Forwarder là gì ? Vai trò của Forwarder trong xuất nhập khẩu

Nhu cầu mua bán hàng hóa từ xa ngày càng lớn dẫn tới các hoạt động giao nhận vận tải ngày càng mở rộng, từ đó sinh ra khái niệm Freight Forwarder hay Forwarder. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng 1900 - tin tức việc làm chia sẻ với bạn những thông tin chi tiết về nó nhé !

1. Forwarder là gì ?

Forwarder (Freight Forwarder) là thuật ngữ chỉ cá nhân hoặc tổ chức (doanh nghiệp) cung cấp các dịch vụ giao nhận hàng hóa. Họ đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa người gửi hàng và người nhận hàng. Forwarder là bên sẽ nhận hàng từ tay 1 chủ hàng (trường hợp chỉ có duy nhất 1 FWD), hoặc gom hàng lẻ từ nhiều chủ hàng khác nhau thành một lô hàng lớn, sau đó thuê hãng vận chuyển (hãng tàu/hãng hàng không) để vận chuyển hàng, và giao đến tay người nhận hàng theo hợp đồng.

Ví dụ: Một công ty ở Đà Nẵng muốn xuất khẩu 1 container 40″ hàng than củi sang Incheon, Hàn Quốc. Freight Forwarder sẽ thu xếp ký hợp đồng vận tải nhận chuyển lô hàng này với công ty kia. Sau đó, Freight Forwarder sẽ tìm hãng tàu nào phù hợp (chẳng hạn Hanjin Shipping) để thuê vận chuyển container này tới cảng đích.

Tài liệu VietJack

2. Vai trò của Forwarder trong xuất nhập khẩu

Forwarder giữ một trọng trách rất quan trọng để giúp việc vận chuyển hàng hóa từ nơi xuất đến nơi nhận diễn ra thuận lợi, suôn sẻ.

  • Xử lý thủ tục xuất nhập khẩu nhanh gọn: với kinh nghiệm lâu năm trong nghề, Forwarder sẽ hiểu rõ các bước cần xử lý cho những lô hàng xuất nhập khẩu giúp hàng hoá được giao đúng tiến độ.
  • Forwarder có thể liên kết với mạng lưới hãng tàu và nhà vận chuyển lớn: hơn chủ hàng. Điều này giúp họ có thể chọn được phương án vận chuyển và hãng vận chuyển phù hợp với nhu cầu của bạn nhất. Nếu không, bạn sẽ phải mất rất nhiều thời gian để làm điều này đấy.
  • Nhận được mức giá ưu đãi: Nhờ vào mối quan hệ rộng đó, họ có thể thương lượng và nhận được mức giá ưu đãi từ các hãng vận chuyển. Điều mà hầu như bạn sẽ không dễ dàng tự thực hiện được và đôi khi dễ bị “hố” khi mặc cả cước phí nếu bạn không rành.
  • Tiết kiệm chi phí cho chủ hàng lẻ: Forwarder không những là trung gian vận chuyển mà còn hỗ trợ rất nhiều đối với các chủ hàng đi hàng lẻ. Với số lượng hàng ít bạn sẽ phải trả mức phí khá cao nếu liên hệ trực tiếp với hãng đấy. Lúc này, Forwarder là người đứng ra gom hàng lẻ để đóng container giúp chủ hàng tiết kiệm khá nhiều chi phí.
  •  Tiết kiệm thời gian, công sức: Forwarder sẽ tìm kiếm được các tuyến đường vận chuyển nhanh nhất, tốt nhất. Họ sẽ tư vấn các hãng vận tải thích hợp nhất với từng doanh nghiệp khác nhau. Bên cạnh đó, họ còn sắp xếp các lô hàng để vận chuyển tới vị trí đích. Việc làm này sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức.

Tài liệu VietJack

Đọc thêm: Thiếu định hướng nghề nghiệp là gì? Lý do khiến sinh viên làm trái ngành

3. Sự khác nhau giữa Logistics và Freight Forwarding

Logistics

Chịu trách nhiệm vận tải hàng hóa đến các cảng quốc tế đa quốc gia dưới nhiều hình thức vận chuyển hàng không, đường thủy,... bao gồm giao đến tận kho người nhận. Bên cạnh đó, Logistics còn hỗ trợ các vấn đề về bảo hiểm hàng hóa, gửi hàng mẫu và hỗ trợ thực hiện các chứng từ quốc tế từ đơn hàng LCL (Less than Container Load) đến FCL (Full container load).

Forwarding

Đóng vai trò là cầu nối giữa những khách hàng nhỏ lẻ với hãng tàu. Forwarder có thể thu nhiều hàng nhỏ và đóng thành một container hàng, do đó, họ dễ dàng lấy được giá tốt cho khách hàng giúp tiết kiệm chi phí và lựa chọn được hãng tàu thuận tiện. Về vấn đề thông quan, Forwarder có thể hoàn tất hồ sơ thông quan và nộp thuế xuất nhập khẩu thay chủ hàng, hỗ trợ các chứng từ liên quan như vận đơn (B/L), giấy phép xuất nhập khẩu giấy chứng nhận xuất xứ (C/O).

Do sự tương đương về nhiệm vụ và trách nhiệm nên nhiều người bị nhầm lẫn giữa Logistics và Freight Forwarding. Logistics rộng lớn hơn Forwarder và chịu trách nhiệm nhiều quy trình hơn Forwarder. Logistics bao gồm một chuỗi các hoạt động đóng gói, lưu trữ hàng hóa, lưu thông kho bãi, vận chuyển hàng hóa,...

Đọc thêm: Ngành kinh tế phát triển là gì? Mức lương, cơ hội việc làm và trường đào tạo

4. Cơ hội việc làm ngành Freight Forwarder

Hiện nay, với nhu cầu giao thương quốc tế ngày càng cao, các công ty dịch vụ xuất hiện ngày càng nhiều, cơ hội cho những bạn sinh viên theo nghề forwarding là rất cao. Bên cạnh đó, vì là môi trường làm việc cho việc đi hàng quốc tế, trách nhiệm và những kỹ năng cần thiết là yếu tố quan trọng nên mức lương của họ cũng không kém phần hấp dẫn. 

Nhân viên bán hàng 

Những nhân viên bán dịch vụ và cước vận chuyển sẽ có trách nhiệm liên lạc với khách hàng mới thông qua điện thoại hoặc email hay các trang mạng xã hội để chào bán dịch vụ của công ty. Sale Forwarder được đào tạo những kiến thức về xuất nhập khẩu để tư vấn, báo giá và chốt sale với khách hàng.

Nhân viên chăm sóc khách hàng 

Công việc chủ yếu của nhân viên chăm sóc khách hàng là liên lạc với những khách hàng cũ để hỗ trợ giải đáp thắc mắc, chăm sóc khách hàng. Đôi khi customer service sẽ làm công việc tư vấn và chốt sale với những khách hàng chủ động tìm đến công ty.

Đọc thêm: Công việc ngành Xuất nhập khẩu mới nhất 2024

Documentation/ Document Staff

Nhân viên chứng từ có trách nhiệm soạn các bộ chứng từ để thực hiện thủ tục hành chính và thông quan các yêu cầu của khách hàng hoặc các bộ phận khác. Họ sẽ liên hệ với hãng tàu để đặt lịch và soạn thảo các hóa đơn, C/O,... 

Operation Staff: Còn được gọi tắt là Ops - là nhân viên chịu trách nhiệm giao nhận và hiện trường. Công việc này đòi hỏi sức khỏe tốt và không ngại vấn đề đi lại thường xuyên. Họ thường phải đi lại các cơ quan để thực hiện thủ tục, giấy tờ và khai báo hải quan cho khách hàng.

Customs Clearance

Vị trí này đòi hỏi bạn phải có kiến thức vững chắc về thủ tục hải quan vì đối tượng làm việc thường xuyên là các giấy tờ xuất nhập khẩu. Customs Clearance sẽ chuẩn bị, kiểm tra và thực hiện các tài liệu, tờ khai hải quan để nộp cho bên phía hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa nhập hoặc xuất. 

Nhân viên quản lý vận tải đường bộ

Nhân viên quản lý vận tải đường bộ có trách nhiệm thực hiện các công tác về quản lý và điều hành việc vận chuyển đường bộ. Quy trình này hỗ trợ cho việc lấy hàng tại kho của khách và vận chuyển đến cảng.

Đọc thêm: Bảng đánh giá nhân sự là gì? Các tiêu chí đánh giá nhân sự bao gồm gì?

Tài liệu VietJack

5. Các hình thức dịch vụ của Forwarder

Trong mọi lĩnh vực, các vấn đề của các doanh nghiệp nhỏ hoặc mới bắt đầu sẽ không còn là vấn đề vì sự xuất hiện của những công ty dịch vụ. Ngành xuất nhập khẩu cũng thể, Forwarder không chỉ chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa mà còn cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ khác. Có thể thấy khi hàng hóa được vận chuyển đến các cảng biển hay cảng hàng không sẽ phải làm thủ tục hải quan cho hàng hóa Forwarder sẽ hỗ trợ doanh nghiệp hoàn tất những hồ sơ thông quan, nộp thuế xuất nhập khẩu và những chứng từ liên quan để hàng được lên tàu hoặc được lấy hàng ra.

Hiện Forwarder cung cấp các dịch vụ phổ biến như:

  • Thông quan: đơn vị Forwarder sẽ giúp các doanh nghiệp thực hiện hết tất cả các hồ sơ, thủ tục. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ nộp các thuế xuất nhập khẩu thay các doanh nghiệp.
  • Dịch vụ giải quyết các vấn đề về chứng từ: xử lý các chứng từ có liên quan như vận đơn, giấy phép xuất nhập khẩu, giấy chứng nhận xuất xứ, nguồn gốc,...
  • Vận tải biên giới, vận tải nội địa
  • Quản lý các hoạt động logistics, tồn kho và chuỗi cung ứng.
  • Ngoài việc cung cấp các dịch vụ đã kể trên, đơn vị Forwarder còn là nơi cung cấp các thông tin về thương mại quốc tế. Họ sẽ là người tư vấn, hỗ trợ cho khách hàng vào lĩnh vực ngoại thương.

Forwarder là một thị trường việc làm lớn, rất màu mỡ nếu bạn mới tìm hiểu và chưa có kinh nghiệm về lĩnh vực này, bạn nên nắm rõ để hiểu hơn. Như vậy 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về chức năng của Forwarder. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng của Forwarder và thực hành hiệu quả.

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!