Operation là gì? Chức năng của Operations trong doanh nghiệp

Operation chính là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng của một doanh nghiệp. Vậy Operation là gì? Chức năng của Operations trong doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng 1900-Tin tức việc làm tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Operation là gì?

Operation có nghĩa là vận hành hoạt động. Khi được ứng dụng vào lĩnh vực kinh doanh, Operation trở thành một bộ phận chức năng trong doanh nghiệp. Nhiệm vụ chính của vị bộ phận này là thiết lập kế hoạch và thực hiện hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Bộ phận operation giữ vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Bởi vì bộ phận này chính là nơi tạo ra các kế hoạch, chiến lược và những định hướng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp trong ngắn và dài hạn. Hơn nữa việc triển khai các hoạt động kinh doanh chính là nguồn thu, nguồn lợi nhuận của doanh nghiệp. Không có hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển được.

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

2. Chức năng của bộ phận Operation

Bộ phận Operation tác động rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy nên, nhiệm vụ của bộ phận này mang tính chuyên môn cao, bao gồm các hoạt động dưới đây.

Lên kế hoạch kinh doanh

Bộ phận operation có nhiệm vụ lập các kế hoạch kinh doanh hàng năm cũng như đưa ra các kế hoạch kinh doanh ngắn, trung và dài hạn cho doanh nghiệp. Các kế hoạch này cần phải đảm bảo tính phù hợp đối với các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp theo từng thời kỳ.

Tổ chức, triển khai các kế hoạch kinh doanh

Ngoài việc lập kế hoạch kinh doanh, bộ phận operation đồng thời cũng có đảm nhận việc tổ chức thực hiện một số kế hoạch kinh doanh đã được cấp trên phê duyệt. Bên cạnh đó, bộ phận có trách nhiệm chỉ đạo, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch và tổ chức đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch.

Đọc thêm: Operations Supervisor – Giám sát vận hành. Yêu Cầu Công Việc Giám Sát Vận Hành

Thực hiện kế hoạch phát triển thị trường, tiếp thị sản phẩm

Để đảm bảo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thì bộ phận operation cần phải đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị cũng như không ngừng tìm kiếm thị trường và phát triển thêm các sản phẩm mới. Các hoạt động này không chỉ đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp không ngừng được mở rộng và phát triển.

Đào tạo nhân sự phòng Operation

Một doanh nghiệp muốn phát triển ngày càng bền vững cần quan tâm đến việc xây dựng, và phát triển nguồn nhân lực. Chính vì vậy, bộ phận operation cần đề xuất thêm và xây dựng những kế hoạch đào tạo cho toàn bộ nhân viên của doanh nghiệp.

Thêm vào đó, operation còn thực hiện những nhiệm vụ khác theo sự phân công, chỉ đạo của cấp trên. Chung quy lại, công việc của bộ phận operation tương đối nhiều nhưng chất lượng công việc và hiệu quả luôn được tối ưu.

3. Những yêu cầu đối với nhân viên operation 

Nếu bạn yêu thích công việc của một nhân viên Operation thì dưới đây là những kỹ năng, kiến thức mà bạn cần chuẩn bị.

Bằng cấp

Bằng cấp là điều đầu tiên doanh nghiệp xem xét khi bạn muốn trở thành nhân viên của bộ phận Operation. Tùy vào cấp bậc và nhu cầu tuyển dụng mà yêu cầu về bằng cấp cho vị trí này cũng khác nhau.

Đối với vị trí nhân viên, nhà tuyển dụng thường chỉ yêu cầu Bằng tốt nghiệp THPT. Nhưng đối với vị trí quản lý hoặc trưởng phòng, bạn cần phải có Bằng tốt nghiệp đại học ở các chuyên ngành có liên quan.

Kinh nghiệm và trình độ chuyên môn

Đối với nhân viên vận hành, đa phần các nhà tuyển dụng không yêu cầu kinh nghiệm. Trong quá trình làm việc, bạn sẽ được đào tạo kỹ năng vận hành đầy đủ và chi tiết. Tuy nhiên, nếu như bạn đã có sẵn hiểu biết cơ bản và kinh nghiệm vận hành thì bạn sẽ ghi điểm đối với nhà tuyển dụng tốt hơn.

Về vị trí quản lý, trưởng phòng, nhà tuyển dụng thường yêu cầu phải có kinh nghiệm làm việc từ 3 - 5 năm ở vị trí tương đương. Điều này cũng dễ hiểu bởi ở vị trí này, bạn không chỉ cần có chuyên môn vững mà còn cần kỹ năng quản lý, giải quyết vấn đề…

Các kỹ năng cần thiết

Các kỹ năng cần trang bị khi làm việc ở bộ phận Operation là gì? Bên cạnh kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, ứng viên cần tự trang bị cho mình các kỹ năng khác liên quan như:

- Sự chỉn chu, tỉ mỉ trong từng công việc;

- Kỹ năng giao tiếp, ứng xử và khả năng teamwork tốt;

- Hiểu biết về máy móc và có kiến thức sơ lược về vận hành máy;

- Khả năng chịu được áp lực công việc cao;

- Có thể sắp xếp thời gian, công việc để làm thêm giờ.

Đối với vị trí trưởng phòng, quản lý, ngoài những kỹ năng kể trên, ứng viên cần trang bị thêm một vài kỹ năng khác:

- Khả năng chịu được áp lực công việc lớn từ nhiều phía;

- Khả năng lãnh đạo, quản lý và chỉ đạo nhân viên thực hiện nhiệm vụ được giao;

- Kỹ năng quản lý tài chính, ngân sách, quản lý dòng tiền

- Kỹ năng thiết lập kế hoạch công việc, điều phối và quản lý thời gian hiệu quả;

- Kỹ năng cân đối và thiết lập quan hệ tốt đẹp với quản lý, đối tác và nhân viên.

Đọc thêm: Director of Operations là gì? – Giám đốc vận hành

4. Bộ phận Operation trong các doanh nghiệp khác nhau

Ở mỗi doanh nghiệp khác nhau, bộ phận Operation cũng sẽ có những nhiệm vụ khác nhau. Cụ thể như:

Operation tại các doanh nghiệp bán lẻ 

Có nhiệm vụ quản lý số lượng hàng tồn kho. Theo đó, bộ phận này cần kiểm tra dữ liệu bán hàng và thống kê mặt hàng nào bán chạy, mặt hàng nào còn tồn nhiều. Đồng thời, thực hiện các thỏa thuận mức giá, điều khoản tốt hơn với khách hàng nhằm tăng sinh lợi nhuận cho công ty.

Operation tại nhà hàng, doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm 

Đảm nhận nhiệm vụ quản lý hàng tồn kho, thu mua và chuẩn bị thực phẩm, quản lý nhân sự. Ngoài ra, bộ phận này còn phải thực hiện dịch vụ chăm sóc khách hàng và nâng cao trải nghiệm khách hàng nhằm đạt được kết quả kinh doanh đã đề ra.

Đọc thêm: Project Plan là gì ? Ý nghĩa và vai trò của việc lập kế hoạch

Operation trong doanh nghiệp dịch vụ 

Đảm nhận nhiệm vụ tương tác với khách hàng, xem xét quy trình và quản lý tác động có ảnh hưởng đến dịch vụ đó. Doanh nghiệp thường chia thành hai nhóm Operation chính là nhóm quản lý khách hàng và nhóm quản trị kinh doanh.

Operation trong doanh nghiệp sản xuất 

Đảm nhận nhiệm vụ lên ý tưởng để cải tiến hiệu quả sản xuất. Họ phải đánh giá hiệu quả công việc và phải tìm ra cách mua, sử dụng và sản xuất, vận chuyển hàng hóa sao cho kết quả đạt được tối ưu nhất.

Operation trong doanh nghiệp kỹ thuật số 

Đảm nhận nhiệm vụ tối ưu tuyển dụng, đào tạo và tư vấn cho nhân viên trong doanh nghiệp. Operation sẽ phải sắp xếp công việc và tính toán chi tiết thời gian hoàn thành công việc để tối ưu chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

Đọc thêm: Khen thưởng nhân viên là gì? Tại sao nên khen thưởng nhân viên thường xuyên

Để một doanh nghiệp phát triển bền vững, không thể thiếu đi vai trò của Operation. Hi vọng với bài viết trên,1900 - tin tức việc làm   đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để áp dụng vào công việc và cuộc sống.

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!