TÌM HIỂU VỀ MÔN HỌC
1. Thông tin chung
Tên môn học : Luật tố tụng hình sự Việt Nam
Số tín chỉ : 3
Tính chất : Bắt buộc
2. Mô tả học phần
Luật Tố tụng hình sự (TTHS) là môn học nghiên cứu về trình tự và thủ tục giải quyết vụ án hình sự. Ngày nay, nhà làm luật cũng như những người làm nghề luật ngày càng ý thức hơn vai trò quan trọng của lĩnh vực luật này. Một vụ án hình sự được giải quyết với trình tự nào, thủ tục thực hiện các hành vi tố tụng như bắt người, tạm giữ, tạm giam... như thế nào, thẩm quyền giải quyết của các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án ra sao là do Luật TTHS điều chỉnh.
Việc khai thông hay tạo ra sự ách tắc trong quá trình giải quyết vụ án hình sự chủ yếu là do thực thi Pháp luật TTHS. Người kinh doanh vì các lý do nhất định mà phải tham gia vào TTHS thì cần ý thức được quyền và nghĩa vụ của mình tham gia vào TTHS là gì để bảo vệ tốt nhất cho lợi ích của mình.
Đối tượng nghiên cứu của môn học là những vấn đề chung của Luật tố tụng hình sự, hệ thống chủ thể của quan hệ pháp luật TTHS: Cơ quan tiến hành tố tụng; Người tiến hành tố tụng; Người tham gia tố tụng; Biện pháp ngăn chặn trong TTHS; Chứng cứ và chứng minh trong TTHS; Trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
3. Mục tiêu của học phần đối với người học
Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng
Về kiến thức :
- Trang bị cho sinh viên hiểu biết về những vấn đề chung của luật Tố tụng hình sự cũng như những trình tự, thủ tục cụ thể của từng giai đoạn tố tụng.
Về kỹ năng :
- Xây dựng kỹ năng phân tích luật;
- Xây dựng kỹ năng ban đầu trong giải quyết vụ án hình sự; Kỹ năng phát hiện những sai phạm trong quá trình giải quyết vụ án hình sự từ phía cơ quan chức năng;
- Kỹ năng làm việc nhóm.
Mục tiêu về thái độ
- Sinh viên có tính kiên trì, sáng tạo, có thái độ học tập chăm chỉ.
GIÁO TRÌNH LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
Tài liệu bao gồm:
Chương 1: Những vấn đề chung của luật tố tụng hình sự
Bài 1. Khái niệm, nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự
Bài 2. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng
Bài 3. Chứng cứ trong tố tụng hình sự
Bài 4. Các biện pháp ngăn chặn
Chương 2: Các giai đoạn tố tụng hình sự
Bài 5. Khởi tố vụ án hình sự.
Bài 6. Điều tra vụ án hình sự và quyết định việc truy tố
Bài 7. Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Bài 8. Xét xử phúc thẩm
Bài 9. Thi hành bản án hoặc quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật
Chương 3:
Bài 10. Xét lại bản án và quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm thực tập sinh luật mới nhất
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm thực tập sinh pháp chế mới nhất
Mức lương của thực tập sinh luật là bao nhiêu?