1. FTA là gì?
FTA – Free trade area (tiếng Anh) hay còn có tên gọi khác là Hiệp định thương mại tự do. Đây được xem là hình thức liên kết giữa các quốc gia để xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Từ đó sẽ hình thành một thị trường kinh doanh buôn bán có sự thống nhất về cả hàng hóa và dịch vụ.
Cho đến thời điểm hiện tại mỗi quốc gia đều quy định rõ các định nghĩa FTA cho riêng mình để tạo sự tăng trưởng đa dạng trong nền kinh tế của đất nước. Để hiểu theo một cách chung nhất thì FTA là thỏa thuận giữa hai hay nhiều quốc gia khác nhau nhằm mục đích tự do hóa thương mại của một nhóm ngành hàng nhất định thông qua việc cắt giảm thuế, đưa ra những quy định có lợi cho việc trao đổi, buôn bán hàng hóa giữa các bên. Tại thời điểm ký kết, FTA còn cho phép các quốc gia thực hiện xúc tiến tự do đầu tư, chuyển giao công nghệ, lao động, môi trường…
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. Đặc điểm của FTA
FTA có một số đặc điểm thường thấy như sau:
- Giữa các quốc gia thành viên tham gia vào FTA thuế quan, hạn ngạch sẽ được giảm hoặc xóa bỏ hoàn toàn.
- Các FTA sẽ đóng vai trò thúc đẩy thương mại hóa giữa các quốc gia thành viên. Đồng thời, cho phép họ tăng chuyên môn hóa tương ứng với lợi thế của quốc gia.
- Để phát triển FTA, tất cả các quốc gia thành viên phải thiết lập quy tắc về cách vận hành FTA. Chẳng hạn, mỗi nước phải làm thủ tục hải quan nào? Thuế quan cần phải làm, mức thuế đóng bao nhiêu? Các quốc gia tham gia FTA sẽ giải quyết tranh chấp ra sao? Cách thức vận chuyển hàng hóa cho thương mại là gì? Quyền sở hữu trí tuệ sẽ được quản lý và bảo vệ như thế nào?
- Cố gắng tạo sự cân bằng giữa lợi ích các bên sao cho phù hợp với ảnh hưởng chính trị và quyền lực của từng quốc gia.
- Tạo cơ hội phát triển mới cho các nước thành viên trong FTA.
3. Nội dung chính của FTA
Nội dung chính của FTA sẽ tùy thuộc vào thỏa thuận, bàn bạc giữa các bên mà sẽ có sự thay đổi sao cho phù hợp. Nhưng nhìn chung FTA sẽ có các nội dung cơ bản như:
Các cam kết có liên quan tới tự do hàng hóa
Cam kết này gồm các nội dung:
- Cập nhật danh sách các ưu đãi về thuế xuất khẩu và nhập khẩu.
- Cam kết thực hiện và điều kiện để nhận được ưu đãi thuế quan và chứng nhận xuất xứ.
- Loại bỏ hoặc cắt giả hàng rào phi thuế quan, chẳng hạn như các biện pháp hạn chế/cấm xuất nhập khẩu, giấy phép xuất khẩu…
Cam kết liên quan tới tự do dịch vụ
Cam kết này soạn thảo với 2 nội dung như:
- Các điều kiện để được mở cửa thị trường dịch vụ.
- Các nguyên tắc liên quan đến việc đối xử với nhà cung cấp cấp dịch vụ nước ngoài khi họ cung cấp dịch vụ.
Các nguyên tắc trong FTA
- Tạo sự cân bằng lợi ích giữa các quốc gia
- Gây dựng được cơ hội phát triển
Đọc thêm: FTA thế hệ mới là gì? Tổng hợp 17 FTA Việt Nam đã ký kết
Các loại hình FTA
Theo như thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hiện tại đã có khoảng 200 Hiệp định thương mại tự do đã được ký kết và có hiệu lực. Theo đó, các FTA được chia làm 4 nhóm chính như:
- FTA khu vực: Đây là hiệp định tự do thương mại được ký kết giữa các tổ chức trong cùng khu vực (Ví dụ: AFTA).
- FTA song phương: Là bản hiệp định được ký kết giữa 2 nước với nhau. Ví dụ: Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA)…
- FTA đa phương: Là bản Hiệp định thương mại tự do có sự tham gia từ nhiều quốc gia với nhau (Ví dụ: TPP)
- FTA được ký giữa một tổ chức với một nước: Là bản Hiệp ước được ký kết giữa tổ chức và một quốc gia (Ví dụ: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA)…
Các hiệp định FTA mà Việt Nam đã ký kết, đàm phán
Sau đây là bảng thống kê Việt Nam đã tham gia và ký kết 14 FTA:
- Năm 1993: Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA).
- Năm 2003: Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA).
- Năm 2007: Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA).
- Năm 2008: Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP).
- Năm 2009: Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA).
- Năm 2010: Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Ấn Độ (AIFTA).
- Năm 2010: Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN -Australia-New Zealand (AANZFTA).
- Năm 2014: Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Chi Lê (VCFTA).
- Năm 2015: Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA).
- Năm 2016: Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu (VN-EAEU FTA).
- Năm 2018: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
- Năm 2019: Hiệp định Thương mại tự do ASEAN và Hồng Kông (Trung Quốc) (AHKFTA).
- Năm 2020: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA)
- Năm 2020: Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA).
4. Ý nghĩa của FTA với doanh nghiệp Việt Nam
FTA sẽ cho phép sự phát triển kinh tế của Việt Nam tiếp tục chuyển từ xuất khẩu các sản phẩm chế tạo công nghệ thấp và hàng hóa sơ cấp sang các hàng hóa công nghệ cao phức tạp hơn như điện tử, máy móc, phương tiện và thiết bị y tế.
Điều này có thể được thực hiện theo hai cách :
- Thứ nhất: Thông qua các đối tác tìm nguồn cung ứng đa dạng hơn thông qua mạng lưới thương mại lớn hơn và nhập khẩu hàng hóa trung gian rẻ hơn từ các nước đối tác, điều này sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu của Việt Nam.
- Thứ hai: Thông qua quan hệ đối tác với các công ty nước ngoài có thể chuyển giao kiến thức và công nghệ cần thiết để nhảy vào sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn. Một ví dụ về điều này là điện thoại VSmart mới ra mắt gần đây do tập đoàn Vingroup của Việt Nam sản xuất.
Việt Nam được quảng cáo là nhà sản xuất chi phí thấp với một số công ty như Samsung và Nokia thành lập nhà máy để sản xuất và sau đó xuất khẩu đồ điện tử, nhưng ví dụ mới nhất cho thấy cách Việt Nam có thể phát triển các sản phẩm của riêng mình từ việc chuyển giao bí quyết công nghệ.
Đọc thêm: Nguồn nhân lực quốc tế là gì? Đặc điểm khác biệt của nguồn nhân lực quốc tế
Những phương thức kinh doanh và công nghệ phức tạp như vậy sẽ giúp tăng năng suất lao động của Việt Nam và mở rộng khả năng xuất khẩu của đất nước.
Với các hiệp định thương mại gần đây như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), FTA EU-Việt Nam (EVFTA), FTA Anh-Việt Nam (UKVFTA) có hiệu lực và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sắp tới – Việt Nam dường như ưu tiên các đối tác thương mại hội nhập thương mại quốc tế bên ngoài ASEAN.
Các hiệp định thương mại như vậy sẽ cho phép Việt Nam tận dụng lợi thế của việc giảm thuế, cả trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và với EU và Hoa Kỳ để thu hút các công ty xuất khẩu sản xuất tại Việt Nam và xuất khẩu sang các đối tác bên ngoài ASEAN.
Báo cáo EVFTA 2018 của Phòng Thương mại Châu Âu (EuroCham) tại Việt Nam cho thấy 72% thành viên EuroCham tin rằng EVFTA sẽ giúp Việt Nam cạnh tranh hơn và biến Việt Nam thành một trung tâm cho các doanh nghiệp Châu Âu.
Đọc thêm: NGO là gì? 3 Cách phân loại các tổ chức phi chính phủ
Việc Việt Nam tham gia các thỏa thuận thương mại này cũng sẽ đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn quốc gia, từ quyền của người lao động đến bảo vệ môi trường. Cả CPTPP và EVFTA đều yêu cầu Việt Nam tuân thủ các tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Chan Lee từ ILO lưu ý rằng đây là cơ hội để Việt Nam hiện đại hóa luật lao động và hệ thống quan hệ lao động.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, FTA (Free Trade Agreement - Hiệp định Thương mại Tự do) đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng cơ hội và đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp Việt Nam. Hi vọng qua bài viết 1900 - tin tức việc làm, bạn sẽ được biết thêm nhiều thông tin hữu ích