Lập trình PHP là gì? 6 kỹ năng cơ bản cần có của lập trình viên PHP

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ mở ra vô số cơ hội việc làm trong ngành IT và nghề lập trình PHP vì vậy cũng trở thành một lựa chọn hấp dẫn với tương lai rộng mở dành cho các bạn trẻ. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng 1900 - tin tức việc làm chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về nó nhé !

1. Ngôn ngữ PHP là gì?

Ngôn ngữ PHP là từ viết tắt của Personal Home Page (hiện nay là Hypertext Preprocessor). Thuật ngữ này chỉ chuỗi ngôn ngữ kịch bản hay mã lệnh, phù hợp để phát triển cho các ứng dụng nằm trên máy chủ. Khi viết phần mềm bằng ngôn ngữ PHP, chuỗi lệnh sẽ được xử lý trên server để từ đó sinh ra mã HTML trên client. Và dựa vào đó, các ứng dụng trên website của bạn sẽ hoạt động một cách dễ dàng.

Đa phần các trang website bạn đang sử dụng hàng ngày để học tập, làm việc và giải trí đều sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP. Chẳng hạn như Facebook, Pinterest, Wikipedia, WordPress, v.v.Tài liệu VietJack

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

2. 6 kỹ năng cơ bản cần có của lập trình viên PHP

Thành thạo các ngôn ngữ Javascript, HTML, CSS

Đối với một PHP Developer chuyên nghiệp, thì nắm bắt về ngôn ngữ PHP là chưa đủ. Bạn còn phải cập nhật thêm những kiến thức khác liên quan đến lập trình như JavaScript, HTML, CSS, Front-End… Ngoài ra, bạn cũng nên nắm được những kiến thức cơ bản về thiết kế. Bởi, nếu xảy ra những sai sót trong thiết kế ứng dụng thì PHP Developer chính là người đưa ra các giải pháp khắc phục những lỗi đó.

Kỹ năng quản lý dự án

Đây là một trong những kỹ năng cần thiết. Trở thành nhân viên lập trình PHP chuyên nghiệp, bạn sẽ được giao đảm nhiệm các dự án lớn hoặc nhỏ, đó vừa là công việc thú vị vừa là thử thách. Rất có thể, bạn phải tham gia xử lý nhiều dự án cùng lúc, và bạn sẽ phải học cách quản lý thời gian để biết nên ưu tiên xử lý dự án nào trước và dự án nào sau.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng giải quyết vấn đề thể hiện thông qua việc bạn kịp thời phát hiện ra vấn đề nào đang phát sinh trong các dự án. Đồng thời, bạn có thể phân tích và đưa ra được giải pháp để xử lý, khắc phục những vấn đề đó. Kỹ năng này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều, nhất là khi bạn có mong muốn tiến xa hơn trong ngành lập trình, như vươn tới vị trí Leader hay Manager.

Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh

Việc giao tiếp trong kinh doanh và giao tiếp cuộc sống hằng ngày không giống nhau, dù vẫn có những đặc điểm tương đồng. Để có thể tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp, PHP Developer cần phải học cách giao tiếp, mở rộng mối quan hệ kinh doanh với các đối tác. Nếu có thể, bạn hãy đăng ký tham gia các lớp đào tạo kỹ năng để tự tin chinh phục mục tiêu nghề nghiệp.

Khả năng tự học

Kiến thức về ngành phát triển web nói chung và về lập trình PHP nói riêng thực sự rộng lớn, do vậy mỗi lập trình viên cần phải luôn học hỏi, tìm tòi sáng tạo, đồng thời bổ sung những kiến thức mới để nâng cao khả năng chuyên môn của mình. Đây là cách giúp bạn thúc đẩy bản thân phát triển, cũng như đón nhận được những xu hướng công nghệ mới mẻ thường xuyên xuất hiện và thay thế xu hướng cũ.

Tận tâm và tập trung vào công việc / dự án trong tầm tay

Điều này rất quan trọng đối với một lập trình viên PHP làm việc với cơ sở dữ liệu và các hệ thống liên quan đến SQL khác. Nếu bạn không thể ngồi yên trong nhiều giờ để giải quyết những vấn đề hóc búa, đây có thể không phải là công việc dành cho bạn.

Tài liệu VietJack

Đọc thêm: Ngôn ngữ lập trình là gì? 10 ngôn ngữ lập trình phổ biến toàn thế giới

3. Lộ trình thăng tiến của PHP Developer

Fresher

Là những người mới tốt nghiệp, mới bắt đầu nghề lập trình PHP. Bạn chưa có kinh nghiệm, chỉ mới được trang bị các kiến thức cơ bản trong quá trình học tập. Đây là lúc bạn cố gắng tích lũy kinh nghiệm thực tiễn để trở thành một PHP Developer thực thụ.

Junior PHP developer

Là những người đã có chừng một đến hai năm kinh nghiệm làm việc thực tế. Bạn đã bắt đầu quen với công việc, nhưng vẫn chưa giải quyết được các vấn đề phức tạp bởi vốn kinh nghiệm còn ít ỏi.

Senior PHP developer

Là người đã có khoảng thời gian làm việc từ ba đến tám năm ở vị trí PHP developer. Lúc này, bạn đã tương đối lành nghề, có khả năng xử lý các vấn đề khó khăn phức tạp. Bạn cũng có thể tự thiết kế được các hệ thống, tính năng, các ứng dụng… quan trọng. Lúc này sẽ có hai sự lựa chọn mở ra cho bạn: tiếp tục làm senior hoặc học thêm các kỹ năng để vươn tới vị trí leader. Nếu bạn chỉ thích nghiên cứu chuyên môn, không hứng thú với việc quản lý con người thì Senior PHP Developer là lựa chọn phù hợp.

Trong trường hợp bạn muốn tiếp tục thử thách bản thân ở trình độ cao hơn thì có thể thử sức với vị trí Technical leader. Muốn vậy, bạn sẽ phải học thêm các kiến thức quản trị nhân sự, quản lý quy trình sản xuất và phát triển phần mềm cũng như một số kỹ năng mềm…

Technical leader

Đây là vị trí dành cho những Senior PHP Developer đã có kinh nghiệm làm việc từ năm đến 10 năm và có khả năng lãnh đạo một nhóm các lập trình viên, để giải quyết các vấn đề trong hệ thống. Đến trình độ này, công việc chủ yếu của bạn sẽ là đưa ra phương hướng làm việc cho nhóm và giải quyết các vấn đề phức tạp mà nhân viên của bạn không thực hiện được.

Product/ Project manager

Khi lên đến vị trí này, công việc của bạn sẽ thiên về quản trị con người hơn là trực tiếp sản xuất. Tuy nhiên bạn cũng cần dành thời gian để tìm hiểu và cập nhật các xu hướng công nghệ mới, để có thể nắm bắt và quản lý tốt hơn công việc của nhân viên, cũng như đưa ra các quyết định về chức năng cần có của một hệ thống, sản phẩm và chịu trách nhiệm về dự án, sản phẩm đó.

CTO – Chief Technology Officer

CTO là Giám đốc công nghệ, phụ trách điều hành và triển khai hệ thống công nghệ thông tin của công ty. Đến lúc này, bạn hầu như không tiếp xúc với công việc lập trình, mà sẽ đề ra chiến lược phát triển sản phẩm, tính toán ngân sách, quản lý đội nhóm, triển khai sản phẩm và đặt ra các quy trình làm việc nhằm tạo cơ sở cho việc đạt được các mục tiêu hoạt động của công ty. Bên cạnh đó, bạn còn có nhiệm vụ truyền cảm hứng, tạo động lực, dẫn dắt các trưởng nhóm và nhân viên của mình

Khó khăn của ngành công nghệ thông tin mà bạn phải đối mặt :: Yersin  University

Đọc thêm: Ngôn ngữ lập trình là gì ? Ý nghĩa, vai trò, phân loại Ngôn ngữ lập trình

4. Ứng dụng phổ biến của PHP hiện nay

Theo PYPL (Popularity of Programming Language Index), PHP là ngôn ngữ mã hóa phổ biến thứ năm trên thế giới. PHP đang được sử dụng rộng rãi trong việc phát triển các ứng dụng như:

Các trang web và ứng dụng web-based

Ngôn ngữ PHP được sử dụng để phát triển cả các trang web tĩnh và động cũng như các ứng dụng web yêu cầu tùy chỉnh cấp cao nhất và giao diện người dùng có tính tương tác cao. Kiến trúc 3-tier của PHP, bao gồm database tier, middle tier và client tier, đảm bảo rằng các ứng dụng web được phát triển có giao diện người dùng tương tác, có thể tích hợp liền mạch với cơ sở dữ liệu và có thể thực hiện các giao dịch trực tuyến.

Hơn nữa, PHP đi kèm với nhiều cơ chế tích hợp, chẳng hạn như định tuyến, xác thực người dùng, bảo vệ CSRF và trình tạo truy vấn SQL, do đó PHP vẫn nằm trong số các ngôn ngữ phát triển web hàng đầu.

Hệ thống quản lý nội dung web (CMS)

PHP có thể thiết lập một kết nối mạnh mẽ với cơ sở dữ liệu như Oracle, MySQL, MS Access, v.v. và được thiết kế để hoạt động với các dịch vụ khác dựa trên các giao thức nhất định như HTTP, LDAP, POP3, IMAP, NNTP, SNM , v.v. PHP được sử dụng để quản lý các trang web tĩnh nhỏ và cả các trang web lớn dạng content-based như CMS. Drupal, Joomla, Facebook, MediaWiki, Silverstripe và Digg cũng dựa trên PHP. Một nền tảng rất nổi tiếng là WordPress cũng được quản lý bằng PHP.

Ứng dụng thương mại điện tử

Một ứng dụng phổ biến khác của PHP là tạo ra các ứng dụng Thương mại điện tử mạnh mẽ. Vì PHP hỗ trợ tạo giao diện người dùng tương tác và giao dịch trực tuyến, nên việc phát triển các ứng dụng Thương mại điện tử sử dụng PHP là khá đơn giản. Ngoài ra, nhiều PHP framework như CakePHP và CodeIgniter, giúp tạo các ứng dụng Thương mại điện tử một cách dễ dàng và hiệu quả. Các nền tảng Thương mại điện tử nổi tiếng như Magento, OpenCart, Zen Cart, PrestaShop, AgoraCart và Ubercart, v.v. đều dựa trên PHP.

Ứng dụng dựa trên GUI

Cùng với các ứng dụng web, PHP được sử dụng rộng rãi để tạo các ứng dụng dựa trên GUI. Có rất nhiều công cụ có sẵn, chẳng hạn như PHP-GTK 2, DevelStudio và ZZEE PHP GUI, cho phép bạn viết các tập lệnh bằng PHP và biên dịch chúng thành các tệp .exe để thực thi.

Xử lý hình ảnh và thiết kế đồ họa

Nhiều thư viện xử lý hình ảnh PHP như Imagine, thư viện GB, ImageMagick có thể được tích hợp với các ứng dụng PHP. Bạn có thể tận dụng các tính năng xử lý hình ảnh, thao tác trên hình ảnh, xoay, cắt, thay đổi kích thước, hình ảnh thu nhỏ... Các loại định dạng khác nhau cũng có sẵn cho hình ảnh bao gồm jpeg, gif, wbmp, XMP, png, v.v. Php được sử dụng để phát triển các ứng dụng và trang web mạnh mẽ.

Biểu diễn dữ liệu

Biểu diễn dữ liệu đóng một vai trò rất quan trọng để thu hút người dùng đến với trang web và nâng cao mức độ phổ biến của ứng dụng. Ngôn ngữ lập trình PHP cung cấp nhiều dạng biểu diễn dữ liệu như Hình ảnh, Đồ thị, Biểu đồ, v.v. giúp dữ liệu dễ biểu diễn và đơn giản hơn. Các trang web Thương mại điện tử, ứng dụng máy tính để bàn và phần mềm khác nhau có thể được thiết kế bằng cách sử dụng tính năng này, qua đó thu hút nhiều người dùng hơn và giúp tăng hiệu quả thương hiệu cho doanh nghiệp.

Tạo file PDF

PHP rất hữu ích trong việc tạo file PDF. Nó có một thư viện tích hợp có tên PDFLib cho phép bạn tạo và thao tác các tệp PDF. Ngoài ra, thư viện này sẽ hỗ trợ bạn tạo hệ thống lập hóa đơn trực tuyến, nơi người dùng có thể tạo hóa đơn theo định hướng HTML trong các tệp PDF.

Sự phát triển của ngành Công nghệ thông tin ở Việt Nam ra sao? :: Yersin  University

Đọc thêm: Việc làm của nhân viên lập trình PHP mới nhất

5. Các cách học PHP đặc biệt hiệu quả

Đối với những lập trình viên mới vào nghề, PHP là một trong những lựa chọn tốt nhất để bắt đầu. Đây là một ngôn ngữ siêu đơn giản, dễ hiểu và dễ sử dụng. Dưới đây là một số cách học PHP hiệu quả mà Bizfly Cloud gợi ý cho bạn:

Học HTML và CSS trước

Học các ngôn ngữ lập trình web khác như HTML và CSS có thể giúp bạn hiểu rõ về các quy trình bạn có thể sử dụng để thiết kế và thay đổi trang web bằng lập trình trước khi học PHP. HTML tạo nền tảng cho nhiều trang web và thường kiểm soát giao diện người dùng, đó là những gì người dùng sẽ nhìn thấy. CSS là một ngôn ngữ có thể thay đổi định dạng và hình thức của các ngôn ngữ lập trình như HTML và PHP, và các lập trình viên sử dụng CSS để tạo giao diện hấp dẫn cho các trang web sau khi đã tạo các chức năng cơ bản thông qua HTML.

Cài đặt môi trường phát triển cục bộ trên máy tính của bạn

Cài đặt môi trường phát triển cục bộ có thể giúp bạn đọc và hiểu server-side của một trang web bố cục như thế nào. Thông thường, người dùng không bao giờ nhìn thấy các quy trình phía máy chủ, vì vậy bạn cần phải làm việc với môi trường này.

Cài đặt code editor

Code editor hay trình soạn thảo code là một chương trình giúp bạn viết bằng các ngôn ngữ lập trình mà bạn biết. Nó sẽ giúp trực quan hóa code của bạn. Code editor cũng có các công cụ hữu ích như: Code autocomplete, Advanced searches, Code highlighting.

Nắm vững kiến thức cơ bản

Điều quan trọng nhất là phải thực hành các kỹ năng mà bạn đã học và tìm hiểu về PHP. Khi bạn đã sử dụng PHP một thời gian, hãy cân nhắc đăng ký các khóa học PHP hoặc xem các hướng dẫn trực tuyến để tìm hiểu thêm. Học hỏi từ những người có kinh nghiệm cách họ sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP ra sao cũng có thể giúp bạn biết thêm về các mẹo hữu ích.

Đọc thêm: Procrastinating là gì? Áp dụng ngay cách vượt "lười" được chuyên gia gợi ý

PHP là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến được nhiều người sử dụng trong các lĩnh vực về lập trình website và thiết kế tìm hiểu được nó càng sớm  càng tốt. Trong bài viết trên, 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về lập trình PHP. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng và thực hành hiệu quả.

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!