Đặc trưng cơ bản của dân tộc? | Câu hỏi tự luận môn Chủ Nghĩa Xã hội khoa học | Đại học Tôn Đức Thắng

Hãy trình bày khái niệm và các Đặc trưng cơ bản của dân tộc? Câu hỏi tự luận môn Chủ Nghĩa Xã hội khoa học của Trường Đại học Tôn Đức Thắng giúp bạn củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao cuối học phần.

ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA DÂN TỘC?

- Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lenin: Dân tộc là quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người, trải qua các hình thức cộng đồng từ thấp đến cao, bao gồm: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc, dân tộc

- Sự biến đổi của phương thức sản xuất chính là nguyên nhân quyết định sự biến đổi của cộng đồng dân tộc.

- Ở phương Tây: dân tộc xuất hiện khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được xác lập thay thế phương thức sản xuất phong kiến

- Ở phương Đông: được hình thành trên cơ sở một nền văn hoá, một tâm lý dân tộc đã phát triển tương đối chín muồi và một cộng đồng kinh tế tuy đã đạt tới một mức độ nhất định song nhìn chung còn kém phát triển và ở trạng thái phân tán.

- Dân tộc được hiểu theo hai nghĩa cơ bản:

1. Theo nghĩa rộng (Dân tộc – Quốc gia dân tộc):

Dân tộc chỉ một cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một nước, có lãnh thổ riêng, nền kinh tế thống nhất, có ngôn ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranh trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước

Đặc trưng của dân tộc (theo nghĩa rộng):

  • Có chung một nhà nước
  • Có chung một phương thức sinh hoạt kinh tế
  • Có chung một vùng lãnh thổ ổn định
  • Có chung một phương thức sinh hoạt kinh tế
  • Có chung một nền văn hóa và tâm lý.

2. Theo nghĩa hẹp (Dân tộc – Tộc người):

Dân tộc chỉ một cộng đồng tộc người được hình thành trong lịch sử, có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có chung ý thức tự giác tộc người, ngôn ngữ, văn hóa.

Đặc trưng của dân tộc (theo nghĩa hẹp):

  • Cộng đồng về ngôn ngữ
  • Cộng đồng về văn hóa
  • Ý thức tự giác tộc người.

Ví dụ: Ở vùng Tây Bắc nước Nga, những người Caven và Vépxư nhiều năm sống cạnh người Nga, có mối quan hệ chặt chẽ với người Nga, nói tiếng Nga nhưng lại bảo lưu một số đặc điểm có tính đặc thù về văn hóa vật chất, tinh thần (nhà cửa, ăn uống, quần áo, sáng tác dân gian truyền miệng…) họ có ý thức tộc thuộc về tộc người riêng của mình.

Xem thêm câu hỏi ôn tập khác: 

Khái niệm giai cấp công nhân?

Nội dung và điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân?

Quy luật hình thành, phát triển của Đảng Cộng sản và vai trò của nó trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân?

Cách mạng xã hội chủ nghĩa và nguyên nhân của nó?

Nội dung của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa?

Tính tất yếu và cơ sở khách quan của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân?

Nội dung và nguyên tắc cơ bản của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân?

Các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa?

Tính tất yếu, đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội?

Đặc trưng, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước xã hội chủ nghĩa?

Tính tất yếu của việc xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa?

Dân chủ là gì? Những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa?

Tính tất yếu của việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa?

Những đặc trưng của nền văn hoá xã hội chủ nghĩa?

Trình bày tính tất yếu và những nội dung cơ bản trong xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa?

Dân tộc là gì? Nội dung Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin?

Phân tích bản chất, nguồn gốc của tôn giáo?

Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội? Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo?

Sự ra đời hệ thống xã hội chủ nghĩa và những thành tựu của nó?

Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xôviết?

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm gia sư môn lịch sử

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm giáo viên lịch sử

Mức lương của giáo viên lịch sử là bao nhiêu?

 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!