Chỉ có bằng cấp 3 thì làm nghề gì? Top 25 công việc thu nhập tốt không cần bằng đại học
Khám phá những nghề có thu nhập cao dành cho người chỉ có bằng cấp 3. Tìm hiểu các ngành nghề tiềm năng và cách nâng cao thu nhập mà không cần bằng đại học.
LinkedIn là 1 trang mạng xã hội lớn, được thiết kế riêng cho cộng đồng doanh nghiệp, cá nhân với mục đích tìm kiếm việc làm hoặc tuyển dụng nhân sự, hay mở rộng cơ hội kinh doanh. Trang LinkedIn cho phép thành viên đăng ký tài khoản, thiết lập và ghi lại mạng lưới những người mà họ biết một cách chuyên nghiệp. Từ các mạng lưới đó, các nhà tuyển dụng có thể tìm kiếm thông tin của họ, và họ cũng có thể tự truyền thông bản thân trên trang mạng xã đó.
Đọc thêm: TOP 7 mạng xã hội Social media phổ biến tại Việt Nam 2023
Khi đăng nhập LinkedIn, bạn sẽ thấy lựa chọn “Sign In” hoặc “Join Now”. Lựa chọn Join Now nếu bạn chưa từng đăng ký trên LinkedIn nhé.Để tạo một tài khoản trên LinkedIn, bạn cần có một địa chỉ email cố định. Tài khoản này nên được dùng thường xuyên để bạn nhận những thông báo quan trọng.
Nhớ dùng tên thật của bạn và viết hoa đầy đủ để thể hiện sự nghiêm túc, chuyên nghiệp của bạn ngay từ bước đầu.
Bước tiếp theo trong hướng dẫn sử dụng LinkedIn bao gồm cập nhật trường học hoặc công việc vủa bạn.
Chọn “I’m a student” nếu bạn vẫn đang đi học, hoặc điền vào mục “Your most recent job title” nếu bạn đã đi làm. Sau khi chọn nghề nghiệp gần đây nhất cũng như công ty gần nhất của bạn, bạn sẽ nhanh chóng thấy số đồng nghiệp hoặc bạn bè, anh chị cựu học sinh đã có mặt trên LinkedIn ngay sau đó.
Ở bước này, bạn sẽ cần xác nhận thông tin tài khoản email đã đăng ký và tạo các kết nối đầu tiên trên LinkedIn.
Sau bước xác nhận, LinkedIn sẽ đề xuất những người dùng bạn đã từng tương tác bằng email của mình. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng kết nối với người bạn biết.
Thay hình đại diện hợp lý là bước quan trọng trong hướng dẫn sử dụng LinkedIn, bởi bạn sẽ cần gây ân tượng đầu thật tốt với nhà tuyển dụng, hay bất cứ ai nhìn thấy hồ sơ của bạn.
Hãy chọn bức ảnh rõ nét, căn chỉnh cho chân dung của bạn nằm ngay giữa khung hình. Hạn chế chọn ảnh selfie, ảnh không rõ mặt, hoặc không phải bạn (như nhân vật anime, thú cưng, thần tượng,…)
Bạn không nên điều chỉnh CV phù hợp chỉ với vị trí bạn đang apply. Thay vào đó, hãy thể hiện tất cả những kinh nghiệm bạn có như học vấn, kinh nghiệm làm việc, hoạt động ngoại khoá, tình nguyện, các giải thưởng, thành tích và ngoại ngữ bạn biết.
Các mục trên có thể thêm vào LinkedIn của bạn bằng cách nhấn vào mục “Add Profile Section”.
Đọc thêm: Nên viết kỹ năng gì trong CV? 6 kỹ năng ghi điểm trong CV của bạn!
Trong phần giới thiệu về bản thân, bạn nên ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đủ thu hút. Hãy khiến người đọc tò mò với profile của bạn bằng cách chỉ ra điểm mạnh của bản thân cũng như kinh nghiệm, điểm phù hợp với các công việc ứng tuyển.
Đừng quên phần Profile Strength ở ngay dưới ảnh đại diện của bạn. Đây là thước đo độ hoàn chỉnh hồ sơ. Mức độ càng cao thì bạn càng có nhiều độ phủ sóng. Đạt mức All-Star sẽ giúp bạn kết nối với những người khác và ngược lại.
Và đến đây, bạn đã hoàn thành các bước để đăng nhập LinkedIn và sẵn sàng để mở rộng network.
Hãy kiểm tra lại các thông tin, giao diện trang, và có thể chỉnh sửa profile của bạn cho đến khi bạn vừa ý.
Khi mới sử dụng tài khoản LinkedIn, bạn sẽ thấy URL profile của mình là một chuỗi ký tự gồm nhiều chữ và số rất lộn xộn. Vì vậy, bạn nên thay đổi URL trong mục Edit public profile & URL theo tên của bạn để trông chuyên nghiệp hơn. URL ngắn gọn còn giúp người khác tìm kiếm profile của bạn một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Khi muốn hiểu hơn về một ai đó trên LinkedIn, các nhà tuyển dụng thường chú ý và quan tâm đến phần Summary, tức là tóm tắt ngắn về bản thân. Vì nó thể hiện tổng quan về đặc điểm tính cách, quan điểm, định hướng, giá trị cốt lõi của một người. Do đó, bạn nên chú trọng và cẩn thận khi viết Profile Summary sao cho thể hiện được những mặt tốt nhất của bản thân.
Nếu bạn đạt được nhiều thành tích trong việc học, công việc hay nhận được các giải thưởng danh giá, thì đó là một điểm mạnh rất lớn giúp bạn ghi điểm đối với nhà tuyển dụng khi xem profile LinkedIn của bạn. Tuy nhiên nên lưu ý không viết ra quá nhiều các thành tích thành một trang dài mà chỉ nên lựa chọn một vài thành tích nổi bật nhất, phù hợp với định hướng của bản thân nhất để đưa vào profile.
Để chứng tỏ mình là một người chuyên nghiệp thì bạn cần phải chú trọng đến cả việc lựa chọn hình ảnh khi đăng tải lên profile. Đặc biệt, ảnh đại diện chính là điều đầu tiên mọi người nhìn thấy khi ghé thăm profile của bạn. Vì vậy bạn nên đầu tư một chút thời gian để lựa chọn ảnh phù hợp, lịch sự, ảnh có chất lượng cao, rõ nét.
Việc sử dụng LinkedIn như một nơi để bạn đăng tải các bài viết chia sẻ kinh nghiệm chất lượng, hữu ích liên quan đến các ngành nghề sẽ khiến cho Profile bạn trở nên phổ biến hơn, được nhiều người theo dõi. Bên cạnh đó, thông tin CV của bạn khi đăng tải dưới dạng bài post xuất hiện trên Newfeed sẽ tăng cơ hội tiếp cận đến các nhà tuyển dụng hơn khi chỉ để link CV ở Profile.
Khi sử dụng LinkedIn bạn cần ghi nhớ đây không phải mạng xã hội để giải trí, chia sẻ trạng thái cá nhân như Facebook hay Instagram mà là nơi để kết nối công việc. Vì vậy, mỗi thông tin cá nhân, bài viết đăng tải phải thật chuyên nghiệp, chỉn chu, cung cấp các thông tin có thể giúp bạn trở nên uy tín, có năng lực trong mắt mọi người, nhất là nhà tuyển dụng.
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm thực tập sinh Content Marketing
Việc làm thực tập sinh Marketing
Trên LinkedIn, bạn có thể chọn “Connect” với người khác, tương tự như khi bạn “Add Friend” trên Facebook. Bạn có thể xem profile của họ và gửi tin nhắn trực tiếp qua LinkedIn, hoặc liên lạc qua mail. Các kết nối trên LinkedIn được chia thành 3 loại chính:
Tiêu đề là phần nằm ngay bên dưới tên của bạn tại trang profile cá nhân. Tiêu đề có ý nghĩa như một “tuyên ngôn định vị” của chính bạn, thể hiện ngắn gọn và rõ nhất đặc trưng, định hướng nghề nghiệp của bạn. Khi một ai đó search tên của bạn thì tiêu đề cũng xuất hiện kèm theo. Do đó tiêu đề, tên và ảnh profile là những yếu tố chính khiến người khác quyết định tiếp tục truy cập vào profile của bạn hay không. Vì thế, hãy chọn một tiêu đề thật hay, đặc biệt để làm nổi bật con người bạn.
Nếu bạn đã có một định hướng nghề nghiệp rõ ràng cho bản thân thì hãy cứ bám theo mục tiêu đó. Bạn hãy tận dụng LinkedIn để theo dõi các công ty mơ ước và những người thành công trong ngành nghề bạn đang hướng đến. Khi cập nhật thường xuyên thông tin của các đối tượng đó, bạn sẽ hiểu biết hơn về công ty, ngành nghề, giúp bạn tự tin hơn khi tham gia tuyển dụng sau này.
Có rất nhiều mối quan hệ có thể giúp ích cho bạn trong con đường sự nghiệp. Nếu đang là sinh viên thì bạn có thể kết nối với bạn bè tại trường đại học. Còn nếu bạn đang đi làm thì LinkedIn sẽ giúp bạn tìm kiếm và theo dõi các đồng nghiệp, sếp của mình tại công ty. Đặc biệt nếu đang trong thời gian tìm việc, bạn nên theo dõi bài đăng tuyển dụng của bộ phận nhân sự, Headhunter trên LinkedIn để tăng cơ hội tìm được việc yêu thích.
Một tính năng kết nối khác của LinkedIn mà bạn có thể chủ động tìm kiếm được các mối quan hệ hữu ích cho mình đó là sự đề cử. Nếu bạn muốn liên hệ với một ai đó mới, bạn có thể nhờ một người bạn hay đồng nghiệp đã có “connection” cấp 1 với người mới đó.
Chỉ bằng cách truy cập vào LinkedIn profile, click vào mục “Send a message” rồi chọn “Get an introduction”. Nếu bạn và “mục tiêu” liên hệ của bạn có chung một người quen nào đó trên LinkedIn thì bạn sẽ được giới thiệu. Tiến cử bản thân bằng những lời nhận xét, giới thiệu tốt từ người khác sẽ giúp bạn có được các mối quan hệ mới chất lượng.
Để tìm ra người sếp tương lai của mình, bạn hãy sử dụng công cụ “Advanced People Search” của LinkedIn (chọn “Advanced” ngay cạnh ô Search đầu trang) khi tìm kiếm công ty mà bạn đang nhắm đến. Hầu hết các vị giám đốc tuyển dụng mà bạn muốn tìm sẽ nằm ở kết quả thứ hai
Khi bạn đã tìm được mục tiêu của mình, hãy tìm hiểu nhiều hơn về họ như thông tin cơ bản, vấn đề họ quan tâm, những group họ đang theo dõi,... Hiểu trước về họ sẽ giúp bạn có một lợi thế khi tham gia phỏng vấn trong tương lai.
Các tài khoản trên LinkedIn hầu hết là những chuyên gia trong nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Bạn có thể học hỏi rất nhiều từ những người bạn đã theo dõi, ví dụ như những bài viết chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ kiến thức chuyên ngành. Hơn nữa nếu cảm thấy hứng thú, bạn có thể trực tiếp liên hệ để trao đổi các vấn đề thắc mắc. Việc tìm hiểu này sẽ không mất nhiều thời gian nhưng sẽ đem đến nhiều kiến thức thực tiễn bổ ích.
Bạn cần cập nhật thông tin cá nhân của mình thường xuyên và thỉnh thoảng đăng tải các bài viết chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức hay đơn giản là những sự kiện thú vị liên quan đến công việc mà bạn đã tham gia. Việc này giúp cho mọi người cảm thấy tài khoản của bạn vẫn đang hoạt động, nếu có nhu cầu cần trao đổi thì họ sẽ thoải mái liên hệ với bạn hơn.
LinkedIn là một mạng xã hội giúp bạn kết nối với nhiều người trong các lĩnh vực khác nhau và giúp bạn dễ dàng tìm việc làm hơn. Tuy nhiên, suy cho cùng thì nó vẫn chỉ là một công cụ và điều bạn cần chú tâm nhất đó là năng lực, kiến thức và kỹ năng của bản thân. Vì vậy, hãy tập trung đầu tư cho bản thân, bên cạnh đó cũng sử dụng LinkedIn như một sự trợ giúp trong con đường phát triển sự nghiệp của mình.
LinkedIn là một công cụ cực kỳ hữu ích không chỉ cho các ứng viên đang tìm kiếm cơ hội việc làm mà còn cho các công ty săn đầu người đang tìm kiếm mảnh ghép sáng giá cho doanh nghiệp của mình. Như vậy 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về LinkedIn. Hy vọng bạn hiểu rõ và thực hành hiệu quả.
Việc làm dành cho sinh viên:
>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn:
Cẩm nang nghề nghiệp chi tiết nhất
Đăng nhập để có thể bình luận