo content, quản lý nội dung của mình, và thậm chí là cả khâu duyệt content. Nếu bạn muốn chia sẻ kế hoạch content của mình cho sếp hoặc khách hàng, đơn giản bật Liên kết công khai và gửi đường link cho họ.

Lưu trữ những ý tưởng chưa sử dụng đến

Trong quá trình sáng tạo nội dung, sẽ có những lúc bạn tràn trề ý tưởng và những lúc bạn lại không có ý tưởng nào. Tận dụng tính năng Bài viết nháp của PostLab để nhanh chóng ghi lại những ý tưởng mới, hay ho ngay khi bạn vừa nảy ra chúng.

Content plan tốt sẽ giúp bạn định hướng những content bạn sắp xuất bản trong thời gian tới một cách cụ thể, rõ ràng. 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về content plan. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng  và thực hành hiệu quả.

>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!