1. Đối nhân xử thế là gì?
Hiểu đơn giản, đối nhân xử thế là cách đối xử với mọi người ở đời. Hành xử, ứng xử sao cho phải, cho vừa lòng người là chuyện không phải dễ. Người biết xử lý khéo léo, tinh tế trong mọi tình huống là người biết mình biết người, biết ăn ở với người khác hợp tình hợp lý. Những người đối nhân khéo, xử thế hay thường được người khác quý mến và tôn trọng. Những người này cũng thường rất nhanh nhạy, có thể thích nghi với mọi hoàn cảnh.
Đối đãi với người khác ra sao, xử lý những tình huống như thế nào là những bài học cực kỳ ý nghĩa và thiết thực. Và chúng ta phải rèn luyện suốt cả cuộc đời chứ không phải học trong ngày một, ngày hai.

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. 3 cách đối nhân xử thế đúng
Đối nhân khéo, xử thế hay trong môi trường công sở
Công sở vốn là môi trường phức tạp, đôi khi lắm thị phi. Làm sao để luôn giữ thái độ đúng mực, cư xử cho người ta “tâm phục khẩu phục”? Hãy lưu ý một số điều dưới đây:
- Hãy luôn bình tĩnh, tự tin khi trình bày quan điểm. Trong công việc, không thể tránh khỏi những bất đồng với sếp hay đồng nghiệp. Thay vì tranh cãi gây bất hòa, hãy cư xử khéo tế nhị. Có thể là gặp riêng người ta để ngồi nói chuyện góp ý, trình bày lý lẽ thuyết phục.
- Tôn trọng đồng nghiệp, tránh tự cao tự đại xem mình giỏi hơn, xem thường ý kiến của người khác. Mỗi người có nền tảng học vấn, văn hóa khác nhau, do vậy quan điểm khác nhau là bình thường.
- Không nói xấu đồng nghiệp. Nếu không hài lòng, nên thẳng thắn và tế nhị góp ý. Không cố tình chia bè kéo cánh,…
Đối nhân xử thế trong kinh doanh
Ứng xử trong môi trường kinh doanh thường khá đa dạng. Có rất nhiều mối quan hệ: Doanh nhân – xã hội, Doanh nhân – khách hàng, Doanh nhân – đối tác,… Các mối quan hệ này có thể nảy sinh nhiều mâu thuẫn về lợi ích, tiêu chí, đường lối,… Dù là mối quan hệ gì thì cũng cần tôn trọng lẫn nhau và chủ động trong các tình huống.
“Chưa bị khách hàng la mắng, chưa phải là người kinh doanh”, – câu nói vui trong giới. Có rất nhiều lý do khiến khách hàng than phiền, bực mình, khó chịu. Trong tình huống này, đừng tỏ ra khó chịu, lời qua tiếng lại làm lớn chuyện. Bạn có thể bị mất khách rất nhanh đấy. Hãy bình tĩnh, lắng nghe ý kiến khách hàng. Hãy cho họ thấy là bạn đang nỗ lực giải quyết vấn đề.
Hoặc khi đối thủ tung ra các chiêu trò, đợt khuyến mãi lớn hòng câu kéo khách. Bạn sẽ tìm cách hạ bệ hoặc chơi xấu họ? Tại sao không dành thời gian nghiên cứu, tập trung vào chất lượng, những điểm mạnh của sản phẩm? Hãy làm cho khách hàng tin yêu sản phẩm, dịch vụ của mình.
Đối nhân khéo, xử thế hay trong giáo dục
Trẻ mầm non còn rất nhỏ chưa biết phải trái đúng sai. Cư xử phải thật khéo, tinh tế để các bé không cảm thấy tổn thương.
Các thầy cô nên tôn trọng học sinh, dù các em lớn hay nhỏ. Hãy tin tưởng vào sự hướng thiện của các em. Nếu các em mắc sai lầm, không nên phê phán nặng nề. Hãy chỉ ra những điều không tốt, nêu cao những ưu điểm, mặt tích cực. Hãy góp ý những thiếu sót của học sinh với thái độ chân thành và giàu yêu thương,…

Đọc thêm: Quản lý du lịch là gì? 6 công việc hấp dẫn Ngành du lịch
3. Lời khuyên đối nhân xử thế của người xưa
- Dĩ hòa vi quý: Sống lạc quan, xem trọng sự yên ổn, tôn trọng lẫn nhau, đối xử hài hòa
- Khống chế tức giận cũng là một loại năng lực: Trút tức giận ra ngoài là bản năng, kìm nén được tức giận là bản lĩnh.
- Tính toán ít, hài lòng nhiều: Phiền não lớn nhất của đời người là so đo với những thứ không có ý nghĩa. Khi ta khóc vì không có giày để đi, hãy nghĩ đến những người không có chân để đứng.
- Đừng tranh biện với kẻ ngốc: Đừng mất thời gian, tâm trí tranh cãi với kẻ ngốc. Bằng không, sẽ không biết ai mới là kẻ ngốc.
- Đừng cậy tài: Người thông minh, có tài luôn tỏ ra bình thường, giản dị mới là người khôn khéo.
- Việc nhỏ không nhẫn sẽ loạn đại mưu: Những người làm việc lớn thường là người có tâm nhẫn nhịn.
- Giữ thể hiện cho người khác chính là giữ thể hiện cho chính mình: Khi bạn làm mất thể diện của người khác, cuối cùng, người bị tổn hại chính là bản thân bạn. Đừng bao giờ làm tổn thương lòng tự trọng của người khác. Đừng tùy tiện làm mất thể diện của họ.
- Biết lúc khôn, biết lúc dại, biết thời biết thế. Nhìn chung là biết rõ thời: Biết ở đây là biết tùy lúc mà ứng biến cho phù hợp. Nếu chỉ khư khư một mình thì rất dễ hỏng việc.
- Đừng vì việc nhỏ mà tức giận: Tính cách tốt là bộ trang phục tốt nhất trong các mối quan hệ. Tức giận sẽ không thể làm tốt việc, đồng thời còn làm tổn hại bản thân.
- Biết để cho mình một đường lùi khi làm bất cứ việc gì: Phải biết phòng thân, tính cho mình đường lùi khi gặp việc này việc kia.
- Đối với người khác, đừng quá cầu toàn, trách cứ: Quá nghiêm khắc với người khác cũng chính là quá nghiêm khắc với chính mình. Phải có lòng khoan dung, độ lượng và biết suy nghĩ cho người khác. Luôn trách cứ người khác sẽ khiến bản thân bị cô lập, tứ bề khốn đốn.
- Xem chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không: Hãy tránh xa thói quen không tốt “chuyện bé xé ra to”. Mọi chuyện đều có cách giải quyết, phải tĩnh tâm và có bản lĩnh vững vàng.
- Giữ chữ tâm trong ứng xử: Tâm nhận biết được đúng sai thì có thể xử sự được quyết đoán.
- Độ lượng hơn người sẽ giúp thành tựu được đại nghiệp phi phàm: Khoan dung là đại pháp bảo giúp thành lập mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, khiến con người trở thành người khí phách, to lớn.
- Thận trọng từ lời nói đến việc làm: “Họa từ miệng mà ra”, hãy chú ý lời ăn tiếng nói tới hành động.

Đọc thêm: Tại sao bạn thất bại? 5 nguyên nhân thất bại phổ biến
4. 12 cách đối nhân xử thế giúp vượt qua thị phi
Trong giao tiếp hằng ngày, không nên dễ dàng cho người khác mượn tiền, không chỉ vì “cho mượn thì dễ, đòi về thì khó”, mà còn là vì mọi chuyện sau khi động chạm đến vấn đề tiền bạc đều rất nhạy cảm, dễ phá hủy và làm tổn thương mối quan hệ đôi bên và cảm xúc của chính bạn.
Không nên “phơi bày tâm can” của mình thể hiện cho người khác biết hết. Phải “biết người biết ta”, vận dụng cách ứng xử phù hợp với đối tượng mình đang giao tiếp, nếu không, chịu thiệt chính là bạn.
Sống trên thế giới này không nên quá yếu đuối và dễ dãi. Đừng quá thành thật, vì một nhược điểm lớn của lòng người chính là “to gan với cái yếu, nhát gan với cái mạnh”, bạn càng mạnh mẽ thì người khác ngược lại càng tôn trọng bạn.
Bạn có thể giúp người, nhưng không nên quá hào phóng và ban phát sự lương thiện vô tội vạ. Đừng để đối phương xem sự giúp đỡ của bạn là chuyện đương nhiên. Mọi chuyện ở đời đều có giới hạn riêng của nó.
Trong các mối quan hệ đời thường, mỗi người nên học cách khen ngợi. Hơn nữa, “lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, một lời khen hơn trăm lời chê.
Trừ phi người khác chủ động, chân thành nhờ vả, bạn mới nên trở thành “thầy” để hướng dẫn và chỉ đạo. Đa phần chúng ta không thích việc bị người khác chỉ chỉ trỏ trỏ, lên mặt yêu cầu làm đủ thứ chuyện.
Hiểu được “ám thị” của người khác cũng là một kỹ năng rất quan trọng trong cách đối nhân xử thế. Ví dụ, bạn đến nhà người khác làm khách, họ chưa nấu ăn, nhưng nhiệt tình để cho bạn ở lại ăn tối, đó đa phần là lời mời nhưng lại mang ý nghĩa xua đuổi.
Trong tất cả các mối quan hệ, người thẳng thừng chê cười bạn không đáng sợ, người đâm sau lưng bạn cũng không phải là nguy hiểm nhất. Đáng sợ nhất, nguy hiểm nhất, chính là kiểu người mặt ngoài chân thành đối xử với bạn, nhưng sau lưng lại đâm bạn vài vết dao đầy tổn thương.
Nếu không cần thiết, hãy cố gắng không bình phẩm người khác, ngay cả khi họ sai, bởi vì điều này liên quan đến một vấn đề thể diện và sự tôn trọng. Nếu cảm thấy mối quan hệ đôi bên đủ tốt, bạn có thể uyển chuyển và kín đáo để đưa ra nhận xét về đối phương, đương nhiên cũng phải giữ vững sự chừng mực trong câu từ và ý nghĩa thể hiện.
Không nên dùng cách hạ thấp người khác để nâng cao bản thân. Bạn có thể đạt được tâm lý thỏa mãn nhất thời, nhưng sự vinh quang này không thể tồn tại lâu dài, kết quả ngược lại còn khiến bạn thê thảm hơn.
Hãy duy trì tâm thái khiêm tốn, không nên quá đề cao bản thân, phải biết rằng núi cao còn có núi cao hơn. Nếu bạn quá tự cao, thậm chí là ngôn cuồng, bạn dễ dàng bị hiện thực vùi dập, mặt, bị người khác chán ghét.
Hành sự cần lưu lại đường lui, đây cũng là cách chúng ta tự bảo vệ mình. Cho dù đối phương có lỗi với bạn đến mấy, hãy dùng tâm thái dung dị và khoan dung nhất để giải quyết vấn đề.
Đọc thêm: Bằng Thạc sĩ có xếp loại không? Gợi ý về lựa chọn học Thạc sĩ hữu ích
Đối nhân sử thế là một bài học quan trọng với mỗi người giúp chúng ta hiểu được lòng người.1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về đối nhân xử thế và cách đối nhân xử thế. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng và thực hành hiệu quả.