2,139 việc làm
15 - 25 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 3 ngày trước
15 - 22 triệu
Hà Nội
Đăng 4 ngày trước
CÔNG TY TNHH SEOJIN AUTO
Nhân Viên Phòng Cháy Chữa Cháy
CÔNG TY TNHH SEOJIN SYSTEM VINA
15 - 30 triệu
Đăng 4 ngày trước
Tới 15 triệu
Đăng 23 ngày trước
9 - 18 triệu
Đăng 30+ ngày trước
12 - 13 triệu
Đăng 30+ ngày trước
5 - 8 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
CÔNG TY TNHH HANESBRANDS VIỆT NAM
Kỹ Sư Công Nghiệp
Hanesbrands
4.0
Thỏa thuận
Đăng 3 ngày trước
Ban Vien
Engineering Supervisor
Công ty Bản Viên
3.9
Thỏa thuận
Đăng 3 ngày trước
Thỏa thuận
Quảng Ngãi
Đăng 5 ngày trước
Thỏa thuận
Quảng Ngãi
Đăng 5 ngày trước
Thỏa thuận
Đà Nẵng
Đăng 5 ngày trước
CÔNG TY TNHH REAL-TIME ROBOTICS VIỆT NAM
Kỹ Sư Robotics
REAL-TIME ROBOTICS VIỆT NAM
11 - 15 triệu
Đăng 6 ngày trước
Thỏa thuận
Đăng 9 ngày trước
CÔNG TY CỔ PHẦN NAVIGOS GROUP VIỆT NAM
IE Engineer
Navigos
3.7
Thỏa thuận
Đăng 9 ngày trước
Thỏa thuận
Đăng 9 ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 10 ngày trước
Công ty Cổ phần Điện Máy R.E.E
Kỹ Sư HVAC
Điện Máy R.E.E
Thỏa thuận
Đăng 10 ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 11 ngày trước
Công ty TNHH MTV BCA Thăng Long
Giám sát hệ thống chữa cháy
BCA Thăng Long
53 việc làm
0 Lượt ứng tuyển Lượt xem 1
0 Lượt ứng tuyển Lượt xem 1
Thông tin cơ bản
Mức lương: 15 - 25 triệu
Chức vụ: Nhân viên
Ngày đăng tuyển: 09/05/2024
Hạn nộp hồ sơ: 09/06/2024
Hình thức: Nhân viên chính thức
Kinh nghiệm: 3 - 5 năm
Số lượng: 1
Giới tính: Không yêu cầu
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
- Hồ Chí Minh

Phúc lợi

  • Laptop
  • Chế độ bảo hiểm
  • Du Lịch
  • Phụ cấp
  • Du lịch nước ngoài
  • Đồng phục
  • Chế độ thưởng
  • Chăm sóc sức khỏe
  • Tăng lương
  • Công tác phí
  • Nghỉ phép năm

Mô tả Công việc

- Kiểm tra bản vẽ, bóc tách khối lượng vật tư, kết hợp với thầu phụ ra kế hoạch vật tư chuẩn bị cho lắp đặt;

- Rà soát vật tư thực tế đang thi công tại hiện trường, so sánh tồn kho, đề xuất vật tư kịp thời cho thi công lắp đặt.

- Phối hợp với team Shop kiểm tra bản vẽ, xác nhận thay đổi hiện trường, ký xác nhận với Tổng thầu để thầu phụ triển khai thi công.

- Lập kế hoạch công việc theo ngày, tuần cho đội công nhân hoặc đội thi công theo tiến độ công trình. Lập phiếu giao việc;

- Giám sát tiến độ thi công của thầu phụ, báo cáo BCH.

- Nghiệm thu khối lượng, chất lượng nội bộ, tổng thầu và chủ đầu tư;

- Lập nhật ký thi công hàng ngày gửi Tổng thầu;

- Kết hợp với thầu phụ làm hồ sơ chất lượng hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu từng phần;

- Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của cấp trên.

Quyền hạn

- Có quyền tạm đình chỉ thi công hoặc từ chối cho thi công bất cứ công việc nào nếu xét thấy không đảm bảo an toàn và thực hiện sai biện pháp thi công;

- Có quyền điều chuyển đội thi công nếu thấy cần thiết.

- Có quyền điều chuyển nhân sự trong các đội thi công;

- Có quyền từ chối thực hiện các công việc có dấu hiệu trái pháp luật.

Yêu Cầu Công Việc

-       Trình độ: Đại học trở lên.

-       Chuyên môn: Kỹ sư cơ khí, Điện, Điện tử, Nhiệt lạnh

-       Kinh nghiệm: Tối thiểu 03 năm vị trí giám sát chữa cháy tại công trường.

-       Kỹ năng: Vi tính văn phòng, Autocad, Tiếng Anh kỹ thuật tốt.

-       Khả năng: Làm việc nhóm, tinh thần trách nhiệm cao, chịu áp lực công việc tốt

Thông tin khác

  • Bằng cấp: Đại học
  • Giới tính: Nam
  • Độ tuổi: 25 - 35
  • Lương: 15 Tr - 25 Tr VND
Khu vực
Báo cáo

Công việc của Kỹ sư phòng cháy chữa cháy là gì?

Kỹ sư phòng cháy chữa cháy (fire protection engineer) là những người có bằng kỹ sư (tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật) chuyên làm các công việc liên quan đến thiết kế, thi công, giám sát thi công, bảo trì sửa chữa các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy, hệ thống phòng cháy chữa cháy. Kỹ sư phòng cháy chữa cháy có vai trò rất quan trọng trong việc lắp đặt và vận hành các hệ thống phòng cháy chữa cháy, góp phần giúp cho cơ quan tổ chức đảm bảo an toàn cháy nổ.

Công việc chính của các kỹ sư phòng cháy chữa cháy

Tùy theo phân công nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức và khả năng làm việc, mỗi kỹ sư phòng cháy chữa cháy có thể đảm nhiệm thực hiện một hoặc một số công việc như sau:

  • Tư vấn, thiết kế các hệ thống kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy tại các công trình của khách hàng: tức là góp ý thảo luận với khách hàng để lập các bản vẽ, sơ đồ để lắp đặt các thiết bị, máy móc, linh kiện của hệ thống phòng cháy và chữa cháy tại nơi khách hàng cần lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy
  • Khảo sát, bóc tách khối lượng, lập dự toán phòng cháy chữa cháy: tức là tính toán, liệt kê xem lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy gồm bao nhiêu trang thiết bị máy móc, bao nhiêu nhân công thực hiện, chi phí bao nhiêu, thời gian bao lâu hoàn thành
  • Chỉ huy thi công về phòng cháy chữa cháy: tức là trực tiếp tổ chức, điều hành, quản lý hoạt động lắp đặt mới hoặc cải tạo, sửa chữa các hệ thống phòng cháy và chữa cháy
  • Giám sát thi công phòng cháy chữa cháy: tức là kiểm tra, quan sát, đánh giá các công tác thi công, lắp đặt, bảo trì sửa chữa hệ thống phòng cháy chữa cháy của nhà thầu cung cấp dịch vụ
  • Phụ trách công tác thẩm duyệt, nghiệm thu phòng cháy chữa cháy: tức là lập, chuẩn bị các hồ sơ thẩm duyệt, nghiệm thu để mời Cảnh sát phòng cháy chữa cháy phê duyệt các thiết kế phòng cháy chữa cháy, nghiệm thu xác nhận việc lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy đạt yêu cầu
  • Các công việc khác gồm có: lưu trữ hồ sơ giấy tờ thực hiện công việc, báo cáo công việc lên cấp trên, cập nhật thường xuyên các quy định và pháp luật về phòng cháy chữa cháy,…

Kỹ sư phòng cháy chữa cháy có mức lương bao nhiêu?

130 - 195 triệu /năm
Tổng lương
120 - 180 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
10 - 15 triệu
/năm

Lương bổ sung

130 - 195 triệu

/năm
130 M
195 M
104 M 325 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Kỹ sư phòng cháy chữa cháy

Tìm hiểu cách trở thành Kỹ sư phòng cháy chữa cháy, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Kỹ sư phòng cháy chữa cháy

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
6%
2 - 4
47%
5 - 7
33%
8+
14%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Kỹ sư phòng cháy chữa cháy?

Yêu cầu của tuyển dụng đối với kỹ sư phòng cháy chữa cháy 

Phòng cháy chữa cháy là lĩnh vực có tiêu chuẩn nghề nghiệp cao. Kỹ sư phòng cháy chữa cháy sẽ phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau mới có thể làm việc được:

Về kiến thức chuyên môn

  • Phải có chứng chỉ hành nghề phòng cháy chữa cháy do Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cấp. Mỗi chứng chỉ có thể ghi một hoặc nhiều nhóm công việc liên quan đến phòng cháy chữa cháy bạn được phép làm, bao gồm có: tư vấn thiết kế về phòng cháy chữa cháy, thẩm định phòng cháy chữa cháy, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy chữa cháy, tư vấn giám sát về phòng cháy chữa cháy, chỉ huy trưởng thi công về phòng cháy chữa cháy
  • Có bằng tốt nghiệp đại học về kỹ thuật phòng cháy chữa cháy, nếu tốt nghiệp đại học các ngành kỹ thuật khác thì phải học thêm 6 tháng khóa đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy để được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy chữa cháy
  • Am hiểu các luật, quy định, tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ
  • Sử dụng thành thạo các phần mềm: AutoCAD, Excel, Word,…
  • Có kỹ năng đọc bản vẽ, bóc tách khối lượng

Về kỹ năng cơ bản

  • Tương tác với đồng nghiệp và khách hàng: Kỹ sư phòng cháy chữa cháy thường làm việc trong môi trường đa ngành, cần phối hợp với các đồng nghiệp và tương tác với khách hàng. Kỹ năng giao tiếp giúp họ hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, làm việc nhóm hiệu quả và xử lý các tình huống giao tiếp khó khăn.

  • Đàm phán và thuyết phục: Trong quá trình làm việc, kỹ sư phòng cháy chữa cháy có thể phải đàm phán với các bên liên quan và thuyết phục về các giải pháp phòng cháy chữa cháy. Kỹ năng giao tiếp giúp họ thể hiện lập luận mạch lạc, đưa ra lý do và chứng minh tính hợp lý của các quyết định và đề xuất.

  • Xử lý tình huống khẩn cấp: Trong các tình huống khẩn cấp, kỹ sư phòng cháy chữa cháy cần có khả năng giao tiếp nhanh chóng và hiệu quả để truyền đạt thông tin quan trọng và chỉ đạo các biện pháp cần thiết. Kỹ năng giao tiếp giúp họ duy trì sự rõ ràng và điều phối trong quá trình phản ứng khẩn cấp.

Lộ trình thăng tiến của kỹ sư phòng cháy chữa cháy

Lộ trình thăng tiến của kỹ sư phòng cháy chữa cháy có thể khác nhau tùy thuộc vào công ty và môi trường làm việc. Tuy nhiên, dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến trong ngành này:

Mức lương trung bình của Kĩ sư phòng cháy chữa cháy

Từ 0 - 5 năm đầu tiên: lính cứu hỏa

Trong giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu với vị trí lính cứu hỏa. Nhiệm vụ chính của giao dịch viên là: 

  • Thực hiện di chuyển đến các điểm cháy do người dân thông báo nhằm dập tắt những ngọn lửa to nhỏ. 
  • Trong trường hợp thiên tai, sóng thần, lũ lụt… lính cứu hỏa sẽ phối hợp với cảnh sát, đội cứu hộ để tìm kiếm các nạn nhân, thực hiện tìm kiếm những người đang mất tích. 
  • Trong quá trình đưa nạn nhân từ biến cố lên xe cứu thương và đến bệnh viện thì người lính cứu hỏa sẽ thực hiện công việc cơ cấp, cấp cứu và trấn áp, giữa ổn định về mặt tinh thần cho các nạn nhân . 
  • Đối với những đám cháy thì lính cứu hỏa sẽ thực hiện công cuộc điều tra nguyên nhân hoặc xác định những cuộc hỏa hoạn có thể xảy ra trong tương lai. 
  • Đối với những điểm có khả năng hỏa hoạn trong các khu tập trung đông dân dư, hoặc điểm dự báo có khả năng cháy lớn trong tương lai thì lập tức trang bị những hệ thống biển cảnh báo, kèm theo còi báo động và các hệ thống máy bơm phun chữa cháy kịp thời. 
  • Thực hiện các nhiệm vụ như bảo trì, kiểm tra trạm cứu hỏa đồng thời đào tạo các lính cứu hỏa mới 
  • Có trách nhiệm tham dự các buổi tập huấn, các lớp diễn tập, biểu tình, cứu hộ đồng thời là các khóa về kỹ thuật khẩn cấp và chữa cháy. 
  • Trong các trường hợp tình huống gây đe dọa tới tính mạng của người dân thì lính cứu hộ sẽ kịp thời sơ tán người dân đến những khu vực an toàn hơn… 

Từ 5 - 10 năm: kỹ sư phòng cháy chữa cháy

Với kinh nghiệm và hiểu biết tích lũy sau khoảng 5 năm làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí kỹ sư phòng cháy chữa cháy. Vai trò của họ là: 

  • Quản lý hệ thống chữa cháy (PCCC);
  • Quản lý kết quả tuần tra kiểm soát hàng ngày;
  • Lập kế hoạch, kịch bản diễn tập chữa cháy kết hợp với cảnh sát chữa cháy tại địa phương;
  • Đào tạo, huấn luyện CNV và cấp dưới các phương pháp PCCC;
  • Cập nhật luật PCCC và báo cáo tài liệu chữa cháy cho bộ phận có liên quan;
  • Làm các công việc khác nếu được phân công.
Tìm việc theo nghề nghiệp