Development Economics là gì? Mức lương, cơ hội việc làm và trường đào tạo ngành Kinh tế Phát triển

Ngành kinh tế phát triển có tên tiếng Anh là Development Economics. Đây là ngành mà người học sẽ có cơ hội học hỏi rất nhiều kiến thức về kinh tế, khoa học xã hội,…1900 - tin tức việc làm tổng hợp bài viết Ngành kinh tế phát triển là gì? giúp bạn nắm vững kiến thức và cung cấp thông tin hữu ích trong công việc.

1. Tìm hiểu chung về ngành Kinh tế phát triển - Development Economics

Ngành kinh tế phát triển có tên tiếng Anh là Development Economics. Đây là ngành mà người học sẽ có cơ hội học hỏi rất nhiều kiến thức về kinh tế, khoa học xã hội,… Ngành học tập trung vào nghiên cứu và khám phá, giải thích sự tăng trưởng và xu hướng phát triển kinh tế thế giới.

Qua quá trình tìm hiểu, phân tích, ngành nghề sẽ giúp các bạn sinh viên biết được cơ sở lý thuyết và thực tiễn về sự phát triển kinh tế quốc tế, điều mà các quốc gia đang trên đà phát triển có thể nhìn vào để cải thiện những gì mình còn thiếu sót. Từ đó tìm ra đúng lối đi riêng giúp kinh tế nước mình phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Tài liệu VietJack

 2. Ngành kinh tế phát triển học những gì?

Theo học ngành kinh tế phát triển, sinh viên sẽ được tiếp cận, mở rộng kiến thức về cả lý thuyết lẫn thực hành trong lĩnh vực kinh tế vi mô, vĩ mô, kinh tế tài nguyên và môi trường, chính sách công bên cạnh các học phần đại cương bắt buộc. Đặc biệt, các bạn sẽ nắm được hệ thống lý thuyết về kinh tế, phương pháp khai phá dữ liệu, hoạch định chính sách,… để áp dụng giải quyết những vấn đề doanh nghiệp gặp phải trên hành trình phát triển của mình. Các học phần bắt buộc cần học trong ngành Kinh tế phát triển bao gồm:

  • Kinh tế vĩ mô I + II
  • Kinh tế phát triển
  • Dự báo kinh tế và phân tích dữ liệu
  • Thẩm định đầu tư công
  • Kinh tế môi trường
  • Phương pháp nghiên cứu kinh tế 
  • Tài chính phát triển
  • Thẩm định dự án đầu tư
  • Quản lý khu vực công
  • Kỹ thuật phân tích chính sách

Bên cạnh đó, các bạn học sinh còn được bổ sung kỹ năng mềm như khả năng ngoại ngữ, đàm phán, lên kế hoạch, giao tiếp tốt,… để sau khi tốt nghiệp có thể thích ứng với mọi hoàn cảnh công việc.

 3. Ngành kinh tế phát triển có cơ hội việc làm rộng mở không? 

Trong những năm vừa qua, ngành kinh tế phát triển thu hút đông đảo sinh viên theo học, đặc biệt các sinh viên nữ. Số lượng sinh viên theo thống kê tại các trường luôn đáp ứng chỉ tiêu. Điều này cho thấy đây là ngành rất được ưa chuộng hiện nay. Ngành kinh tế phát triển có cơ hội việc làm được các chuyên gia dự đoán tăng trưởng mạnh. Nắm được yếu tố cốt lõi, các bạn sinh viên muốn phát triển bản thân, có nguồn thu nhập ổn định đã kịp nắm bắt cơ hội để theo học và trau dồi kiến thức ngành nghề.

Ngành kinh tế phát triển có cơ hội việc làm được các chuyên gia dự đoán tăng trưởng mạnh. Đây sẽ là ngành có cơ hội việc làm đa dạng và linh động với nhiều ngành nghề hiện có. Cùng với đó, xu hướng làm trái ngành hiện nay cũng phổ biến, kinh tế phát triển được coi là một ngành năng động, phù hợp với đa dạng vị trí công việc. 

Tài liệu VietJack

Tìm hiểu thêm:

Việc làm Nghiên cứu Kinh tế đang tuyển dụng mới nhất 

Việc làm Giảng viên Kinh tế mới cập nhật 

4. Ngành kinh tế phát triển thi khối gì?

Các trường đào tạo ngành kinh tế phát triển hiện nay tuyển sinh tập trung vào tổ hợp môn bao gồm khối

  • A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh)
  • D01 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh).

Ngoài xét theo tổ hợp môn điểm thi tốt nghiệp THPT, một số trường tuyến sinh ngành kinh tế phát triển cũng có thể căn cứ vào học bạ, xét trúng tuyển thẳng.

5. Học ngành kinh tế phát triển ra trường làm gì?

Nhiều bạn sinh viên theo học ngành kinh tế phát triển vẫn khá mông lung vì không biết cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường ra sao, có thể xin vào những đơn vị nào? Có nhiều cơ hội cho các bạn lựa chọn việc làm như ứng tuyển vào cơ quan nhà nước, nghiên cứu, làm việc cho doanh nghiệp tư nhân nước ngoài hoặc kinh doanh tự do. Các vị trí việc làm sinh viên có thể ứng tuyển sau khi ra trường ngành kinh tế phát triển:

  • Nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học: Với những bạn học sinh có thành tích cao trong quá trình học tập, đủ tiêu chuẩn để trở thành giảng viên có thể sẽ được trường giữ lại công tác, đào tạo thế hệ sau.
  • Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước: Nếu bạn muốn ứng tuyển làm trong nhà nước, có thể thi tuyển công chức vào các phòng ban tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,… Tại đây, bạn sẽ được tham gia vào việc xác định thực trạng nền kinh tế, định hướng kế hoạch phát triển kinh tế khu vực và quốc gia,…

Tài liệu VietJack

  • Chuyên viên/nhân viên phân tích đầu tư: Có kiến thức kinh tế vững chắc, công việc của một chuyên viên/nhân viên phân tích đầu tư cũng rất phù hợp cho bạn. Nhiệm vụ chính của công việc này là phân tích tài chính, nghiên cứu, thẩm định các dự án đầu tư,…
  • Quản lý dự án, kế hoạch: Với kỹ năng lập kế hoạch kinh doanh, đánh giá vấn đề trong doanh nghiệp sát sao, bạn có thể đảm nhận tốt công việc của nhân viên dự án, nhân viên kế hoạch.
  • Nhân viên kinh doanh: Trở thành nhân viên kinh doanh là vị trí phổ biến cho những bạn học ngành kinh tế phát triển. Công việc này không đòi hỏi yêu cầu quá cao, chỉ cần kỹ năng mềm cơ bản là bạn có thể làm tốt ở các doanh nghiệp kinh doanh đa lĩnh vực.

Truy cập ngay: 

Việc làm Chuyên viên/nhân viên phân tích đầu tư 

Việc làm Quản lý dự án, kế hoạch

Việc làm Nhân viên kinh doanh

6. Học kinh tế phát triển tại trường nào?

Hiện nay, có rất nhiều trường đào tạo ngành kinh tế phát triển. Dưới đây là tổng hợp những trường hot kèm tổ hợp xét tuyển, điểm chuẩn các năm gần nhất. Các bạn hãy tham khảo nhé.

  • Học viện Chính sách và Phát triển:  Tổ hợp xét tuyển gồm A00, A01, C02, D01.
  • Đại học Kinh tế, đại học Quốc gia Hà Nội: Tổ hợp xét tuyển A01, D01, D09, D10
  • Đại học Kinh tế Quốc dân:  Tổ hợp xét tuyển  A00, A01, D01, D07.
  • Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Đại học Thái Nguyên: Tổ hợp xét tuyển A00, A01, C04, D01
  • Đại học Nha Trang: Tổ hợp xét tuyển A01, D01, D07, D96
  • Đại học Phạm Văn Đồng: Tổ hợp xét tuyển A00, A01, D01

Qua quá trình tìm hiểu, phân tích, ngành nghề sẽ giúp các bạn sinh viên biết được cơ sở lý thuyết và thực tiễn về sự phát triển kinh tế quốc tế, điều mà các quốc gia đang trên đà phát triển có thể nhìn vào để cải thiện những gì mình còn thiếu sót.Như vậy 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về chức năng của Ngành kinh tế phát triển. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng của Ngành kinh tế phát triển và thực hành hiệu quả.

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!