TÌM HIỂU VỀ MÔN HỌC
1. Thông tin chung
- Tên học phần: Kinh tế đầu tư
- Tín chỉ: 03
- Tính chất: Bắt buộc
2. Mô tả học phần
Môn học nhằm trang bị cho người học một cách có hệ thống, khoa học, toàn diện các kiến thức cơ bản về các vấn đề kinh tế trong lĩnh vực đầu tư, bao gồm những lý luận chung về đầu tư và đầu tư phát triển, các nguồn huy động vốn đầu tư, quan hệ quốc tế trong hoạt động đầu tư và các giải pháp nhằm huy động có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Môn học còn cung cấp các kiến thức cơ bản trong việc lập, đánh giá dự án đầu tư, tổ chức quản lý hoạt động đầu tư dưới góc độ chủ đầu tư và dưới góc độ cơ quan quản lý nhà nước. Môn học sử dụng các kiến thức nền tảng của các môn Kinh tế vi mô và Kinh tế vĩ mô và trang bị cho sinh viên các kiến thức cần thiết để học tiếp các môn như Đầu tư quốc tế, Quản trị dự án đầu tư quốc tế, …
3. Mục tiêu của học phần đối với người học
Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng
- Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hoạt động đầu tư, môi trường đầu tư, đầu tư công, đầu tư quốc tế và đầu tư phát triển trong doanh nghiệp. Từ đó có thể vận dụng các kiến thức đã học vào hoạt động thực tế.
- Có kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết toàn diện, chuyên sâu về hoạt động đầu tư,...
- Từ các kiến thức đã học, sinh viên có thể vận dụng để tự lập cho mình một dự án đầu tư khả thi, tự lập kế hoạch huy động vốn, thẩm định về mặt tài chính của dự án. Sinh viên có thể đánh giá hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp, đầu tư quốc tế và đầu tư công của địa phương và Việt Nam.
- Kỹ năng lập dự án đầu tư và phân tích các dự án đầu tư theo các tiêu chí.
- Kỹ năng đánh giá hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp.
- Kỹ năng đánh giá các hoạt động đầu tư trong nước và quốc tế.
Mục tiêu về thái độ
- Sinh viên có tính kiên trì, sáng tạo, có thái độ học tập chăm chỉ.
GIÁO TRÌNH KINH TẾ ĐẦU TƯ
Tài liệu bao gồm:
Chương 1: Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của môn học
1. Hoạt động đầu tư và mối quan hệ giữa môn học kinh tế đầu tư với các môn học khoa học khác thuộc lĩnh vực đầu tư
2. Đối tượng nghiên cứu của môn học
3. Cơ sở lý luận và cơ sở phương pháp luận của môn học
4. Khái quát nội dung nghiên cứu của môn học
Chương 2: Những vấn đề cơ bản của đầu tư phát triển
1. Bản chất của đầu tư phát triển
2. Tác động của đầu tư phát triển đến tăng trưởng và phát triển
3. Các lý thuyết kinh tế về đầu tư
4. Phân loại đầu tư phát triển
Chương 3: Nguồn vốn đầu tư
1. Khái niệm và bản chất của nguồn vốn đầu tư
2. Các nguồn huy động vốn đầu tư
3. Điều kiện huy động có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư
Chương 4: Quản lý và kế hoạch hóa đầu tư
1. Khái niệm, mục tiêu và nguyên tắc quản lý đầu tư
2. Nội dung, phương pháp và công cụ quản lý đầu tư
3. Kế hoạch hóa hoạt động đầu tư phát triển
4. Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu đầu tư
5. Phân cấp quản lý nhà nước và thẩm quyền chấp thuận đầu tư
Chương 5: Kết quả và hiệu quả của đầu tư phát triển
1. Kết quả của hoạt động đầu tư phát triển
2. Hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển
Chương 6: Phương pháp luận về lập dự án đầu tư phát triển
1. Khái niệm
2. Nội dung
Chương 7: Thẩm định dự án đầu tư
1. Khái niệm, mục đích và yêu cầu của thẩm định dự án đầu tư
2. Căn cứ tiến hành thẩm định
3. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư
4. Nội dung thẩm định dự án đầu tư
5. Tổ chức thẩm định dự án đàu tư
Chương 8: Một số vấn đề cơ bản về đấu thầu trong các dự án đầu tư
1. Khái niệm và vai trò đấu thầu, gói thầu
2. Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu
3. Lập kế hoạch đấu thầu cho một dự án đàu tư
4. Trình tự các bước thực hiện đấu thầu đối với một gói thầu
5. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu và lựa chọn nhà thầu
Chương 9: Quan hệ quốc tế trong đầu tư
1. Bản chất và vai trò của đầu tư quốc tế
2. Các hình thức đầu tư quốc tế
3. Chuyển giao công nghệ trong đầu tư quốc tế
4. Quan hệ quốc tế trong đầu tư của Việt Nam
Xem thêm
Bài giảng học phần Kinh tế đầu tư