1. NGO là gì?
NGO hay còn gọi là tổ chức phi chính phủ là thuật ngữ dùng để chỉ một tổ chức, hiệp hội, ủy văn hóa xã hội, ủy hội từ thiện, tập đoàn phi lợi nhuận hoặc các pháp nhân khác mà theo pháp luật không thuộc khu vực Nhà nước và không hoạt động vì lợi nhuận. Nghĩa là khoản lợi nhuận nếu có, không thể phân chia theo kiểu chia lợi nhuận. Tổ chức này không bao gồm các nghiệp đoàn, đảng phái chính trị, hợp tác xã phân chia lợi nhuận, hay nhà thờ hoặc chùa.
Quan niệm về Tổ chức phi chính phủ ở nước ta được hiểu như sau:Là tổ chức tự nguyện của nhân dân, có tư cách pháp nhân: Tập hợp những cá nhân có cùng đặc trưng, cùng ngành nghề, giới, sở thích, nhu cầu v.v... Hoạt động một cách thường xuyên để thực hiện mục tiêu chung là không vì mục tiêu lợi nhuận. Hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. Vai trò của các tổ chức phi chính phủ?
Các tổ chức phi chính phủ có ba vai trò chính trong việc thúc đẩy xã hội hiện đại:
Tạo điều kiện thuận lợi cho thông tin liên lạc
Đầu tiên, các tổ chức phi chính phủ có thể tạo điều kiện thuận lợi cho thông tin liên lạc từ người dân đến chính phủ và từ chính phủ đến người dân. Truyền thông hướng lên bao gồm việc thông báo cho chính phủ về những gì người dân địa phương đang nghĩ, đang làm và những gì họ cảm nhận trong khi truyền thông hướng xuống bao gồm việc thông báo cho người dân địa phương về những gì chính phủ đang lập kế hoạch và đang tiến hành thực hiện.
Tạo cơ hội cho sự tự tổ chức của xã hội.
Các tổ chức phi chính phủ tạo điều kiện cho các công dân làm việc cùng nhau một cách tự nguyện để thúc đẩy các giá trị xã hội và mục tiêu công dân, những điều quan trọng đối với họ. Họ thúc đẩy sáng kiến địa phương và giải quyết vấn đề. Thông qua hoạt động của họ trong nhiều lĩnh vực - môi trường, y tế, xóa đói giảm nghèo, văn hóa & nghệ thuật, giáo dục... NGOs phản ánh sự đa dạng của chính xã hội. Họ cũng giúp đỡ xã hội bằng cách trao quyền cho người dân và thúc đẩy sự thay đổi ở “gốc rễ” bằng cách phổ biến giáo dục cho người dân nói chung và làm cho họ nhận thức được các quyền của mình.
Tác động đến các chính sách và chương trình của chính phủ.
Điều này có thể được thực hiện thông qua nhiều phương tiện khác nhau, từ vận động và các dự án thí điểm đến tham gia vào các diễn đàn công cộng và xây dựng chính sách và kế hoạch của chính phủ. Do đó, các tổ chức phi chính phủ đóng vai trò từ những người ủng hộ người nghèo đến những người thực hiện các chương trình của chính phủ; từ những người kích động và phê bình đến các đối tác và cố vấn; từ các nhà tài trợ của các dự án thí điểm đến các hòa giải viên.
Đọc thêm: Tổ chức sự kiện (Event Operation) là gì? Quy trình khái quát tổ chức sự kiện
3. Phân loại tổ chức phi chính phủ
Phân loại theo phạm vi hoạt động
- Các tổ chức phi chính phủ mang tính chất Chính phủ (GONGO): Là các tổ chức do Chính phủ thành lập.
- Các tổ chức phi chính phủ mang tính chất Quốc gia (NNGO): là tổ chức mà các thành viên đều có chung một quốc tịch. Hội chữ thập đỏ là một ví dụ điển hình của NNGO.
- Các tổ chức phi chính phủ mang tính chất Quốc tế (INGO): là tổ chức được sáng lập bởi các thành viên mang nhiều quốc tịch khác nhau. Có phạm vi hoạt động rộng khắp trên thế giới. Các tổ chức phi chính phủ mang tính chất quốc tế phải tuân theo luật pháp của nước nhận sự hợp tác. Một số các tổ chức INGO kể đến như: Redd Barna, Save the Children organizations, OXFAM, CARE, Rockefeller Foundations...
Phân loại theo tính chất hoạt động
- Các tổ chức phi chính phủ mang tính chất trợ giúp nhóm yếu thế: Đúng như tên gọi, các NGO này thực hiện các hoạt động tổ chức các hoạt động, vận động, quyên góp nhằm mục đích trợ giúp nhóm yếu thế. Thông thường các tổ chức này sẽ hoạt động trong phạm vi quốc gia, tuy nhiên nếu lực lượng lớn mạnh, họ có thể mở rộng phạm vi hoạt động của mình ra quốc tế.
- Các tổ chức mang tính chất tôn giáo: Mục đích của các tổ chức phi chính phủ mang tính chất tôn giáo là thực hiện tâm nguyện của giáo hội, truyền bá các tư tưởng tôn giáo và phát triển tín đồ.
- Các tổ chức phi chính phủ mang tính chất hiệp hội nghề nghiệp: Thực hiện các hoạt động trợ giúp những người trong nhóm cùng hoàn cảnh trên các hoạt động đời sống xã hội đặc biệt là hội nhập. Loại NGO này có thể được thành lập trong phạm vi quốc gia, khu vực hoặc quốc tế.
Đọc thêm: Financial Analyst là gì? Quy trình tổ chức công tác phân tích tình hình tài chính
Phân loại theo cơ sở pháp lý
Nghị định 12/2012/NĐ-CP, các tổ chức phi chính phủ được chia thành hai loại:
- Các tổ chức hoạt động vì mục đích nhân đạo, phi lợi nhuận.
- Các tổ chức hoạt động hỗ trợ phát triển.
4. Nguồn vốn của tổ chức phi chính phủ ở đâu?
Mỗi tổ chức phi chính phủ có nhiều nguồn vốn đa dạng khác nhau, tùy theo tổ chức nhỏ hay lớn, vì thế tổ chức phi chính phủ dựa vào một số nguồn vốn sau đây:
Ngân sách của chính phủ
Ngân sách của chính phủ là các nguồn tài trợ từ ngân sách nhà nước ở Việt Nam, nhưng ngược lại các nước tư bản thì ngân sách nhà nước đóng vai trò quan trọng trong cung cấp nguồn vốn cho tổ chức phi chính phủ.
Các hoạt động gây quỹ
Các hoạt động gây quỹ chính là một hoạt động mà các tổ chức phi chính phủ phải làm để có thể duy trì tổ chức lâu dài, phát triển bền vững.
Tiền đóng góp, tài trợ của các tổ chức, cá nhân
Tiền đóng góp, tài trợ của các tổ chức, cá nhân là tiền mà nhiều mạnh thường quân hoạt động từ thiện, giúp đỡ cộng đồng, cung cấp nguồn vốn dồi dào đẩy mạnh phát triển tổ chức phi chính phủ vì mục đích y tế, giáo dục…
Đọc thêm: Các tổ chức quốc tế là gì? 7 lợi ích của Việt Nam khi gia nhập các tổ chức quốc tế
Hy vọng, những chia sẻ trên của 1900 - tin tức việc làm có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các tổ chức phi chính phủ từ đó có thêm nhiều những thông tin hữu ích để áp dụng vào công việc và cuộc sống.