Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội? Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo? | Câu hỏi tự luận ôn tập học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học

Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội? Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo? Đề cương ôn tập Chủ nghĩa xã hội khoa học giúp bạn học tập, ôn luyện và đạt điểm cao!

Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội? Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo?

1) Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội

  • Nguyên nhân nhận thức: Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội nhiều hiện tượng tự nhiên, xã hội và của con người mà khoa học chưa thể lý giải được. Do đó trước những sức mạnh tự phát của giới tự nhiên và xã hội mà con người vẫn chưa thể nhận thức và chế ngự được đã khiến một bộ phận nhân dân đi tìm sự an ủi, che chở và lý giải từ sức mạnh của đấng siêu nhiên.
  • Nguyên nhân kinh tế: Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, với sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần với những lợi ích khác nhau của các giai cấp, tầng lớp xã hội, với những sự bất bình đẳng nhất định về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội đã mang đến cho con người những yếu tố ngẫu nhiên, may rủi, làm cho con người dễ trở nên thụ động với tư tưởng nhờ cậy, cầu mong vào những lực lượng siêu nhiên.
  • Nguyên nhân tâm lý: Tôn giáo là một trong những hình thái ý thức xã hội bảo thủ nhất, đã in sâu vào đời sống tinh thần, ảnh hưởng khá sâu đậm đến nếp nghĩ, lối sống của một bộ phận nhân dân qua nhiều thế hệ. Vì vậy, dù có thể có những biến đổi lớn lao về kinh tế, chính trị, xã hội thì tôn giáo cũng không thay đổi ngay theo tiến độ của những biến đổi kinh tế-xã hội mà nó phản ánh.
  •  Nguyên nhân chính trị-xã hội: Tôn giáo có những điểm còn phù hợp với chủ nghĩa xã hội, với đường lối, chính sách của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Giá trị đạo đức, văn hoá của tôn giáo đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận nhân dân. Chính vì vậy, trong một chừng mực nhất định, tôn giáo vẫn có sức thu hút mạnh mẽ đối với một bộ phận quần chúng.
  • Nguyên nhân văn hoá: Trong thực tế, sinh hoạt tôn giáo đã đáp ứng được phần nào nhu cầu văn hoá tinh thần của cộng đồng xã hội và trong một mức độ nhất định, có ý nghĩa giáo dục ý thức cộng đồng, phong cách, lối sống của cá nhân trong cộng đồng. Vì vậy, sinh hoạt tôn giáo đã lôi cuốn một bộ phận nhân dân xuất phát từ nhu cầu văn hoá tinh thần, tình cảm của họ.

Từ những nguyên nhân trên đã dẫn đến sự tồn tại của tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Song cũng cần nhận thức được rằng tôn giáo cũng có những biến đổi cùng với sự biến đổi của những điều kiện kinh tế-xã hội của quá trình cải tạo và xây dựng xã hội mới.

2) Các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo

  • Khắc phục dần ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội gắn liền với công cuộc cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới.
  • Tôn trọng, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân. Mọi công dân theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, đều có nghĩa vụ và quyền lợi như nhau.
  • Thực hiện đoàn kết giữa những người theo với những người không theo một tôn giáo nào, đoàn kết các tôn giáo hợp pháp, chân chính, đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghiêm cấm mọi hành vi chia rẽ vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
  • Cần phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo.Đây là việc cần thiết, bởi bản thân tôn giáo nào cũng gồm hai mặt này và phân biệt để tránh hai khuynh hướng hữu khuynh hoặc tả khuynh trong giải quyết vấn đề tôn giáo.
  • Phải có quan điểm lịch sử-cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo.Ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò, tác động của từng tôn giáo đối với đời sống xã hội không giống nhau. Vì vậy, cần có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với những vấn đề có liên quan đến tôn giáo.

 

Xem thêm câu hỏi ôn tập khác: 

Câu hỏi 1. Khái niệm giai cấp công nhân?

Câu hỏi 2. Nội dung và điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân?

Câu hỏi 3. Quy luật hình thành, phát triển của Đảng Cộng sản và vai trò của nó trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân?

Câu hỏi 4. Cách mạng xã hội chủ nghĩa và nguyên nhân của nó?

Câu hỏi 5. Nội dung của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa?

Câu hỏi 6. Tính tất yếu và cơ sở khách quan của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân?

Câu hỏi 7. Nội dung và nguyên tắc cơ bản của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân?

Câu hỏi 8. Các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa?

Câu hỏi 9. Tính tất yếu, đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội?

Câu hỏi 10. Đặc trưng, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước xã hội chủ nghĩa?

Câu hỏi 11. Tính tất yếu của việc xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa?

Câu hỏi 12. Dân chủ là gì? Những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa?

Câu hỏi 13. Tính tất yếu của việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa?

Câu hỏi 14. Những đặc trưng của nền văn hoá xã hội chủ nghĩa?

Câu hỏi 15. Trình bày tính tất yếu và những nội dung cơ bản trong xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa?

Câu hỏi 16. Dân tộc là gì? Nội dung Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin?

Câu hỏi 17. Phân tích bản chất, nguồn gốc của tôn giáo?

Câu hỏi 18. Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội? Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo?

Câu hỏi 19. Sự ra đời hệ thống xã hội chủ nghĩa và những thành tựu của nó?

Câu hỏi 20. Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xôviết?

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm nhân viên trách nhiệm xã hội mới nhất

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm thực tập sinh trách nhiệm xã hội

Mức lương của thực tập sinh trách nhiệm xã hội là bao nhiêu?

 

 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!