Phân tích bản chất, nguồn gốc của tôn giáo? | Câu hỏi tự luận ôn tập học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học

Phân tích bản chất, nguồn gốc của tôn giáo? Đề cương ôn tập Chủ nghĩa xã hội khoa học giúp bạn học tập, ôn luyện và đạt điểm cao!

Phân tích bản chất, nguồn gốc của tôn giáo?

1) Phân tích bản chất của tôn giáo.

Trong tác phẩm Chống Đuyrinh, Ph.Ăngghen đã làm rõ bản chất của tôn giáo trên cơ sở xem tôn giáo là một trong những hình thái ý thức xã hội, Ông viết, tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo- vào trong đầu óc của con người- của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế.

  • Tôn giáo là sản phẩm của con ngựời, gắn với những điều kiện lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội xác định. Xét về mặt bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội tiêu cực. Tuy nhiên, tôn giáo cũng chứa đựng một số giá trị văn hoá phù hợp với đạo đức, đạo lý của xã hội. Chủ nghĩa Mác-Lênin và những người cộng sản, chế độ xã hội chủ nghĩa luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân.
  • Tôn giáo được tạo thành bởi ba yêú tố cơ bản là ý thức tôn giáo (gồm tâm lý tôn giáo và hệ tư tưởng tôn giáo), hệ thống nghi lễ tôn giáo (trong đó hoạt động thờ cúng là yếu tố cơ bản), tổ chức tôn giáo (thường có hệ thống từ trung ương đến cơ sở). Vì vậy, tôn giáo là một lực lượng xã hội trần thế, có tác động không nhỏ đến đời sống xã hội.

2) Nguồn gốc của tôn giáo:

  • Nguồn gốc kinh tế-xã hội: Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ, tôn giáo ra đời do trình độ lực lượng sản xuất thấp, kém đã làm cho con người không nắm được thực tiễn những lực lượng tự nhiên, mà cảm thấy yếu đuối và bất lực trước tự nhiên rộng lớn và bí ẩn, vì thế, họ đã gán cho tự nhiên những sức mạnh, quyền lực to lớn, thần thánh hóa những sức mạnh đó. Đó là hình thức tồn tại đầu tiên của tôn giáo.
    Khi xã hội xuất hiện những giai cấp đối kháng, bên cạnh cảm giác yếu đuối trước sức mạnh tự phát của tự nhiên, con người lại cảm thấy bất lực trước những sức mạnh tự phát của xã hội hoặc của một thế lực nào đó của xã hội. Không giải thích được nguồn gốc của sự phân hoá giai cấp và áp bức bóc lột, của những ngẫu nhiên, may rủi, con người lại hướng niềm tin vào “thế giới bên kia” dưới hình thức các tôn giáo.
  •  Nguồn gốc nhận thức: Ở những giai đoạn lịch sử nhất định, nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội và bản thân mình là có giới hạn. Luôn có khoảng cách giữa cái biết và cái chưa biết; bởi vậy, trước mắt con người, thế giới vừa luôn là cái hiểu được, vừa luôn là cái bí ẩn. Do không giải thích được cái bí ẩn ấy nên con người dễ xuyên tạc nó, điều gì khoa học chưa giải thích được, điều đó dễ bị tôn giáo thay thế.
    Sự xuất hiện và tồn tại của tôn giáo còn gắn liền với đặc điểm nhận thức của con người. Con người ngày càng nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn thế giới khách quan, khái quát hoá thành các khái niệm, phạm trù, quy luật. Nhưng càng khái quát hoá, trừu tượng hóa đến mức hư ảo thì sự vật, hiện tượng được con người nhận thức càng có khả năng xa rời hiện thực và dễ phản ánh sai lạc hiện thực.
  • Nguồn gốc tâm lý là ảnh hưởng của yếu tố tâm lý đến sự ra đời của tôn giáo. Đặc biệt là những trạng thái tâm lý tiêu cực.
    Trong cuộc sống, những trạng thái tâm lý mang tính tiêu cực như sự bất hạnh, đau khổ, nỗi kinh hoàng, sợ hãi v.v dễ dẫn con người đến với tôn giáo để mong được sự an ủi, che chở, giúp đỡ làm giảm nỗi khổ đau của con người trong cuộc sống hiện thực.
    Không chỉ vậy, những trạng thái tâm lý tích cực như sự hân hoan, vui sướng, mãn nguyện v.v đôi khi cũng có thể là một nguyên nhân dẫn con người đến với tôn giáo. Ngoài ra, các yếu tố như thói quen, truyền thống, phong tục, tập quán cũng là những nguyên nhân tâm lý dẫn đến sự hình thành, duy trì và phát triển niềm tin tôn giáo.

 

Xem thêm câu hỏi ôn tập khác: 

Câu hỏi 1. Khái niệm giai cấp công nhân?

Câu hỏi 2. Nội dung và điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân?

Câu hỏi 3. Quy luật hình thành, phát triển của Đảng Cộng sản và vai trò của nó trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân?

Câu hỏi 4. Cách mạng xã hội chủ nghĩa và nguyên nhân của nó?

Câu hỏi 5. Nội dung của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa?

Câu hỏi 6. Tính tất yếu và cơ sở khách quan của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân?

Câu hỏi 7. Nội dung và nguyên tắc cơ bản của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân?

Câu hỏi 8. Các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa?

Câu hỏi 9. Tính tất yếu, đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội?

Câu hỏi 10. Đặc trưng, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước xã hội chủ nghĩa?

Câu hỏi 11. Tính tất yếu của việc xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa?

Câu hỏi 12. Dân chủ là gì? Những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa?

Câu hỏi 13. Tính tất yếu của việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa?

Câu hỏi 14. Những đặc trưng của nền văn hoá xã hội chủ nghĩa?

Câu hỏi 15. Trình bày tính tất yếu và những nội dung cơ bản trong xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa?

Câu hỏi 16. Dân tộc là gì? Nội dung Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin?

Câu hỏi 17. Phân tích bản chất, nguồn gốc của tôn giáo?

Câu hỏi 18. Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội? Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo?

Câu hỏi 19. Sự ra đời hệ thống xã hội chủ nghĩa và những thành tựu của nó?

Câu hỏi 20. Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xôviết?

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm nhân viên trách nhiệm xã hội mới nhất

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm thực tập sinh trách nhiệm xã hội

Mức lương của thực tập sinh trách nhiệm xã hội là bao nhiêu?

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!