1. Hệ số lương là gì?
Hệ số lương ảnh hưởng rất nhiều đến lương của các cán bộ công chức, viên chức nhà nước. Hệ số lương được quy định và điều chỉnh theo từng thời kỳ nhất định phù hợp với điều kiện kinh tế và sự phát triển của đất nước.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
Hệ số lương là chỉ số thể hiện sự chênh lệch mức tiền lương giữa các vị trí, cấp bậc công việc khác nhau dựa trên yếu tố trình độ, bằng cấp. Hệ số lương dùng để tính mức lương cho các cán bộ nhà nước hoặc cũng có thể được dùng làm căn cứ để tính mức lương cơ bản, phụ cấp và các chế độ cho nhân viên trong các doanh nghiệp.
Hệ số lương của cán bộ công chức nhà nước, của lực lượng vũ trang nhân dân, công an nhân dân hay các cán bộ làm trong các đơn vị hành chính sự nghiệp khác ở các nhóm khác nhau thì khác nhau, ở các bậc khác nhau thì khác nhau. Hệ số lương càng cao khi bậc càng cao và nhóm được xét có trình độ càng cao giữ vị trí quan trọng.
Hệ số lương là chỉ số thể hiện sự chênh lệch về ngạch lương, bậc lương của người lao động dựa trên yếu tố về bằng cấp, trình độ, cấp bậc. Hệ số lương dùng để tính mức lương cho người làm việc trong các cơ quan nhà nước hoặc cũng có thể là căn cứ tính lương cơ bản, chế độ phụ cấp cho nhân viên trong khối doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Hệ số lương sẽ phụ thuộc vào chức vụ – ngành nghề và lĩnh vực. Khi chỉ số này càng cao thì chứng tỏ người lao động ở bậc lương cao và giữ vị trí quan trong cơ quan, doanh nghiệp. Chỉ số hệ số lương sẽ được điều chỉnh theo từng thời kỳ, phù hợp với sự phát triển kinh tế của đất nước.
Hệ số lương trong tiếng Anh có nghĩa là “coefficients salary” thể hiện sự chênh lệch về mức tiền lương nhận được đối với mức lương theo ngạch và theo bậc lương cơ bản – “basic pay”. Hệ số lương là bao gồm tiền lương cơ bản, lương làm thêm giờ, lương tăng ca, các chế độ bảo hiểm xã hội trong đó.
Hệ số lương là một trong những yếu tố lương cơ bản của thang lương và bảng lương, đó là cơ sở để các doanh nghiệp, các cơ quan trả lương và tính toán các chế độ Bảo hiểm xã hội, lương làm thêm giờ, lương tăng ca, các chế độ xin nghỉ phép, … để đảm bảo quyền lợi đối với người lao động.
Đối với các đơn vị kinh doanh tư nhân thì người sử dụng lao động cũng có thể xây dựng và điều chỉnh hệ số lương sao cho phù hợp với những yêu cầu mà doanh nghiệp, đơn vị đó đề ra, đảm bảo những lợi ích giữa hai bên (doanh nghiệp và người lao động) và tuân thủ đúng với quy định của pháp luật.
Đọc thêm: Hành chính nhân sự là gì? 5 công việc và mức lương của nhân viên Hành chính
2. Hệ số lương cơ bản
Lương cơ bản là mức lương thấp nhất hay tối thiểu mà người lao động có thể nhận được khi làm việc trong một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị nào đó. Mức lương cơ bản không gồm có những khoản tiền thưởng, phụ cấp, phúc lợi và các khoản thu nhập bổ sung khác. Lương cơ bản (hay còn gọi là lương cơ sở) là khoản lương được nhân viên và chủ doanh nghiệp thỏa thuận trong buổi phỏng vấn. Lương cơ bản được sử dụng để tính toán: Mức lương trong bảng lương, mức phụ cấp, hoạt động phí, khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương này. Bản chất của lương cơ bản là căn cứ để thực hiện đóng các khoản bảo hiểm: BHXH, BHYT, BHYT cho người lao động. Hiện nay, mức đóng bảo hiểm cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ bản. Theo thời gian, lương cơ bản của người lao động sẽ có sự điều chỉnh theo quy định của doanh nghiệp.
Lương cơ sở là mức lương được dùng làm để làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương; mức phụ cấp. Và được thực hiện những chế độ khác nhau theo quy định của pháp luật áp dụng cho công chức, viên chức, cán bộ trong cơ quan Nhà nước.
Lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để người lao động và doanh nghiệp thỏa thuận để trả lương.
Như vậy, lương tối thiểu vùng và lương cơ sở không phải là lương cơ bản mà chỉ là căn cứ để xác định mức lương cơ bản của các đối tượng.
Hệ số lương cơ bản chính là hệ số nhằm mục đích cải thiện sự chênh lệch của mức tiền lương đối với các mức lương theo ngạch, theo bậc lương và mức lương tối thiểu của vùng.
Hệ số lương là một trong những yếu tố lương cơ bản của thang lương và bảng lương. Đây chính là cơ sở để các doanh nghiệp, cơ quan trả lương và tính toán chế độ bảo hiểm xã hội, làm thêm giờ, lương tăng ca, các chế độ nghỉ phép… nhằm đảm bảo quyền lợi đối với người lao động.
Đối với các đơn vị kinh doanh tư nhân thì người sử dụng lao động có thể xây dựng và điều chỉnh hệ số lương sao cho phù hợp nhất với những yêu cầu mà doanh nghiệp, đơn vị đó đề ra, đảm bảo những lợi ích giữa đôi bên và tuân thủ đúng với quy định của pháp luật.
Đọc thêm: Bao nhiêu tuổi thì được nhận lương hưu? Cách tính lương hưu mới nhất chính xác
3. Hệ số lương cơ bản hiện nay
Hệ số lương cơ bản được quy định tại Thông tư số 17/2015/TT-CLDTBXH, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP và một số văn bản pháp luật khác, cụ thể áp dụng chỉ số hệ số lương tương ứng cho từng cấp bậc, bằng cấp là mức hệ số lương cơ bản khởi điểm cho người vừa tốt nghiệp ở một trình độ nhất định, cụ thể:
- Đối với trình độ Trung cấp: Hệ số lương cơ bản là 1.86.
- Đối với trình độ Cao đẳng: Hệ số lương cơ bản là 2.10.
- Đối với trình độ Đại học: hệ số lương cơ bản là 2.34.
Bên cạnh đó, hệ số lương có thể tương ứng tăng lên theo từng cấp bậc công việc sao cho thỏa mãn mức chênh lệch nhau tối thiểu ở các bậc là 5%.
Công thức tính lương cơ bản: Lương cơ bản = Hệ số lương x Mức lương cơ sở.
Trong đó:
- Hệ số lương: Phụ thuộc vào từng ngành nghề, lĩnh vực hay chức vụ.
- Mức lương cơ sở: Mức lương cơ sở năm 2021 là 1.490.000/tháng (Căn cứ Nghị quyết số 128/2020/QH14, trong năm 2021 chưa thể thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở do ảnh hưởng của đại dịch Covid nên vẫn áp dụng mức lương cơ sở năm 2020).
Đọc thêm: Trader là gì ? Công việc và những thách thức của trader
Như vậy, 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về Hệ số lương. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được cách tính lương cán bộ công chức, viên chức nhà nước và thực hành hiệu quả.