Điều kiện và Lộ trình trở thành một Kỹ sư phòng cháy chữa cháy?

Hiện nay, công việc của Kỹ sư phòng cháy chữa cháy (fire protection engineer) trở nên rất phổ biến. Với sự phát triển của xã hội, bao gồm cả Việt Nam, nhu cầu học PCCC, tại các trường đại học và trung tâm đã tăng cao. Để trở thành một kỹ sư phòng cháy chữa cháy, bạn cần có các chứng chỉ hành nghề kỹ sư phòng cháy chữa cháy,...và chứng nhận đủ sức khỏe hành nghề.

Lộ trình thăng tiến

Từ 0 - 5 năm đầu tiên: lính cứu hỏa

Trong giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu với vị trí lính cứu hỏa. Nhiệm vụ chính của giao dịch viên là: 

  • Thực hiện di chuyển đến các điểm cháy do người dân thông báo nhằm dập tắt những ngọn lửa to nhỏ. 
  • Trong trường hợp thiên tai, sóng thần, lũ lụt… lính cứu hỏa sẽ phối hợp với cảnh sát, đội cứu hộ để tìm kiếm các nạn nhân, thực hiện tìm kiếm những người đang mất tích. 
  • Trong quá trình đưa nạn nhân từ biến cố lên xe cứu thương và đến bệnh viện thì người lính cứu hỏa sẽ thực hiện công việc cơ cấp, cấp cứu và trấn áp, giữa ổn định về mặt tinh thần cho các nạn nhân . 
  • Đối với những đám cháy thì lính cứu hỏa sẽ thực hiện công cuộc điều tra nguyên nhân hoặc xác định những cuộc hỏa hoạn có thể xảy ra trong tương lai. 
  • Đối với những điểm có khả năng hỏa hoạn trong các khu tập trung đông dân dư, hoặc điểm dự báo có khả năng cháy lớn trong tương lai thì lập tức trang bị những hệ thống biển cảnh báo, kèm theo còi báo động và các hệ thống máy bơm phun chữa cháy kịp thời. 
  • Thực hiện các nhiệm vụ như bảo trì, kiểm tra trạm cứu hỏa đồng thời đào tạo các lính cứu hỏa mới 
  • Có trách nhiệm tham dự các buổi tập huấn, các lớp diễn tập, biểu tình, cứu hộ đồng thời là các khóa về kỹ thuật khẩn cấp và chữa cháy. 
  • Trong các trường hợp tình huống gây đe dọa tới tính mạng của người dân thì lính cứu hộ sẽ kịp thời sơ tán người dân đến những khu vực an toàn hơn… 

Từ 5 - 10 năm: kỹ sư phòng cháy chữa cháy

Với kinh nghiệm và hiểu biết tích lũy sau khoảng 5 năm làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí kỹ sư phòng cháy chữa cháy. Vai trò của họ là: 

  • Quản lý hệ thống chữa cháy (PCCC);
  • Quản lý kết quả tuần tra kiểm soát hàng ngày;
  • Lập kế hoạch, kịch bản diễn tập chữa cháy kết hợp với cảnh sát chữa cháy tại địa phương;
  • Đào tạo, huấn luyện CNV và cấp dưới các phương pháp PCCC;
  • Cập nhật luật PCCC và báo cáo tài liệu chữa cháy cho bộ phận có liên quan;
  • Làm các công việc khác nếu được phân công.

Yêu cầu của tuyển dụng đối với kỹ sư phòng cháy chữa cháy

Phòng cháy chữa cháy là lĩnh vực có tiêu chuẩn nghề nghiệp cao. Kỹ sư phòng cháy chữa cháy sẽ phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau mới có thể làm việc được:

Về kiến thức chuyên môn

  • Phải có chứng chỉ hành nghề phòng cháy chữa cháy do Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cấp. Mỗi chứng chỉ có thể ghi một hoặc nhiều nhóm công việc liên quan đến phòng cháy chữa cháy bạn được phép làm, bao gồm có: tư vấn thiết kế về phòng cháy chữa cháy, thẩm định phòng cháy chữa cháy, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy chữa cháy, tư vấn giám sát về phòng cháy chữa cháy, chỉ huy trưởng thi công về phòng cháy chữa cháy
  • Có bằng tốt nghiệp đại học về kỹ thuật phòng cháy chữa cháy, nếu tốt nghiệp đại học các ngành kỹ thuật khác thì phải học thêm 6 tháng khóa đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy để được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy chữa cháy
  • Am hiểu các luật, quy định, tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ
  • Sử dụng thành thạo các phần mềm: AutoCAD, Excel, Word,…
  • Có kỹ năng đọc bản vẽ, bóc tách khối lượng

Về kỹ năng cơ bản

  • Tương tác với đồng nghiệp và khách hàng: Kỹ sư phòng cháy chữa cháy thường làm việc trong môi trường đa ngành, cần phối hợp với các đồng nghiệp và tương tác với khách hàng. Kỹ năng giao tiếp giúp họ hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, làm việc nhóm hiệu quả và xử lý các tình huống giao tiếp khó khăn.

  • Đàm phán và thuyết phục: Trong quá trình làm việc, kỹ sư phòng cháy chữa cháy có thể phải đàm phán với các bên liên quan và thuyết phục về các giải pháp phòng cháy chữa cháy. Kỹ năng giao tiếp giúp họ thể hiện lập luận mạch lạc, đưa ra lý do và chứng minh tính hợp lý của các quyết định và đề xuất.

  • Xử lý tình huống khẩn cấp: Trong các tình huống khẩn cấp, kỹ sư phòng cháy chữa cháy cần có khả năng giao tiếp nhanh chóng và hiệu quả để truyền đạt thông tin quan trọng và chỉ đạo các biện pháp cần thiết. Kỹ năng giao tiếp giúp họ duy trì sự rõ ràng và điều phối trong quá trình phản ứng khẩn cấp.

Học gì để ra làm kỹ sư phòng cháy chữa cháy

Để trở thành kỹ sư phòng cháy chữa cháy, bạn có thể đi theo những con đường như sau:

- Thi tuyển và theo học ngành kỹ thuật phòng cháy chữa cháy tại Đại học phòng cháy chữa cháy. Trường đại học phòng cháy chữa cháy là trường của ngành Công an, tuy nhiên vẫn có đào tạo hệ dân sự, tức là đào tạo các kỹ sư, cử nhân để làm việc tại cơ quan, công ty ngoài Nhà nước. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể xin vào làm việc tại các công ty xây dựng, công ty thiết kế thi công phòng cháy chữa cháy.

  • Thi tuyển và theo học ngành kỹ thuật như kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử, cơ khí, xây dựng, tự động hóa,… Sau khi tốt nghiệp, bạn cần học thêm 6 tháng bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy chữa cháy thì có thể xin vào làm việc tại các công ty thiết kế, thi công phòng cháy chữa cháy.

Bạn cần lưu ý rằng để làm kỹ sư phòng cháy chữa cháy, bạn cần phải có chứng chỉ hành nghề phòng cháy chữa cháy. Sau khi ra trường và làm việc, bạn có thể chỉ làm các công việc hỗ trợ, trợ giúp liên quan đến công tác phòng cháy chữa cháy. Sau khi tích lũy đủ kinh nghiệm, bạn sẽ nộp hồ sơ để xin cấp chứng chỉ hành nghề phòng cháy và chữa cháy.

Một số điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề phòng cháy chữa cháy như sau:

  • Phải có bằng tốt nghiệp trình độ đại học chuyên ngành PCCC
  • Nếu tốt nghiệp đại học ngành kỹ thuật khác phải có chứng chỉ đã qua bồi dưỡng kiến thức về PCCC (khóa 6 tháng).
  • Kinh nghiệm làm việc về phòng cháy chữa cháy tối thiểu từ 3 năm hoặc 5 năm, tùy theo loại hình công việc
  • Lý lịch rõ ràng, sức khỏe tốt

Các trường đào tạo kỹ sư phòng cháy chữa cháy tốt nhất Việt Nam hiện nay?

Theo quy định của nước ta, Đại học Phòng cháy chữa cháy đang là nơi đào tạo kỹ sư phòng cháy chữa cháy . Mỗi năm sinh viên được tuyển vào đây đều trải qua các cuộc kiểm tra vô cùng khắt khe và giới hạn số lượng nữ giới do tính chất công việc. 

Hoặc cách thứ hai là bạn đăng ký tham gia nghĩa vụ Công an, sau đó đăng ký xin phục vụ ngành phòng cháy. Sau 2 năm công tác nếu phấn đấu tốt bạn có thể được giữ lại trong ngành công tác.

Mỗi trường đại học, cao đẳng sẽ có những chương trình đào tạo khác nhau, tùy vào định hướng nghề nghiệp, việc làm sau này mà bạn sẽ lựa chọn cho mình chuyên ngành phù hợp nhất. Tất nhiên, nếu muốn tìm việc làm kỹ sư phòng cháy chữa cháy thì bạn nên ưu tiên chọn đúng chuyên ngành.