1. Học hàm là gì?
Học hàm (tiếng anh là Academic rank) được cấp cho người có năng lực, được đào tạo và đang làm công tác giảng dạy hoặc nghiên cứu. Ở Việt Nam, học hàm bao gồm hai chức danh đó là: Phó giáo sư và Giáo sự. Hai chức danh ngày hoàn toàn độc lập và không có sự liên quan đến nhau, nên khi viết không đứng cạnh nhau.
Chủ thể cấp học hàm đó là Hội đồng chức danh Giáo sư Việt Nam dưới sự phê chuẩn của Thủ tướng Chính phủ hoặc do các các cơ quan nước ngoài bổ nhiệm.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
Những điều kiện phải đáp ứng để được cấp học hàm
Căn cứ Quyết định 37/2018/QĐ-TTg được sửa đổi bổ sung bởi Quyết định 25/2020/QĐ-TTg quy định tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư, thủ tục xét hủy bỏ công nhận chức danh và miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư, người được cấp học hàm phải đáp ứng một số điều kiện chung sau:
- Đã có học vị Tiến sĩ. Đây là nhóm học vị cao nhất thể hiện trình độ, năng lực học vấn của một người.
- Các yêu cầu về chuyên môn bổ sung như: Có đủ số giờ giảng, đủ lượng nghiên cứu sinh, đủ số lượng sách, nghiên cứu đã viết, đủ lượng bài báo đã đăng trên các tạp chí chuyên ngành, thành thạo ít nhất một ngoại ngữ và có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.
- Yêu cầu và đạo đức nghề nghiệp: Không vi phạm đạo đức nhà giáo, không đang trong thời gian bị kỷ luật, khiển trách, thi hành án; trung thực, khách quan trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động chuyên môn khác.
Đối với từng chức danh (Phó giáo sư, Giáo sư), các điều kiện tiêu chuẩn sẽ khác nhau.
Chẳng hạn, đối với tiêu chuẩn của chức danh giáo sư, ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn chung ở trên, ứng viên cần đáp ứng thêm:
- Đã có thời gian được bổ nhiệm chức danh phó giáo sư từ đủ 03 năm trở lên tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư tại Hồi đồng Giáo sư cơ sở,
- Đã chủ trì hoặc tham gia xây dựng, phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng từ trình độ đại học trở lên hoặc nhiệm vụ khoa học và công nghệ, triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ phù hợp với ngành, chuyên ngành khoa học đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư.
- Công bố ít nhất 05 bài báo khoa học hoặc/ và bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, tác phẩm nghệ thuật, thành tích huấn luyện, thi đấu thể dục thể thao đạt giải thưởng quốc tế.
- Chủ trì biên soạn sách phục vụ đào tạo từ trình độ đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư
- Chủ trì thực hiện ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ hoặc 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đã nghiệm thu kết quả từ đạt yêu cầu trở lên.
- Hướng dẫn chính ít nhất 02 nghiên cứu sinh được cấp bằng tiến sĩ.
- Bài báo khoa học quy trên là bài báo khoa học được công bố trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín.
- Ứng viên phải có ít nhất 20 điểm công trình khoa học quy đổi.
2. Học vị là gì?
Nhóm 1: Cử nhân, kỹ sư hoặc các chức danh chuyên ngành liên quan
- Tú tài: tốt nghiệp THPT
- Cử nhân: Người tốt nghiệp Đại học các khối ngành văn hóa, xã hội.
- Kỹ sư: Người tốt nghiệp Đại học các khối ngành Kỹ thuật.
- Bác sĩ, dược sĩ: Người tốt nghiệp Đại học các khối ngành y tế.
- Một số chức danh khác.
Đọc thêm: 4Ps trong marketing là gì? Ý nghĩa? Marketing học khối nào?
Nhóm 2: Thạc sĩ (tương đương Bác sĩ chuyên khoa I trong ngành y)
Điều kiện: Sau khi tốt nghiệp Đại học tiếp tục học cao học trong nước hoặc nước ngoài và nghiên cứu phát triển khóa luận Đại học chuyên sâu hơn.
Nhóm 3: Tiến sĩ (tương đương Bác sĩ chuyên khoa II trong ngành y)
Điều kiện: Tốt nghiệp thạc sĩ và đăng ký thi nghiên cứu sinh và tham gia bảo vệ đề tài nghiên cứu, đồng thời có ít nhất 2 bài báo được đăng trên tạp chí chuyên ngành.
Nhóm 4: Tiến sĩ khoa học
Điều kiện: Tiếp tục nghiên cứu đề tài rộng hơn sau khi đã tốt nghiệp tiến sĩ.
3. Cách ghi học hàm, học vị:
Các chức danh học hàm và học vị được viết tắt theo các từ tiếng Anh. Nếu các chức danh này gắn liền với ngành chuyên môn thì viết tên chuyên ngành vào sau chức danh.
Cách viết chức danh học hàm:
- Giáo sư: Prof. (Professor).
- Phó giáo sư: Assoc.Prof (Associate Professor).
Cách viết một số chức danh học vị:
- Cử nhân khoa học tự nhiên: B.S, BS, B.Sc hoặc BSc (The Bachelor of Science).
- Cử nhân quản trị kinh doanh: BBA (The Bachelor of Business Administration).
- Bác sĩ y khoa: M.D (Doctor of Medicine).
- Thạc sĩ kinh tế học: M.Econ (The Master of Economics).
- Thạc sĩ khoa học tự nhiên: M.S, M.Sc (The Master of Science).
- Tiến sĩ (nói chung): Ph.D (Doctor of Philosophy).
- Tiến sĩ khoa học: Sc.D, D.Sc, S.D, Dr.Sc (Doctor of Science).
Đọc thêm: Mô tả công việc trợ lý kinh doanh. Yêu cầu đối với trợ lý kinh doanh
4. Cách viết tắt học hàm học vị tiếng Anh
Trong Tiếng Anh, cách ghi học hàm học vị như sau:
- Học vị Cử nhân xã hội: BA (viết tắt của chữ Bachelor of Arts).
- Học vị Cử nhân khoa học tự nhiên: B.Sc hoặc BS (viết tắt của chữ Bachelor of Science).
- Chức danh Bác sĩ y khoa: M.D (viết tắt của chữ Doctor of Medicine).
- Học vị Thạc sĩ khoa học: M.Sc hoặc M.S. (viết tắt của chữ Master of Science).
- Học vị Tiến sĩ: Ph.D, PhD, D.Phil, Dr.Phil (viết tắt của chữ Doctor of Philosophy).
- Học vị Tiến sĩ khoa học: Sc.D, D.Sc, S.D, Dr.Sc (viết tắt của chữ Doctor of Science).
- Học hàm Phó giáo sư: Assoc.Prof (viết tắt của chữ Associate Professor).
- Học hàm Giáo sư: Prof. (viết tắt của chữ Professor)
Đọc thêm: Cổ phiếu thưởng là gì? Cổ phiếu thưởng khác cổ tức như thế nào?
Như vậy, tùy theo chức danh mà các điều kiện tiêu chuẩn để được cấp học hàm cũng khác nhau. 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về học hàm học vị. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được các bậc học hàm học vị ở Việt Nam!
Được cập nhật 11/05/2024
300 lượt xem