Mẫu viết KỊCH BẢN MC hay, chi tiết nhất

Kịch bản MC sự kiện là một trong những thành phần không thể thiếu, góp phần tạo nên sự thành công cho các chương trình, sự kiện. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về mẫu kịch bản này cùng những lưu ý quan trọng trong quá trình viết kịch bản. Mời bạn đọc đón xem!

MẪU VIẾT KỊCH BẢN MC

1. Kịch bản MC sự kiện là gì?

Kịch bản MC là loại kịch bản được soạn thảo với đầy đủ thông tin chương trình, timeline sự kiện, phân công nhiệm vụ cho ban tổ chức và lời dẫn của MC. Kịch bản này sẽ thường dùng trong nội bộ, có người phụ trách riêng.

2. Mẫu kịch bản MC sự kiện

Mỗi chương trình, sự kiện tổ chức ra đều mang những thông điệp, ý nghĩa nhất định. Các MC sẽ dựa vào chủ đề của chương trình để chuẩn bị kịch bản MC sự kiện sao cho phù hợp, kết hợp với lối dẫn dắt duyên dáng, cảm xúc, để lại ấn tượng tốt cho khán giả tham dự.

Cụ thể, một mẫu kịch bản MC sự kiện sẽ gồm có 5 phần cơ bản như sau:

Phần 1: Đón tiếp khách mời

Trước khi chương trình bắt đầu, MC sẽ cần có những lời chào, đón tiếp khách mời như:

  • Mời khách chụp ảnh lưu niệm.
  • Hướng dẫn khách di chuyển đến vị trí ghế ngồi.
  • Nhắc nhở về thời gian chuẩn bị diễn ra sự kiện. v.v…

Ví dụ: “Kính thưa các quý vị đại biểu, quý khách mời thân mến, chỉ còn chưa đầy 5 phút nữa thôi, sự kiện talkshow của chúng ta sẽ chính thức diễn ra. Xin mời các vị khách quý nhanh chóng ổn định chỗ ngồi để chương trình được bắt đầu…”.

Phần 2: Khai mạc chương trình

Phần tiếp theo của kịch bản MC sự kiện sẽ là nội dung khai mạc chương trình:

  • MC giới thiệu các tiết mục văn nghệ mở màn.
  • Giới thiệu lý do tổ chức sự kiện.
  • Giới thiệu các vị đại biểu, khách mời đến tham dự sự kiện.
  • Đại diện ban tổ chức phát biểu khai mạc sự kiện.

Phần 3: Các hoạt động chính

Phần 3 của kịch bản MC sự kiện sẽ nêu những mục tiêu mà ban tổ chức đã thực hiện, những hoạt động chính muốn công bố đến mọi người cũng như thông điệp muốn truyền tải.

Phần 4: Hoạt động giải trí

Phần này, MC sẽ khuấy động không khí bằng những hoạt động giải trí, mini game, rút thăm trúng thưởng,… cho khách mời tham dự sự kiện.

Phần 5: Tổng kết

Cuối cùng, MC sẽ mời đại diện ban tổ chức lên phát biểu cảm nghĩ, gửi lời cảm ơn đến khách mời, khán giả đã đến tham dự sự kiện, trao quà, chụp ảnh lưu niệm,… và kết thúc chương trình.

Ví dụ: “Các bạn thân mến, điều quan trọng nhất của một chuyến đi, không phải là đích đến, mà chẳng phải là hành trình chúng ta đi hay sao?  Và trong khoảnh khắc mà talkshow “Kỹ năng sống” sắp đến điểm dừng chân cuối cùng, thì tôi lại muốn cùng các bạn ngoảnh đầu nhìn lại cả một hành trình mà chúng ta đã đi cùng nhau qua clip tổng kết của BTC. Wow, qua đoạn clip vừa rồi thì tôi lại thấy ngưỡng mộ biết bao sự nhiệt huyết của tuổi trẻ. Một lần nữa, xin mời bạn Hoài An, đại diện cho nhiệt huyết của những người trẻ từ team V.I lên phát biểu cảm ơn kết thúc chương trình và trao hoa, quà cảm ơn khách mời”. MC dẫn dắt vào tiết mục văn nghệ cuối thay cho lời cảm ơn! Tiết mục: Sống như những đóa hoa Trình bày: Tốp ca CLB NT SOL và nhóm V.I.

3. Những điều cần lưu khi viết kịch bản MC sự kiện

Để có mẫu kịch bản MC sự kiện hay, ấn tượng, giúp chương trình đạt được thành công thì bạn cần lưu ý một số vấn đề trong quá trình viết như sau:

3.1 Đừng bỏ qua những chi tiết nhỏ

Trong tổ chức sự kiện, tất cả các vấn đề đều cần phải cẩn thận, chuyên nghiệp trong từng chi tiết. Vì có rất nhiều khách hàng, khán giả khó tính, họ sẽ để ý rất kỹ và đánh giá tổng thể qua những sai lầm nhỏ. Chẳng hạn như vấn đề đơn giản là sắp xếp chỗ ngồi, trong kịch bản MC sự kiện cũng phải đề cập rõ ràng, chỉn chu, tránh xảy ra những điều không hay ảnh hưởng đến cả sự kiện.

3.2 Tìm hiểu thông tin cụ thể về đại biểu

Đây là một lưu ý hết sức quan trọng trong viết kịch bản MC sự kiện nói riêng và tổ chức sự kiện nói chung. Bởi chỉ khi hiểu rõ về khách mời, đại biểu, nhà tài trợ,… là ai, bạn mới có thể lên ý tưởng, soạn thảo nội dung chương trình cho chuẩn. Đặc biệt là kế hoạch phải phù hợp với ngân sách cũng như mục tiêu mà các nhà đầu tư, tài trợ hướng tới.

3.3 Lưu ý có thêm phần ổn định

Trong kịch bản MC cũng cần có phần ổn định hội trường (hướng dẫn khách mời vào trong hội trường, ổn định chỗ ngồi, giữ trật tự,…). Điều này sẽ giúp cho các hoạt động diễn ra theo đúng timeline và khán giả tham dự có thể tập trung, theo dõi chương trình một cách trọn vẹn nhất.

3.4 Sắp xếp nội dung kịch bản theo đúng kế hoạch chương trình

Khi lên kịch bản MC sự kiện, bạn cần phải đảm bảo nội dung phải theo sát, đúng với kế hoạch sự kiện đã đưa ra. Bạn không thể để MC dẫn dắt một đằng; mục tiêu, thông điệp truyền tải đi một nẻo được. Vậy nên, hãy hết sức cẩn trọng, có sự bàn bạc, thống nhất kịch bản trước khi triển khai.

3.5 Lưu ý về phong cách viết kịch bản

Tùy vào từng loại sự kiện mà kịch bản MC sẽ có phong cách viết và lối dẫn dắt khác nhau. Nếu bạn tổ chức sự kiện giải trí, dành cho giới trẻ thì phong cách nên trẻ trung, năng động, hài hước. Còn nếu sự kiện hội thảo, nghiêm túc và đối tượng là các chuyên gia trong các ngành, lĩnh vực thì phong cách sẽ cần trang trọng. Như vậy, bài viết đã cung cấp đến bạn đọc thông tin về mẫu kịch bản MC sự kiện chi tiết cùng ví dụ tham khảo. Hy vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích với tất cả các bạn.

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm cộng tác viên sự kiện

Việc làm chuyên viên tổ chức sự kiện

Mức lương của nhân viên tổ chức sự kiện là bao nhiêu?



Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!