1. Kỹ năng lắng nghe lời phê bình
Kỹ năng lắng nghe lời phê bình chính là lắng nghe những ý kiến đánh giá từ người khác. Rèn luyện kỹ năng lắng nghe là cả một nghệ thuật. Đó không chỉ đơn thuần là nghe qua. Nó đòi hỏi người nghe phải biết chủ động trong buổi nói chuyện cũng như biết cách kết hợp một số kỹ năng sống và kỹ thuật nhất định.
Mỗi người đều có sự tự ái, và chúng ta thường hay khuếch đại sự tự ái thành tự trọng. Dẹp bỏ tự ái để thẳng thắn nhìn vào lỗi sai, điểm yến là một việc không dễ. Nói cách khác, trong các kĩ năng mềm mà một cá nhân cần trang bị, kĩ năng chấp nhận phê bình, lắng nghe và học hỏi từ lời phê bình là một kĩ năng mang đầy thách thức.
Lắng nghe những lời phê bình, rút ra kinh nghiệm từ đó và sửa đi những lỗi sai trong lần thất bại trước, bạn sẽ có thành công trong lần sau. Chúng ta cần những lời phê bình thiết thực và bất kì những ai có thể nhìn ra sai lầm của chúng ta đều là những người thầy cho ta học hỏi.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. Những điều cần biết về kỹ năng lắng nghe lời phê bình
Dẹp bỏ lòng tự ái
Nếu những sai lầm của chúng ta không được nhìn nhận và sửa chữa, chúng sẽ tích lại và càng ngày càng lớn. Chính sự cố chấp, tự ái là bức tường dày ngăn cản bạn vứt bỏ đi những sai lầm. Chỉ có dẹp bỏ lòng tự ái, biết lắng nghe và hành động không do dự mới giúp bạn dẹp bỏ đi được những sai lầm mà bạn đã vấp phải. Tự ái là không tốt, và bạn cần dẹp bỏ nó đi.
Giữ cho bản thân thật bình tĩnh và không đổ lỗi
Chẳng mấy ai thích nghe người khác chê mình, ít nhiều chúng ta cũng sẽ phản ứng lại những lời phê bình đó. Hãy giữ tinh thần bình tĩnh để lắng nghe lời góp ý, không nên phản ứng lại một cách nóng nảy vì tinh thần không bĩnh tĩnh sẽ càng làm cho sự việc đi theo hướng xấu hơn.
Bạn cần biết cầu thị, lắng nghe sẽ giúp người phê bình góp ý chân thành hơn. Khi có người phê bình đừng chỉ biết đổ lỗi của mình cho ai hoặc điều gì khác.
Đọc thêm: 8 điều "ghi điểm" trong mắt nhà tuyển dụng khi giới thiệu bản thân
Hãy nghĩ xem bạn có được gì từ lời phê bình đó
Có những lời phê bình đôi khi không phải là mang lại ý tốt đẹp cho chúng ta mà mang tính chê bai, giễu cợt. Nhưng không phải tất cả lời phê bình đều như vậy. Những lời góp ý chân thành và đúng đắn đôi khi đến từ những nguồn không chính thống. Dù có tức giận hay không thoải mái thì bạn hãy nghĩ đến bạn nhận được những gì từ lời phê bình đó. Từ những góp ý của người khác, bạn có thể phát triển thêm kỹ năng cho riêng mình.
Biết cách lắng nghe
Nếu ai đó phê bình bạn thì bạn cần biết lắng nghe thì mới có được sự thống nhất từ hai phía. Khi người đối diện đang nói thì hãy để cho họ trình bày hết quan điểm, lời góp ý đừng có xen ngang vội. Bạn cũng không nên phản bác lại những lời không hợp lý trong câu nói của họ ngay. Hãy suy nghĩ và làm rõ điểm chính trong lời phê bình của người khác để họ có thể kiểm tra lại những điểm sai trong lời nói của họ.
Lắng nghe lời phê bình và tự rút ra kinh nghiệm không phải là dễ nhưng đó là điều cần thiết để bạn trưởng thành trong cuộc sống, công việc.
Nói lời cảm ơn với người góp ý với mình
Dù người khác góp ý ít hay nhiều chúng ta nên cảm ơn họ. Vì chúng ta cũng nhận được khá nhiều lợi ích từ những phê bình của học. Lời cảm ơn không có nghĩa bạn hoàn toàn đồng ý mà đó là sự quan tâm, trân trọng của bạn với những gì người khác nói về bạn. Việc chúng ta không dễ dàng đón nhận những lời phê bình cũng giống như việc người khác thấy khó khăn khi phải phê bình bạn. Hãy cảm ơn tới họ.
Một khi chúng ta có điểm yếu, điểm chưa tốt thì lời phê bình là cách tốt để bản thân chúng ta hiểu về nó. Bạn sẽ trưởng thành hơn nhờ lời góp ý từ xung quanh để hoàn thiện bản thân. Chúng ta cần dẹp bỏ lòng tự ái và dám nhìn nhận thất bại của chính mình thì mới phát triển được.
Đọc thêm: Ngành Truyền thông là gì? 12 đặc điểm của người làm Truyền thông
3. Cách ứng xử khi nhận chỉ trích
Đừng hoảng sợ
Khi những lời chỉ trích đầu tiên đến tai bạn, bạn có thể cảm thấy hoảng sợ, lo lắng. Nhưng những lời chỉ trích không nhất thiết có nghĩa là công việc của bạn đang có hiệu quả kém hoặc sếp của bạn nghĩ rằng bạn không đủ năng lực.
Trên thực tế, nó hoàn toàn ngược lại. Hãy lưu ý rằng những lời chỉ trích chỉ ra rằng sếp của bạn muốn thấy những thay đổi từ bạn trong tương lai. Họ vẫn mong muốn bạn phải chăm chỉ làm việc và khắc phục mọi vấn đề.
Xây dựng kế hoạch khắc phục
Bạn thậm chí có thể coi những lời chỉ trích như một cơ hội để có được thông tin nội bộ về cách gây ấn tượng với sếp của bạn. Đây chính là cơ hội vàng để thực hiện các thay đổi đối với hiệu suất của bạn.
Đầu tiên, bạn hãy xác định vấn đề trong công việc của bạn khiến bạn bị chỉ trích như vậy. Sau đó liệt kê các giải pháp để khắc phục và lên kế hoạch cụ thể để thực hiện giải pháp. Điều quan trọng là bạn hãy hẹn lịch với sếp của mình để kiểm tra lại kết quả công việc sau khi bạn đã cải thiện nó.
Đọc thêm: Sự ra đời của thung lũng Silicon (Silicon Valley)
Kiểm tra cảm xúc của bạn khi nghe chỉ trích
Nghe thì có vẻ dễ dàng, nhưng đôi khi phần khó nhất của việc lắng nghe những lời chỉ trích là ngăn cảm xúc của bạn chiếm lĩnh. Sự xúc động thái quá, những cơn nóng nảy, thái độ phòng thủ sẽ thôi thúc bạn đến việc cãi lại lời sếp hay bày tỏ thái độ không tốt với anh ta. Không điều nào trong số đó sẽ ghi điểm cho bạn trong môi trường văn phòng.
Nếu bạn dự đoán sẽ nhận được những lời chỉ trích trong cuộc họp và biết rằng cảm xúc của bạn có thể ảnh hưởng tốt nhất đến bạn. Bạn nên cho phép bản thân chỉ lắng nghe trong cuộc họp. Sau đó, trang bị cho mình một câu nói đơn giản như: “Cảm ơn anh/chị đã chia sẻ điều này với tôi, tôi sẽ cần một chút thời gian để suy nghĩ lại.”
Sau đó, bạn có thể hẹn thảo luận với sếp của mình vào một ngày sau đó, sau khi bạn đã thu thập được thông tin và bình tĩnh hơn. Bạn cũng hoàn toàn có thể yêu cầu nghỉ ngơi để bản thân có thời gian suy nghĩ.
Đồng ý hay Không đồng ý với lời chỉ trích
Khi đón nhận những chỉ trích, bạn có quyền đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến đó. Tuy nhiên, ngay từ những giây phút đầu, bạn nên học cách lắng nghe trước khi nhận định tính đúng sai của nó.
Nếu bạn nghĩ rằng sếp của mình là người không có căn cứ, bạn nên trả lời cẩn thận và nêu rõ các chi tiết dựa trên thực tế. Bằng cách giữ cho câu trả lời của bạn bình tĩnh và chuyên nghiệp, đồng thời lắng nghe tất cả những gì sếp nói trước khi bạn bắt đầu phản bác, nhiều khả năng anh ấy sẽ nghe thấy lý lẽ của bạn mà không thiên vị vì bạn đã không bắt đầu phòng thủ một cách thận trọng.
Đọc thêm: Mục tiêu và sứ mệnh của doanh nghiệp là gì? Tại sao cần tuyên bố mục tiêu và sứ mệnh
Hy vọng, những chia sẻ trên của 1900 - tin tức việc làm có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về Kỹ năng lắng nghe lời phê bình từ đó có thêm nhiều những thông tin hữu ích để áp dụng vào công việc và cuộc sống.