TÌM HIỂU VỀ MÔN HỌC
1. Thông tin chung
- Tên học phần: Vật liệu điện điện tử ( Electronic & Electrical Materials)
- Tín chỉ: 2
- Tính chất: Bắt
- Học phần tiên quyết: Toán cao cấp, Vật lý đại cương, Hoá đại cương.
2. Mô tả học phần
VẬT LIỆU ĐIỆN ĐIỆN TỬ là môn học giúp sinh viên nghiên cứu vào các vấn đề bản chất, quyết định đến tính chất điện như: dẫn điện, cách điện, điều khiển dòng điện dẫn bên trong các lớp bán dẫn của vật liệu. Nghiên cứu các ứng dụng vật liệu trong kỹ thuật điện điện tử và công nghệ ngành điện điện tử hiện nay. Nghiên cứu các hiện tượng liên quan đến biến đổi các hiện tượng các đại lượng vật lý khác sang đại lượng điện. Nghiên cứu vật liệu cấu tạo các chi tiết khí cụ, thiết bị điện máy điện cũng như các linh kiện điện tử cơ bản, phương pháp cách thức điều khiển dòng dẫn trong lòng vật liệu. Các vật liệu mới có ứng dụng mạnh trong ngành điện như vật liệu siêu dẫn, vật liệu nano. Đây là môn học cơ sở tiền đề giúp sinh viên nhận thức sâu hơn khi bước vào các môn học chuyên ngành.
3. Mục tiêu của học phần đối với người học
Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng
- Kiến thức cơ sở trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật điện điện tử về các vật liệu được sử dụng trong ngành điện điện tử
- Khả năng phân tích, giải thích và lập luận giải quyết các vấn đề kỹ thuật liên quan đến vật liệu chế tạo các thiết bị trong ngành.
- Kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp và khả năng đọc hiểu các tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Anh
- Khả năng thiết kế, tính toán sử dụng các vật liệu tương thích trong các thiết bị
Mục tiêu về thái độ
- Sinh viên có tính kiên trì, sáng tạo, có thái độ học tập chăm chỉ.
GIÁO TRÌNH VẬT LIỆU ĐIỆN
Tài liệu bao gồm:
Chương 1: Cấu tạo và phân loại vật liệu
1. Cấu tạo của vật liệu
2. Phân loại vật liệu
Chương 2: Tính dẫn điện của điện môi
1. Khái niệm chung về điện dẫn của điện môi
2. Điện dẫn của điện môi
3. Điện dẫn của điện môi khí
4. Điện dẫn của điện môi lòng
5. Điện dẫn của điện môi rắn
6. Điện dẫn mặt của điện môi rắn
Chương 3: Sự phân cực của điện môi
1. Khái niệm về sự phân cực của hằng số điện môi
2. Các dạng về loại phân cực xảy ra trong điện môi
3. Phân loại điện môi theo dạng phân cực
4. Hằng số điện môi của chất khí
5. Hằng số điện môi của điện môi lỏng
6. Hằng số điện môi của điện môi rắn
Chương 4: Tổn hao trong điện môi
1. Khái niệm về tổn hao điện môi
2. Các dạng tổn hao trong điện môi
3. Tổn hao điện môi trong sơ đồ thay thế
4. Những yếu tố ảnh hưởng tới tổn hao điện môi
5. Tổn hao điện môi trong môi trường khí
6. Tổn hao điện môi trong môi trường lỏng
7. Tổn hao điện môi trong môi trường rắn
Chương 5: Sự phóng điện trong điện môi
1. Khái niệm
2. Sự phóng điện trong điện môi khí
3. Sự phóng điện trong điện môi lỏng
4. Sự phóng điện trong điện môi rắn
Chương 6: Tính chất cơ-lý- hóa của điện môi
1. Tính hút ẩm của điện môi
2. Tính chất cơ học của điên môi
3. Tính chất nhiệt của điện môi
4. Tính chất hóa học của điện môi và tính năng của nó dưới tác động của phát xạ có năng lượng
Chương 7: Vật liệu cách điện thể khí
Chương 8: Vật liệu cách điện thể lỏng
1. Dầu mỏ cách điện
2. Dầu tụ điện
3. Dầu cấp điện
4. Điện môi lỏng tổng hợp
Chương 9: Vật liệu cách điện thể rắn
1. Điện môi hữu cơ cao phân tử
2. Điện môi vô cơ
Chương 10: Vật liệu dẫn điện
1. Phân loại và các tính chất cơ bản của vật liệu dẫn điện
2. Vật liệu có điện dẫn cao
3. Các kim loại khác, thuốc hàn và chất làm nhày
4. Các hợp kim có điện trở cao và hợp kim làm cặp nhiệt
5. Than kĩ thuật điện
Chương 11: Vật liệu bán dẫn
1. Khái niệm chung về bán dẫn
2. Điện dẫn của bán dẫn
3. Tiếp giáp điện tử - lỗ trống
4. Một số nguyên tố có tính chất bán dẫn dùng trong kĩ thuật
5. Các hợp chất hóa học bán dẫn và các vật liệu dẫn suất cùng gốc
Chương 12: Vật liệu từ
1. Khái niệm chung về tính chất từ của vật liệu từ tính
2. Vật liệu từ mềm
3. Vật liệu từ cứng
4. Các vật liệu từ có công dụng đặc biệt
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm nhân viên bảo trì cơ điện mới nhất
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm thực tập sinh hệ thống điện mới nhất
Mức lương của thực tập sinh hệ thống điện là bao nhiêu?