1. Holding Company là gì?
Holding Company là một mô hình công ty mẹ dưới hình thức tập đoàn hay công ty trách nhiệm hữu hạn. Công ty Holding sở hữu đủ số cổ phiếu cần thiết để nắm trong tay quyền biểu quyết ở một công ty khác (gọi là công ty con). Các công ty con này có thể hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của công ty Holding hoặc do công ty Holding góp vốn đầu tư.
Trên thực tế công ty Holding có quyền kiểm soát các chính sách và giám sát các quyết định quản lý của công ty con. Tuy nhiên, công ty Holding sẽ không can dự vào các chiến lược và cách thức hoạt động của các công ty con. Hay nói cách khác, nó chỉ duy trì vai trò chính là giám sát mà thôi.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. Phân loại Holding Company
Công ty Holding hiện nay có 3 loại phổ biến là:
- Operating Holding Company: Operating Holding Company (công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh) chính là ngoài việc đầu tư vốn vào các công ty con thì còn có thể tham gia điều hành trực tiếp các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Investment Holding Company: Investment Holding Company công ty đầu tư) là công ty holding tập trung đầu tư và thu hổi vốn từ lợi nhuận của mà công ty con mang lại.
- Management Holding Company: Management Holding Company (công ty Holding quản lý điều hành) chính là công ty mẹ có thể trực tiếp can thiệp vào hoạt đồng điều hành của công ty con, thu lợi nhuận từ lợi nhuận của công ty con.
Đọc thêm: Sứ mệnh công ty là gì? 3 bước thiết lập sứ mệnh cho doanh nghiệp
3. Đặc điểm của công ty Holding
Ưu điểm của Holding Company
Ưu điểm của Holding Company là gì mà có nhiều chủ doanh nghiệp theo đuổi loại hình này đến vậy? Có thể kể đến một vài thế mạnh nổi bật của mô hình công ty Holding như sau:
- Danh tính chủ sở hữu công ty Holding được giữ kín, không được biết đến nhiều và không truyền bá trong giới truyền thông.
- Cắt giảm được chi phí nộp thuế nhờ chia nhỏ quy mô công ty, đặt công ty con tại các khu vực có thuế suất thấp hơn.
- Việc chia các công ty con thành nhiều lĩnh vực khác nhau giúp dễ dàng thu hút vốn đầu tư. Bởi vì hầu hết các nhà đầu tư chỉ chú ý đến một lĩnh vực nhất định mà họ quan tâm.
- Chi phí doanh nghiệp được tối ưu hóa bằng cách thực hiện cho vay giữa các công ty con với nhau, chuyển dịch vốn và lợi nhuận.
- Tránh được rủi ro bị đổ vỡ theo dây chuyền. Khi một công ty con có nguy cơ phá sản sẽ chỉ làm giảm giá trị hoặc lỗ vốn ở công ty Holding mà thôi. Nó sẽ không gây ảnh hưởng lớn đến mức khiến cả chuỗi công ty đều bị sụp đổ. Điều này được xem là một cách tự vệ của các công ty có quy mô tầm cỡ.
Hạn chế của mô hình Holding Company
Hạn chế lớn nhất của mô hình Holding Company có lẽ là xung đột lợi ích giữa các cổ đông ở công ty Holding cũng như ở các công ty con, tạo thành mâu thuẫn nội bộ. Việc phân chia lợi nhuận giữa các cổ đông chắc chắn sẽ có sự khác biệt và dễ gây nên mâu thuẫn giữa công ty con với công ty Holding. Tuy nhiên, bên Holding sẽ thường “thắng thế” vì sở hữu nhiều cổ phần và có quyền quản lý, kiểm soát các công ty con.
4. Quy trình để lập công ty Holding
- Bước 1: Nộp hồ sơ lên phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư. Nếu như chuẩn bị đúng mẫu hồ sơ theo quy định. Chỉ sau 3 – 5 ngày làm việc thì doanh nghiệp sẽ nhận được chứng nhận thành lập công ty.
Đọc thêm: Nghề phiên dịch tiếng Trung là gì? Top 5 công ty dịch thuật tiếng Trung uy tín tại Hà Nội
- Bước 2: Trong vòng 30 ngày sau khi có được giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp. Đại diện pháp nhân sẽ cần phải tiến hành công bố nội dung thành lập công ty holding tại cổng thông tin điện tử về đăng ký kinh doanh của cơ quan chức năng: dangkykinhdoanh.gov.vn
- Bước 3: Sau khi nhận được giấy đăng ký kinh doanh, giám đốc công ty nắm giữ sẽ cần phải tiến hành khắc con dấu và treo bảng hiệu. Các con dấu khi được khắc cũng đều phải được công bố lên cho bộ phận đăng ký kinh doanh của sở kế hoạch đầu tư tại địa phương được biết.
- Bước 4: Mở tài khoản ngân hàng tại các ngân hàng thương mại. Khi mở tài khoản, đại diện pháp lý của doanh nghiệp cần phải đem theo các giấy tờ gồm: giấy tờ tùy thân của người đứng đầu, chứng nhận thành lập công ty holding. Sau khi tài khoản được mở xong, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thông báo mã số ngân hàng cho cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Đọc thêm: Bạn đem lại giá trị gì cho doanh nghiệp? 7 lợi ích bạn đem lại cho công ty
- Bước 5: Các thủ tục khác mà doanh nghiệp cần phải thực hiện gồm: mua chữ ký điện tử, tuyển dụng bộ phận kế toán, phát hành hóa đơn giá trị gia tăng… Đây cũng chính là bước cuối cùng để hoàn thành.
Hy vọng, những chia sẻ trên của 1900 - tin tức việc làm có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về Holding Company từ đó có thêm nhiều những thông tin hữu ích để áp dụng vào công việc và cuộc sống.
Được cập nhật 06/04/2024
323 lượt xem