Chuyên viên đối ngoại như thế nào?
Chuyên viên đối ngoại – còn gọi là chuyên viên ngoại giao – là người đại diện cho đất nước, doanh nghiệp, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến đàm phán, trao đổi, thương thuyết với các đối tác trong và ngoài nước. Những thông tin thể hiện ý chí của đất nước, doanh nghiệp, tổ chức sau khi được bàn bạc kỹ lưỡng sẽ được giao đến chuyên viên đối ngoại. Các chuyên viên này có trách nhiệm phát ngôn trước đối tác. Và những phát ngôn đó được xem là phát ngôn chính thức, đại diện cho quyết định của cả tập thể. Do đó, mọi lời nói, cử chỉ, hành động của chuyên viên đối ngoại đều phải chuẩn mực và chuẩn xác.
Chuyên viên quan hệ đối ngoại mang đến những cơ hội gì?
Sức hút của ngành quan hệ quốc tế khiến nhiều bạn trẻ hiện nay muốn theo đuổi đến từ cơ hội việc làm hấp dẫn. Sinh viên sau tốt nghiệp có thể thử sức tại nhiều vị trí công việc. Cụ thể như sau:
1. Nhà ngoại giao, chuyên viên đối ngoại
Là một nhà ngoại giao, chuyên viên đối ngoại bạn sẽ đại diện và bảo vệ lợi ích của đất nước về mặt chính trị, thương mại ở nước ngoài. Bạn có thể làm việc trong các lãnh sự quán, đại sứ quán, đưa ra những phát ngôn chính thức về các sự kiện chính trị, xung đột, tranh chấp,... Một số trách nhiệm chính của các nhà ngoại giao là:
- Duy trì mối liên kết giữa quốc gia và đất nước bạn làm việc.
- Thu thập và báo cáo về tất cả các thông tin có thể gây ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia.
- Thảo luận, đàm phán và hòa giải trong các vấn đề phát sinh liên quan tới nền hoà bình, xung đột, thương mại, kinh tế, tội phạm cũng như các khía cạnh văn hóa xã hội.
2. Phân tích chính trị quốc tế
Một cơ hội nghề nghiệp khác dành cho các bạn học ngành quan hệ quốc tế là trở thành những học giả, chuyên gia phân tích chính trị quốc tế. Về cơ bản, vị trí công việc này thường là làm trong cơ quan nhà nước, chịu sự quản lý của chính phủ. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm trong công ty truyền thông hoặc viện nghiên cứu. Trách nhiệm của bạn sẽ là:
- Nhận thức, đánh giá các sự kiện chính trị trên thế giới và ảnh hưởng, tác động của chúng.
- Thông báo và giải thích các diễn biến chính trị khác nhau.
- Phân tích dựa trên luật pháp trong nước và quốc tế, chính sách công và quyết định của chính phủ.
- Tư vấn cho các quan chức chính phủ khi được yêu cầu.
- Dự báo xu hướng chính trị.
- Đánh giá các sự kiện dựa vào bối cảnh lịch sử, địa lý, văn hoá.
- Viết các báo cáo, bài phân tích, nghiên cứu chuyên sâu về tình hình chính trị cũng như các mối quan hệ quốc tế.
3. Quan hệ công chúng và truyền thông
Nếu bạn theo học ngành quan hệ quốc tế nhưng không thích môi trường làm việc trong các cơ quan nhà nước, gia nhập các tổ chức, công ty truyền thông và quan hệ công chúng cũng là một lựa chọn nghề nghiệp hấp dẫn. Với những kiến thức và kỹ năng được học, rèn luyện ngay trong chương trình học, bạn có thể đảm nhiệm các vị trí việc làm như báo chí, truyền thông, quảng cáo,...
4. Xuất nhập khẩu, kinh doanh quốc tế
Trở thành nhân viên xuất nhập khẩu hay nhân viên kinh doanh quốc tế là vị trí việc làm khác trong ngành quan hệ quốc tế. Bạn có thể sẽ cần học thêm về một số nghiệp vụ xuất nhập khẩu để làm tốt trong các vai trò. Hãy nỗ lực tận dụng kiến thức về kinh doanh quốc tế, quản trị nhân lực, logistic và khả năng ngoại ngữ để phát triển sự nghiệp của mình trong lĩnh vực thú vị này. Bạn hoàn toàn có thể thăng tiến và nhận mức thu nhập đáng mơ ước.
5. Làm việc trong các tổ chức phi chính phủ
Bằng cấp về quan hệ quốc tế có thể giúp bạn có một công việc trong các tổ chức phi lợi nhuận quốc tế. Thông thường, bạn có thể làm việc ở các vị trí truyền thông, nâng cao nhận thức,... Nhiệm vụ chính của bạn thường là:
- Tạo chiến lược truyền thông hiệu quả.
- Xử lý thông tin liên lạc nội bộ.
- Viết nội dung cho truyền thông và mạng xã hội
- Nhân viên viện trợ/cứu trợ.
- Tình nguyện viên.
Thanh niên Việt Nam còn nhiều hạn chế trong việc hội nhập
-
Trở ngại ngoại giao
Cô Tôn Nữ Thị Ninh nêu quan điểm lớn đối với các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn nữ, khi làm việc phải quên mình là phụ nữ, dùng toàn bộ sức lực để làm việc, cạnh tranh với đồng nghiệp bằng năng lực, sự hiểu biết. Bên cạnh đó, phải trau dồi kiến thức để hiểu biết, trình độ được nâng lên theo thời gian.
ThS. Trịnh Anh Nguyên – Giám đốc Trung tâm Đào tạo ngắn hạn trường Đại học Luật TP.HCM chia sẻ về vấn đề đàm phán và tranh luận: Đại học Luật TP.HCM là trường đại học tiên phong ở phía Nam càng ngày càng có nhiều khóa học đào tạo kỹ năng, đặc biệt về những kỹ năng đàm phán và tranh luận. Theo quan điểm của ThS. Trịnh Anh Nguyên, lắng nghe là một điều rất quan trọng. Về mặt đối ngoại, không nên dùng từ đối phương vì đối phương mang ý nghĩa đối chọi về lợi ích, trên bàn đàm phán càng không coi là đối phương mà phải coi là đối tác. Làm sao để thiết lập các mối quan hệ chất lượng trong cuộc sống? ThS. Trịnh Anh Nguyên nhấn mạnh về việc phải biết lắng nghe để trở thành đại sứ trong lòng mọi người, từ đó, mọi người sẽ tin cậy vào mình, thế nhưng, mình không được thực dụng, không ỷ lại sự tin tưởng ấy.
-
Cái “tôi” quốc gia chưa được định hình
Chị Nguyễn Lâm Thảo Tâm – MC và cộng tác viên chương trình IELTS FACE-OFF 2017 với những kiến thức thông qua những lần đại diện quốc gia ra nước ngoài tham gia các diễn đàn quốc tế, chị cho biết chúng ta phải xây dựng thương hiệu của bản thân, mỗi người có định nghĩa riêng cho các khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Với kinh nghiệm trong lĩnh vực giải trí, phim ảnh thì chị nhận ra mỗi phim có một màu sắc riêng và từ đó, chúng ta phải có cách hiểu riêng, cách nhìn và sự thể hiện khác nhau, thông qua đó sẽ xây dựng thương hiệu Việt Nam với các dân tộc khác một cách bao quát hơn.
Chị Tâm còn đưa ra một quan điểm mới: “WHICH VIỆT NAM?” – với những góc nhìn đa chiều thì sẽ đưa ra được những định hình khác nhau. Mỗi cá nhân là một mảng màu khác nhau vẽ nên một Việt Nam nhiều màu sắc, tươi đẹp và phát triển hơn, “mỗi người Việt Nam đều là một phần thương hiệu của Việt Nam”.
Bên cạnh đó, cô Ninh còn nhấn mạnh về việc chúng ta cần tiếp tục xây dựng và điều chỉnh quốc gia. Nhiều người dân Việt Nam vô tư đi nước ngoài, với những hành vi tốt thì Việt Nam sẽ tốt trong lòng người bản địa, tuy nhiên, với những hành vi xấu thì thương hiệu Việt Nam sẽ xấu đi. Người Việt Nam đi nước ngoài hay ở trong nước, sống, làm việc, sinh hoạt ra sao thì đều ảnh hưởng gì đó đến thương hiệu Việt Nam.
Review về nghề chuyên viên quan hệ đối ngoại
Anh A, chuyên viên quan hệ đối ngoại tại một cơ quan lớn ở Hà Nội chia sẻ: “Môi trường làm việc tại đây rất chuyên nghiệp, năng động và sáng tạo. Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn và áp lực, nhưng tôi được hưởng chế độ đãi ngộ tốt, bao gồm mức lương cạnh tranh và các chương trình đào tạo chuyên môn. Làm việc trong môi trường chuyên nghiệp cho phép tôi phát triển kỹ năng và nâng cao trình độ chuyên môn, cùng chia sẻ kiến thức và đồng nghiệp tận tâm.”
Mặc dù nghề chuyên viên quan hệ đối ngoại đối mặt với những thách thức khó khăn, nhưng vượt qua chúng cũng mang lại những trải nghiệm đáng giá. Sự tận tâm và đam mê trong nghề, khả năng tạo ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của sức khỏe cộng đồng. Bằng việc đối diện và vượt qua các thách thức này, chuyên viên quan hệ đối ngoại có thể trở thành những người hướng dẫn tài năng và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thế hệ trẻ.
Đánh giá, chia sẻ về Chuyên viên đối ngoại
Các Chuyên viên đối ngoại chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.