Experiential Marketing là gì? Lợi ích của Tiếp thị trải nghiệm

Trong thời đại công nghệ số, hãy tận dụng sức mạnh của Experiential Marketing để mang đến những trải nghiệm tuyệt vời và tạo dựng mối quan hệ sâu sắc với khách hàng của bạn. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng 1900 - tin tức việc làm chia sẻ đến bạn những thông tin cụ thể hơn về Experiential Marketing nhé!

1. Experiential Marketing là gì?

Experiential Marketing (hay Marketing trải nghiệm) là hoạt động marketing thu hút sự tương tác trực tiếp từ người tiêu dùng và khuyến khích họ tham gia vào các trải nghiệm thực tế của thương hiệu. Nếu như marketing truyền thống thường truyền tải thông điệp đến người dùng theo một cách thụ động thì experiential marketing sẽ cho phép người dùng tham gia trực tiếp vào quá trình tiếp nhận thông điệp, từ đó tạo ra những trải nghiệm mới mẻ và khó quên cho người tham gia. Một số ví dụ về Experiential Marketing điển hình phải kể đến: Các sự kiện festival, các buổi trưng bày và giới thiệu sản phẩm mới…

Có thể thấy, hình thức này mang tính thực tế cao và đáp ứng nhu cầu thị trường. Tương tự như một sự kiện quảng cáo đã giúp cho các hoạt động marketing trải nghiệm trở nên có nghĩa hơn và trở thành trung tâm của sự kiện.

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

2. Lợi ích của Tiếp thị trải nghiệm

Tương tác được cá nhân hóa

Experiential Marketing cho phép thương hiệu tạo ra trải nghiệm tương tác cá nhân hóa cho từng khách hàng. Bằng cách hiểu và phân tích dữ liệu khách hàng, thương hiệu có thể tạo ra trải nghiệm độc đáo và phù hợp với sở thích, nhu cầu và tầm nhìn của từng khách hàng, từ đó tạo dựng một kết nối mạnh mẽ và đặc biệt.

Thực tế cho thấy, khách hàng mong muốn được thương hiệu đối xử như một người bạn thay vì chỉ là một “công cụ” trong kinh doanh. Do đó, việc kết hợp yếu tố trải nghiệm và marketing với nhau không chỉ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu marketing của mình mà còn khiến khách hàng cảm thấy mình được trân trọng giống như một phần của thương hiệu hơn.

Kết nối chặt chẽ giữa sản phẩm và người tiêu dùng

Experiential Marketing tạo ra kết nối mạnh mẽ giữa sản phẩm và cảm xúc của người tiêu dùng. Thông qua việc tạo ra trải nghiệm thực tế, khách hàng có thể tương tác trực tiếp với sản phẩm, trải nghiệm các tính năng, lợi ích và giá trị của nó. Điều này giúp khách hàng xây dựng một kết nối sâu sắc với sản phẩm, cảm nhận được giá trị thực tế và tạo niềm tin vững chắc vào thương hiệu. Nó sẽ giúp họ mau chóng đưa ra quyết định mua sản phẩm của bạn thay vì của đối thủ cạnh tranh. Bằng những trải nghiệm tích cực, khách hàng sẽ yêu thích thương hiệu của bạn hơn, qua đó giúp nâng cao hiệu quả chuyển đổi.

Tạo điểm tiếp xúc tích cực

Experiential Marketing tạo ra những điểm tiếp xúc tích cực giữa thương hiệu và khách hàng. Thay vì chỉ xem qua quảng cáo hoặc thông điệp truyền thông, khách hàng có cơ hội thực sự trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ, tạo ra những kích thích và cảm xúc tích cực. Điều này giúp thương hiệu tạo dựng một ấn tượng mạnh mẽ và gắn kết với khách hàng. Trải nghiệm là chìa khóa để giành được lòng trung thành của khách hàng. Do đó, thương hiệu của bạn càng có nhiều điểm tiếp xúc tích cực với họ thì càng tốt.

Khả năng chia sẻ xã hội

Khi khách hàng trải qua những trải nghiệm đáng nhớ từ Experiential Marketing, họ thường muốn chia sẻ những trải nghiệm này với người khác thông qua mạng xã hội, các blog, đánh giá hoặc đánh giá sản phẩm. Việc chia sẻ này giúp thương hiệu lan tỏa thông điệp và nhận được sự chú ý từ một đám đông rộng lớn. Ngoài ra, sự chia sẻ xã hội cũng tạo ra sự tương tác và thảo luận về thương hiệu, đẩy mạnh nhận thức và tạo dựng sự quan tâm từ khách hàng tiềm năng.

Tăng doanh thu hiệu quả

Với việc tạo ra trải nghiệm độc đáo và tương tác tích cực với khách hàng, Experiential Marketing có khả năng tăng doanh thu hiệu quả. Khi khách hàng trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ một cách trực tiếp, họ có xu hướng nhận thức sâu hơn về giá trị và lợi ích mà thương hiệu mang lại. Điều này tạo ra một động lực mạnh mẽ để khách hàng mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ, dẫn đến tăng doanh số bán hàng và doanh thu.

Đọc thêm: 7Ps Marketing là gì? Top trường đào tạo Marketing

3. Cách lập một kế hoạch chiến dịch Experiential Marketing

Quan sát vào tìm nguồn cảm hứng

Quan sát những hoạt động experiential marketing mà thương hiệu đã khởi chạy trong quá khứ, những chiến dịch trải nghiệm mà đối thủ cạnh tranh cùng ngành đã và đang làm thành công. Tìm ra công thức chung? Điều gì làm nên thành công của những chiến dịch ấy? Điểm gì khiến bạn cảm thấy đặc biệt? Quan sát, thu thập và đánh giá cùng với mọi người trong team để có được cái nhìn tổng quan nhất. Đây cũng là cách bạn tìm cảm hứng cho các chiến dịch tiếp theo sau.

Lấy khách hàng làm cơ sở

Trước khi bắt đầu một kế hoạch nào, điều quan trọng nhất chính là việc xác định khách hàng hiện tại của bạn là ai, qua đó xác định được yếu tố trải nghiệm nào sẽ giúp bạn gây chú ý thành công với công chúng. Ngoài ra, việc nghiên cứu khách hàng còn giúp bạn phát hiện nhiều insight ở các thị trường mới.  Thêm nữa, bạn nên xem xét việc phân khúc khách hàng để tìm ra nhóm khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.

Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng thông qua các bài đánh giá, khảo sát ngắn hay các trang mạng xã hội. Biết những điều họ thích và hiểu những gì họ cần là cơ sở giúp bạn tạo ra cảm xúc trong những trải nghiệm thực tế.

Củng cố mục tiêu

Bạn phải xác định được mục tiêu của chiến dịch Experiential Marketing như để tìm khách hàng mới, thúc đẩy bán hàng hay thâm nhập thị trường, v.v. Khi đó, bạn có thể bắt đầu chuẩn bị và tập trung vào đúng nhóm khách hàng tiềm năng để đạt mục tiêu đã đề ra.

Hơn nữa, trong giai đoạn này, việc xác định thương hiệu của bạn cũng rất quan trọng. Điều này giúp bạn hiểu chính xác những gì mà thương hiệu muốn truyền tải về giá trị và văn hóa của thương hiệu.

Xác định KPI

Trước chiến dịch, bắt buộc phải hiểu thành công sẽ được đánh giá như thế nào. Nhìn lại các mục tiêu mà chiến dịch đã đặt ra, tìm ra cách để đo lường tốt nhất KPIs và các dữ liệu mà thương hiệu muốn thu thập từ khách hàng là gì. Experiential Marketing là cách tốt nhất để lấy các dữ liệu về cảm xúc và phản hồi từ những người tham gia.

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều cần các mục tiêu cụ thể về thương hiệu và mọi các quyết định quan trọng đều phải cân nhắc các mục tiêu này. Việc nắm rõ KPIs sẽ giúp thương hiệu đưa ra những quyết định đúng đắn nhất.

Tạo một ngân sách

Mọi chiến dịch muốn thực thi điều cần có một khoản ngân sách nhất định. Ngân sách cho các hoạt động marketing giúp đảm bảo ROI cho doanh nghiệp. Điều này đặc biệt đúng với hoạt động Experiential Marketing vì ngân sách này còn bao gồm hoạt động của nhiều bộ phận, nhưng cũng hoạt động với các công cụ marketing truyền thống.

Triển khai kế hoạch Marketing đa kênh

Experiential Marketing không chỉ tồn tại độc lập, mà cần được tích hợp với các kênh truyền thông khác. Kết hợp với truyền thông trực tuyến, truyền thông xã hội và các kênh quảng cáo khác để tạo ra sự lan tỏa và tăng cường tầm nhìn của trải nghiệm. Sử dụng mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến để chia sẻ hình ảnh, video và câu chuyện về trải nghiệm của khách hàng, tạo ra sự lan toả tự nhiên và thu hút được sự chú ý từ cộng đồng mạng.

Phụ thuộc vào những mục tiêu của chiến dịch, hoạt động marketing mang tính trải nghiệm có thể được giới thiệu tại một địa điểm thực tế. Hãy nhớ rằng, experiential marketing không nhất thiết phải là một dạng tương tác. Các hoạt động trải nghiệm có thể là livestream, gắn thẻ trên mạng xã hội. Bạn có thể phân khúc công chúng của mình để tiếp cận đến họ, có thể đó là một địa điểm cụ thể, email, hoặc qua mạng xã hội, v.v.

Đo lường, phân tích và cải thiện

Đo lường hiệu quả của chiến dịch để đánh giá được mức độ thành công. Tuỳ vào loại trải nghiệm mà thương hiệu bạn chọn, các chỉ số đo lường cũng sẽ khác nhau. Khi bạn tạo trải nghiệm tương tác trên mạng xã hội, chỉ số bạn cần quan tâm thường sẽ liên quan đến tỷ lệ tương tác, độ viral, mức độ thảo luận và thậm chí có thể là tỷ lệ mua hàng thành công. Đánh giá dữ liệu cũng là một cách để bạn biết mình cần tiếp tục phát huy điểm mạnh nào, khắc phục điểm yếu nào trong tương lai.

Tài liệu VietJack

Đọc thêm: Quản trị Marketing và những cơ hội nghề nghiệp cùng mức lương hấp dẫn

4. Tác động của Experiential Marketing tới người tiêu dùng và thương hiệu như thế nào?

Tăng doanh thu hiệu quả

Nhắc đến Experiential Marketing, thường chúng ta sẽ nghĩ tới những sự kiện diễn ra hoành tráng, sôi động nhằm mục đích giới thiệu và xây dựng lòng trung thành của khách hàng. Tuy nhiên, ngoài việc giúp doanh nghiệp tạo ra danh tiếng thì có tới 79% các doanh nghiệp cho rằng marketing trải nghiệm giúp họ thúc đẩy doanh số. Bởi lẽ, khách hàng sẽ không chỉ mua sản phẩm không mà họ còn mua lấy cảm giác được trở thành một phần của “cuộc vui”.

Trong năm 2011, Slurpee đã tung ra một chiến dịch khuyến mãi táo báo trong vòng 24h mang tên “Bring your own cups” ở Úc, cho phép tất cả khách hàng của mình đem bất cứ loại ly nào để đựng thức uống của Slurpee với giá không đổi ở các cửa hàng 7-Eleven. Ngay lập tức chiến dịch đã tạo nên một “cơn sốt” điên cuồng và tăng doanh số của Slurpee lên tới 270% sau khi chiến dịch kết thúc.

Mang đến trải nghiệm cao

Các hoạt động experiential marketing có thể “chạm” tới mọi giác quan của khách hàng. Khiến họ thêm yêu và hiểu về thương hiệu. Như trong chiến dịch “Hello Happiness Phone Booth” của Coca-Cola vào năm 2014, nhằm tăng brand love tại thị trường UAE, thương hiệu đã đặt các bốt điện thoại công cộng dành cho tầng lớp công nhân nghèo đến từ Nam Á ở UAR nhằm giúp họ có cơ hội dễ dàng gọi điện cho người thân.

Kết quả của chiến dịch này đã đem về cho thương hiệu những con số vô cùng ấn tượng: BEI (Brand Equity Index) tăng 13,55%, nhận được 1,5 triệu đô tiền earned media và 830 triệu lượt hiển thị trên các trang mạng xã hội.

Giúp sản phẩm nổi bật

Trong thời đại mà thông tin được lan truyền với tốc độ chóng mặt, thì một hoạt động experiential marketing với thông điệp độc đáo sẽ giúp thương hiệu nổi bật trên các kênh truyền thông mà không cần tốn quá nhiều chi phí.

Trải nghiệm sâu sắc giá trị thương hiệu

Marketing trải nghiệm cho phép thương hiệu truyền đạt và tạo ra trải nghiệm sâu sắc về giá trị của mình. Khách hàng không chỉ nhìn thấy một thông điệp truyền thông, mà họ còhàng.n trải qua và cảm nhận giá trị đó một cách thực tế. Việc tạo ra những trải nghiệm đặc biệt và ý nghĩa giúp thương hiệu tạo dựng một hình ảnh mạnh mẽ và tạo lòng tin từ khách 

5. Năm chiến dịch Marketing trải nghiệm nổi tiếng

REFINERY29: 29ROOMS

Trong 3 năm gần đây, Refinery29 đã tổ chức sự kiện một sự kiện mang tên 29Rooms. Đây là một ngôi nhà tương tác về phong cách, văn hóa và công nghệ. Mỗi năm, 29Rooms sẽ có một chủ đề khác nhau. Người tham gia được khuyến khích bước vào từng phòng và sử dụng môi trường xung quanh để tạo ra một thứ gì đó.

Chẳng hạn, mời người tham gia đeo găng tay boxing và đấm vào các bao trong phòng, mỗi cú đấm sẽ phát ra những âm thanh khác nhau và khi kết nối chúng lại sẽ tạo ra một bản một bản giao hưởng. Đây chắc chắn sẽ là một trải nghiệm khó quên với những người tham gia.

Red Bull: Stratos

Ngày 14 tháng 10 năm 2012, bạn có thể đã xem một buổi livestream của cú nhảy “Stratos”. Chiến dịch marketing toàn cầu mang tên Stratos, với sự góp mặt của vận động viên nhảy dù người áo Felix Baumgartner đã thiết lập một kỷ lục thế giới về bộ môn nhảy dù.

Red Bull đã phát trực tuyến toàn bộ sự kiện và thu hút hơn 8 triệu người xem – lượt xem cao nhất với bất kỳ livestream nào từng được phát sóng trên YouTube.

Đọc thêm: Ngành quản trị khách sạn là gng việc Quản trị khì? Ai phù hợp với khách sạn?

GE: Healthymagination

GE mời các chuyên gia trong ngành đến trải nghiệm sáng kiến Healthymagination.  Mục đích chính của hoạt động là thúc đẩy các giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn cầu, đặc biệt tại các vùng kém phát triển. GE đã tạo ra một phim trường đại diện cho các môi trường chăm sóc sức khỏe: một phòng khám tại tại đô thị, một phòng cấp cứu và một phòng khám ở châu Phi.

Tiếp đó, các bác sĩ sẽ chia sẻ trải nghiệm của họ nhằm minh họa cách mà Công nghệ chăm sóc sức khỏe của GE hoạt động trong từng bối cảnh cụ thể trước 700 người tham gia. Sau sự kiện, thương hiệu đã nhận được đánh giá tích cực về hoạt động Experiential Marketing. Theo đó, 71% người tham gia chia sẻ trải nghiệm này.

Facebook: Facebook IQ Live

Đối với trải nghiệm Facebook IQ Live, dữ liệu được sử dụng để quản lý các cảnh trực tiếp mô tả dữ liệu. Trong đó, IQ Mart là một cài đặt bán lẻ đại diện cho con đường dẫn chuyển đổi của người mua sắm online khi sử dụng mạng xã hội để mua hàng.Chiến dịch không chỉ đáng nhớ, mà còn chứng minh sự hữu ích khi có 93% người tham gia trong hơn 1500 người nói rằng, trải nghiệm cung cấp cho họ những thông tin hữu ích về cách sử dụng facebook cho kinh doanh.

Zappos: “Google Cupcake phục kích”

Để quảng bá cho ứng dụng ảnh mới của mình, Google đã thực hiện một hoạt động thú vị. Bằng cách bán những chiếc bánh cupcake với giá là một tấm hình được chụp bằng ứng dụng của Google. Và thực sự, điều gì tốt hơn 1 chiếc cupcake miễn phí? Zappos trả lời “Đó là một chiếc đồng hồ hoặc một đôi giày miễn phí”. Điều thú vị của chiến dịch này  cho thấy giá trị của việc hợp tác hai thương hiệu theo trải nghiệm như thế nào. Cả Google và Zappos đang theo đuổi hai lĩnh vực kinh doanh khác nhau nhưng họ không cạnh tranh nhau, thay vào đó họ thúc đẩy lẫn nhau.

Tương tự như một sự kiện quảng cáo đã giúp cho các hoạt động marketing trải nghiệm trở nên có nghĩa hơn và trở thành trung tâm của sự kiện. Do đó, việc kết hợp yếu tố trải nghiệm và marketing với nhau không chỉ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu marketing của mình mà còn khiến khách hàng cảm thấy mình được trân trọng giống như một phần của thương hiệu hơn. 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về Experiential Marketing là gì? Lợi ích của Tiếp thị trải nghiệm.Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng và thực hành hiệu quả.

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!