Food Technology ngành là gì? TOP công việc của ngành công nghệ thực phẩm

Công nghệ thực phẩm trong tiếng anh có tên là Food Technology, đây là ngành học về lĩnh vực bảo quản, chế biến nông sản; nghiên cứu sản phẩm mới, nguyên liệu mới;...1900 - tin tức việc làm tổng hợp bài viết công việc của ngành công nghệ thực phẩm giúp bạn nắm vững kiến thức và cung cấp thông tin hữu ích trong công việc. 

1. Ngành công nghệ thực phẩm là gì?  

Công nghệ thực phẩm trong tiếng anh có tên là Food Technology, đây là ngành học về lĩnh vực bảo quản, chế biến nông sản; nghiên cứu sản phẩm mới, nguyên liệu mới; kiểm tra và đánh giá chất lượng chế biến và chất lượng thực phẩm; vận hành dây chuyền sản xuất thực phẩm – bảo quản, tạo ra nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm hay hóa học, v.v.

Ứng dụng của ngành này rất đa dạng và có ích đối với đời sống hàng ngày của chúng ta. Do đó cơ hội việc làm ngành công nghệ thực phẩm rất rộng mở.

2. Cơ hội việc làm ngành công nghệ thực phẩm hiện nay

Công nghệ thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày bởi mức độ phức tạp trong nhu cầu ở con người đang gia tăng mạnh mẽ.

Cụ thể hơn là tại Việt Nam, dân số hơn 90 triệu người và tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm 7,5%, nhu cầu tiêu dùng đối với các thực phẩm chế biến ngày càng lớn và phong phú cả về chất lượng lẫn mẫu mã, đặc biệt là sản phẩm sạch. Bên cạnh những ngành chính như nước giải khát, rượu, bia, sữa và các sản phẩm từ sữa, tinh bột, v.v., nhiều lĩnh vực khác về công nghệ thực phẩm cũng dần được mở rộng, hứa hẹn sẽ trở thành ngành kinh tế chủ lực tại Việt Nam trong thời gian tới.

Mặc dù Việt Nam đang là một trong những nước dẫn đầu về xuất khẩu các sản phẩm nông sản, các dòng sản phẩm chế biến sẵn lại chưa được chú trọng khai thác hiệu quả. Nguyên nhân chính xuất phát từ sự chênh lệch về trình độ nhân lực và trình độ công nghệ, trang thiết bị. Do nước ta còn đang thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn cao và tay nghề vững vàng trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm, vì thế cơ hội thể hiện bản thân và phát triển nghề nghiệp sẽ rất rộng mở nếu bạn theo học ngành này.

Đọc thêm: Công nghệ thực phẩm là gì? Mức lương và triển vọng nghề nghiệp hiện nay

3. Top công việc của ngành công nghệ thực phẩm 

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ thực phẩm có thể làm việc tại các đơn vị, doanh nghiệp liên quan đến chế biến lương thực và thực phẩm (cà phê, đồ hộp, thịt, cá, sữa, chè, v.v.), vệ sinh an toàn thực phẩm, mua bán xuất nhập khẩu; phòng quản lý Vệ sinh An toàn thực phẩm của Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, v.v. Ngoài ra, sinh viên còn có thể trở thành các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng hay dinh dưỡng lâm sàng tiết chế, làm việc tại các bộ phận liên quan đến việc kiểm nghiệm, bảo đảm chất lượng v.v. của các trung tâm dinh dưỡng, trung tâm y tế và y tế dự phòng, v.v.

Top công việc của ngành công nghệ thực phẩm:

4. Các trường đào tạo ngành công nghệ thực phẩm tại Việt Nam 

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Chặng đường hơn 10 năm xây dựng và phát triển, 15 năm đào tạo, Khoa CNTP không ngừng mở rộng quy mô và ngành nghề, bậc học đào tạo. Từ lúc chỉ đào tạo đại học ngành Bảo quản chế biến nông sản (hiện đổi thành Công nghệ sau thu hoạch), nay đã được bổ sung thêm ngành Công nghệ thực phẩm. Đã mở đào tạo Cao học ngành Công nghệ Sau thu hoạch từ năm 2007. Trong năm 2013, Khoa tiếp tục mở lớp đào tạo đại học chuyên ngành Vệ sinh an toàn thực phẩm, hướng tới chuyên ngành đào tạo thạc sỹ quốc tế về Quản lý chất lượng và Vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong thời gian qua, Khoa đã đào tạo ra trường gần 15000 kỹ sư ngành Bảo quản – Chế biến nông sản, Công nghệ sau thu hoạch, Công nghệ thực phẩm. Trong những năm gần đây, nhu cầu sinh viên theo học các ngành này của Khoa tăng cao. Hiện có gần 2000 sinh viên đại học, liên thông, học viên cao học đang học tập tại Khoa.

Điểm chuẩn ngành Công nghệ thực phẩm Học viện nông nghiệp Việt Nam

Năm 2021 2022 2023
Điểm chuẩn 17,5 16 19

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN

Ngành Khoa học và công nghệ thực phẩm được xây dựng và bắt đầu tuyển sinh từ năm 2020. Chương trình đào tạo trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên, kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật, có kỹ năng thực hành nghề nghiệp, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc hướng dẫn, truyền bá, phổ biến kiến thức và giải quyết những vấn đề thuộc ngành Khoa học và công nghệ thực phẩm.

Điểm chuẩn ngành Công nghệ thực phẩm Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN

Năm 2021 2022 2023
Điểm chuẩn 25,45 24,7 24,35

Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp

Với tinh thần nỗ lực phấn đấu, không ngừng trau dồi trình độ chuyên môn, khoa Công nghệ thực phẩm đã có những bước tiến dài trong công tác đào tạo. Từ đào tạo hệ cao đẳng, theo tiến trình phát triển của Nhà trường, khoa đã đào tạo hệ Đại học vào năm 2007 và mở đào tạo Thạc sĩ Công nghệ thực phẩm năm 2018. Trong quá trình hoạt động, tập thể sư phạm khoa Công nghệ thực phẩm luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cung cấp cho xã hội một lực lượng lớn kỹ sư, cử nhân công nghệ thực phẩm đang làm việc, cống hiến trên mọi miền Tổ quốc. Với sự nỗ lực phấn đấu, tập thể khoa đã vinh dự được nhận nhiều bằng khen, giải thưởng cao quý.

Điểm chuẩn ngành Công nghệ thực phẩm Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp

Năm 2021 2022 2023
Điểm chuẩn 17 21 20

Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên

Tiền thân của Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm là bộ môn Công nghệ sinh học và Bảo quản chế biến, trực thuộc khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Năm 2010, Khoa Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm (CNSH-CNTP) được thành lập theo quyết định số 405/QĐ - ĐHTN ngày 06 tháng 05 năm 2010 của Giám đốc Đại học Thái Nguyên. Đến năm 2024, để phù hợp với tiến trình phát triển của đơn vị và nhằm đáp ứng tốt hơn các yêu cầu đào tạo, hợp tác, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm được thành lập theo Nghị quyết số 04/NQ-HĐT ngày 30 tháng 01 năm 2024 của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Điểm chuẩn ngành Công nghệ thực phẩm Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên

Năm 2021 2022 2023
Điểm chuẩn 15 15 15

Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh

Đến năm 2020, Khoa Công Nghệ Thực Phẩm sẽ là một trong những trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ xuất sắc nhất và là nơi cung cấp nguồn nhân lực được đào tạo tốt và có trình độ cao cho ngành Công Nghệ Thực Phẩm tại Việt Nam. Khoa Công Nghệ Thực Phẩm cung cấp các chương trình đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của người dân Nam Bộ và đem lại lợi ích cho đất nước. Đào tạo nguồn nhân lực được trang bị các phẩm chất tiên tiến: nắm vững kiến thức chuyên môn, có kỹ năng thực hành thành thạo và kỹ năng ứng dụng tốt đáp ứng cho nhu cầu phát triển của đất nước, theo kịp nhịp độ phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Điểm chuẩn ngành Công nghệ thực phẩm Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh

Năm 2021 2022 2023
Điểm chuẩn 23 21 21,25

Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm được trang bị cơ sở vật chất hiện đại với 18 phòng thí nghiệm và xưởng thực tập nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo, học tập và nghiên cứu khoa học của CBGD và SV của các ngành Công nghệ Thực phẩm, Công nghệ Kỹ thuật Môi trường và Công nghệ Kỹ thuật Hóa học. Bên cạnh đó, khoa cũng đang đào tạo Sau đại học bậc Thạc sĩ và Tiến sĩ các ngành trên, góp phần vào hệ thống giáo dục chất lượng cao của nhà trường.

Điểm chuẩn ngành Công nghệ thực phẩm Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Năm 2021 2022 2023
Điểm chuẩn 24,5 17 22,94

Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Đến năm 2025, Khoa Công nghệ thực phẩm trở thành đơn vị uy tín hàng đầu về đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm và đảm bảo chất lượng tại Việt Nam và trong khối ASEAN. Đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm và đảm bảo chất lượng. Nghiên cứu chuyển giao công nghệ, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp và xã hội.

Điểm chuẩn ngành Công nghệ thực phẩm Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh

Năm 2021 2022 2023
Điểm chuẩn 24 22,5 24

5. Xin việc ngành công nghệ thực phẩm ở đâu? 

Có thể kể ra một số tập đoàn, các công ty lớn trong lĩnh vực thực phẩm, đồ uống Việt Nam đã rất quen thuộc với chúng ta như Kinh Đô, Sài Gòn Food, Tân Hiệp Phát, Trung Nguyên, Vinamilk, Hữu Nghị Food, TH True Milk, Vina Acecook, Vissan, Cholimex, T&T Group, Vinacafe, Masan, v.v.

Cơ hội ứng tuyển vào ngành công nghệ thực phẩm tại các công ty liên doanh nước ngoài cũng như tập đoàn đa quốc gia có trụ sở tại Việt Nam cũng đang rất rộng mở và đang trở thành xu hướng cho nhân lực trẻ. Ví dụ như Heineken, Nestle, Pepsico, Kewpie, Cargill, Coca-cola, Zagro, Carlsberg, Sabeco, Abbott, Ajinomoto, v.v.

Các công ty này luôn muốn tìm kiếm những nhân sự giỏi cho rất nhiều vị trí để bạn có thể thử sức. Bên cạnh đó, các bạn trẻ hoàn toàn có thể bắt đầu sự nghiệp của mình tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tích lũy thêm kinh nghiệm thực tế, chuyên môn, tạo bước đệm vững chắc và để có cơ hội thăng tiến cao hơn khi sang các tập đoàn lớn.

Đọc thêm: Công việc của Thực tập sinh Công nghệ Thực phẩm là gì?

6. Mức lương ngành công nghệ thực phẩm

Mức lương khởi điểm của sinh viên sau khi học Công nghệ thực phẩm: Mức lương trung bình trong ngành công nghệ thực phẩm tại Mỹ là  hơn 1,2 tỷ đồng/năm. Với người mới ra trường, chưa có kinh nghiệm, thu nhập sẽ ở mức gần 800 triệu đồng/năm.

Ở Việt Nam, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ thực phẩm mới ra trường sẽ có được mức lương khởi điểm nằm trong khoảng từ 4 – 5 triệu/tháng. Đây là những vị trí không yêu cầu cần trình độ cao và chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ cơ bản. Mức lương này tương đương với đa số các ngành nghề khác.

Công nghệ thực phẩm là một ngành đã bắt đầu phát triển mạnh trên thế giới từ những năm 1970. Tuy nhiên, tại Việt Nam ngành này mới chỉ phát triển mạnh hơn trong khoảng 20 năm gần đây. Ở Mỹ, những chuyên gia công nghệ thực phẩm có kinh nghiệm có thể nhận mức lương tới hơn 2 tỷ đồng/năm. Trong khi đó, ở Việt Nam, với 3 – 5 năm kinh nghiệm, bạn sẽ nhận mức lương từ 7 đến 10 triệu đồng/tháng. Từ 5 năm trở lên, còn tùy thuộc vào trình độ, kỹ năng và đóng góp mà mức lương của chuyên gia công nghệ thực phẩm có thể lên tới 50 – 70 triệu đồng/tháng.

Như vậy, 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về Food Technology. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được nhiều thông tin hơn liên quan tới công việc của ngành công nghệ thực phẩm.

Đọc thêm: Review các công ty hàng đầu

Cẩm nang nghề nghiệp chi tiết nhất

Tham khảo mức lương hơn 1000 công việc phổ biến

Tổng hợp TOP công ty hàng đầu đa lĩnh vực

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!