EQ là gì? Trí tuệ cảm xúc được xếp hạng ra sao?

Chỉ số EQ, viết tắt của Emotional Quotient (trí tuệ cảm xúc), là khả năng hiểu, sử dụng, quản lý cảm xúc của bản thân và thấu hiểu cảm xúc của người khác. Trí tuệ cảm xúc sẽ giúp bạn xây dựng những mối quan hệ mạnh mẽ

1. Chỉ số EQ là gì?

Chỉ số EQ, viết tắt của Emotional Quotient (trí tuệ cảm xúc), là khả năng hiểu, sử dụng, quản lý cảm xúc của bản thân và thấu hiểu cảm xúc của người khác. Trí tuệ cảm xúc sẽ giúp bạn xây dựng những mối quan hệ mạnh mẽ, thành công trong học tập và công việc, đạt được các mục tiêu cá nhân và nghề nghiệp dễ dàng hơn.

Tài liệu VietJack

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

2. Các thành phần chính của EQ

Để xác định được chỉ số EQ bao nhiêu là cao, bạn cần nắm rõ được các thành phần của EQ là gì. Theo Help Guide, EQ bao gồm 4 thành phần chính như sau:

  • Quản lý cảm xúc: Là khả năng kiểm soát những cảm xúc và hành vi bất thường, quản lý cảm xúc của mình một cách lành mạnh, có thể chủ động, tuân thủ cam kết, thích nghi với những thay đổi trong hoàn cảnh cụ thể.
  • Nhận thức cảm xúc: Là khả năng nhận ra cảm xúc của mình, cách chúng ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi của mình. Bạn biết về những điểm mạnh và điểm yếu của mình, tự tin về bản thân.
  • Nhận thức xã hội: Là khả năng đồng cảm. Bạn có thể hiểu được cảm xúc, nhu cầu, sự quan ngại của người khác. Bạn cũng có thể nhận biết các dấu hiệu cảm xúc, cảm thấy thoải mái trong mối quan hệ xã hội, nhận ra quyền lực trong một nhóm hoặc tổ chức.
  • Quản lý các mối quan hệ: Là cách xây dựng và duy trì những mối quan hệ tốt, giao tiếp một cách rõ ràng, truyền cảm hứng, ảnh hưởng đến người khác, làm việc tốt trong một nhóm, quản lý xung đột.

Đọc thêm: 5 cách áp dụng trí tuệ cảm xúc (EQ) trong công việc

3. Chỉ số EQ bao nhiêu là cao?

Để trả lời vấn đề chỉ số EQ bao nhiêu là cao, bạn có thể tham khảo các mức độ EQ được nghiên cứu và phân chia theo từng mức độ như sau:

  • EQ thấp: Điểm EQ dưới 84. Nhóm người này có khả năng nhận biết, quản lý cảm xúc hạn chế, thường gặp khó khăn trong việc hiểu, đáp ứng đúng cách đối với cảm xúc của người khác.
  • EQ trung bình: Điểm EQ từ 85 đến 115. Đây là mức điểm phổ biến nhất và tương đương với khoảng 68% dân số. Ở mức này, con người có khả năng nhận biết, quản lý cảm xúc một cách tương đối, tuy nhiên cần phát triển và cải thiện kỹ năng xã hội, đồng cảm.
  • EQ cao: Điểm EQ từ 116 đến 130. Nhóm người này có khả năng nhận biết, hiểu và quản lý cảm xúc một cách hiệu quả. Họ có khả năng điều chỉnh, kiểm soát phản ứng của mình trong các tình huống khác nhau,xây dựng các mối quan hệ tốt.
  • EQ xuất sắc: Điểm EQ từ 131 trở lên được xem là xuất sắc. Chỉ có khoảng 2% dân số đạt được mức điểm này. Ở mức này, người có trí tuệ cảm xúc vượt trội, sử dụng trí tuệ cảm xúc để tạo động lực cho suy nghĩ, hành vi thông minh. Họ có khả năng lãnh đạo, truyền cảm hứng và xử lý xung đột một cách xuất sắc.

Vậy theo hệ thống phân loại này, người có EQ từ 116 trở lên sẽ là câu trả lời cho vấn đề chỉ số EQ bao nhiêu là cao mà bạn đang tìm hiểu. Bạn có thể tham khảo các bài Test EQ từ những đơn vị uy tín để xác định được mức độ EQ của mình là bao nhiêu.

Tài liệu VietJack

Đọc thêm: Homeschooling là gì? Các câu hỏi thường gặp về giáo dục tại nhà

4. Những ngành nghề vị trí nào cần ứng viên có EQ cao?

Trên thực tế, để thành công trong bất kỳ vị trí nào, nhân viên đều cần có chỉ số EQ tốt. Tuy vậy, dưới đây sẽ là những ngành nghề, vị trí đặc biệt cần ưu tiên cho các ứng viên có EQ cao. Cụ thể như sau:

Nhà lãnh đạo/Quản lý

Chỉ số EQ cao giúp nhà lãnh đạo/quản lý tương tác tốt hơn với đội ngũ, giải quyết vấn đề phức tạp và đưa ra quyết định chiến lược lợi ích lâu dài. Ngoài ra, EQ còn giúp tạo môi trường làm việc tích cực, thúc đẩy sáng tạo và đổi mới, xây dựng mối quan hệ tốt, giúp công ty phát triển bền vững.

Chuyên viên tư vấn

Với vai trò tư vấn, EQ cao giúp chuyên viên hiểu và đồng cảm với khách hàng, cung cấp giải pháp tối ưu cho các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải phù hợp hơn. Bên cạnh đó, chỉ số EQ cao cũng giúp chuyên viên tư vấn có thể dễ dàng xử lý các tình huống khó khăn một cách nhạy bén, kiên nhẫn hơn. Điều này sẽ giúp khách hàng an tâm, tin tưởng và chuyên viên tư vấn và đưa ra quyết định lựa chọn nhanh chóng hơn.

Nhân viên dịch vụ khách hàng

Nhân viên dịch vụ khách hàng cần có EQ cao để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ của mình tốt hơn. EQ sẽ giúp vị trí này có thể hiểu và đáp ứng nhu cầu, xử lý tình huống khó khăn, tạo trải nghiệm tích cực của khách hàng.  EQ cao cũng vị trí này giúp tương tác hiệu quả với khách hàng, xây dựng mối quan hệ tốt, đảm bảo khách hàng sẽ quay lại lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của tổ chức.

Tài liệu VietJack

Nhân viên quan hệ công chúng

Nhân viên quan hệ công chúng (PR) không chỉ cần có kỹ năng giao tiếp tốt mà còn cần có EQ cao. EQ giúp chuyên viên PR xây dựng mối quan hệ chặt chẽ, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, đối tác và công chúng.Bằng cách này, tổ chức có thể xây dựng được hình ảnh tích cực, tăng độ tin cậy và tăng doanh số bán hàng.

Đọc thêm: Mức lương của nhân viên quan hệ công chúng là bao nhiêu?

Chuyên viên nhân sự

Trong vai trò chuyên viên nhân sự, EQ cao đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu và đáp ứng đúng nhu cầu và cảm xúc của nhân viên. Khi chuyên viên nhân sự có EQ cao, họ cũng có thể xây dựng được các chính sách, chương trình phù hợp dựa trên yếu tố hiểu sâu, hiểu đúng và tình hình, cảm xúc của nhân viên. Bên cạnh đó, EQ cao cũng giúp chuyên viên nhân sự có thể dễ dàng giải quyết các xung đột nội bộ, từ đó tạo ra môi trường làm việc tích cực hơn cho tổ chức.

Giảng viên/Giáo viên

Giảng viên/giáo viên có EQ cao sẽ có khả năng hiểu, đồng cảm với học sinh một cách tốt hơn, từ đó tạo ra một môi trường học tập tích cực hơn. Bên cạnh đó, giảng viên/giáo viên có EQ cao cũng có thể giúp học sinh phát triển cá nhân một cách toàn diện hơn, bằng cách khuyến khích họ tham gia nhiều hoạt động học thuật và xã hội, tăng khả năng giao tiếp, học hỏi kinh nghiệm từ những người khác.

Nhà quản lý dự án

EQ cao là một yếu tố quan trọng giúp nhà quản lý dự án thành công trong vai trò của mình. Nhà quản lý dự án có EQ cao có thể hiểu và đồng cảm với những cảm xúc, nhu cầu, mục tiêu của các thành viên trong dự án.

Khi nhà quản lý có EQ cao, họ cũng sẽ có khả năng nhận biết và xử lý xung đột một cách nhạy bén, từ đó xây dựng các giải pháp hòa giải giữa các thành viên phù hợp hơn. Ngoài ra, kỹ năng lãnh đạo, quản lý nhân viên hiệu quả và truyền cảm hứng của những nhà quản lý dự án này cũng cao hơn.

Đọc thêm: Kỹ thuật Moodboard là gì? Cách tạo Moodboard trong thiết kế

Như vậy, 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về chức năng của EQ. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng của EQ là gì? Trí tuệ cảm xúc được xếp hạng ra sao và thực hành hiệu quả.

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!