Mortgage là gì? 3 đặc trưng cơ bản của một Mortgage

Bạn đang muốn xoay xở một khoản tiền để kinh doanh, mua sắm xe cộ, mua nhà, xây nhà, đi du học, trả viện phí,...? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng 1900 - tin tức việc làm chia sẻ đến bạn những thông tin chi tiết về khoản vay thế chấp nhé !

1. Mortgage là gì?

Mortgage là thuật ngữ chỉ hình thức thế chấp tài sản, là việc bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận thế chấp và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.

Theo quy định tại “Bộ luật dân sự 2015”, thế chấp được định nghĩa như sau: “thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia. Tài sản thế chấp được giữ bởi bên nhận thế chấp. Hoặc cả hai bên có thể thỏa thuận để bàn giao cho bên thứ ba giữ tài sản thế chấp.”

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

2. 3 đặc trưng cơ bản của một Mortgage

Tài sản được sử dụng khi thế chấp 

Tài sản được dùng để thế chấp chủ yếu là một trong các loại có giá trị, cụ thể như sau:

  • Bất động sản. 
  • Phương tiện giao thông. 
  • Hàng hóa luân chuyển trong sản xuất kinh doanh,… Những loại tài sản được hình thành ở tương lai. 

Khi sử dụng bất động sản hay động sản thế chấp toàn bộ, nếu có vật phụ thì đều được tính vào tài sản thế chấp. 

Nếu lựa chọn thế chấp động sản, bất động sản thế chấp một phần, vật phụ vẫn thuộc tài sản nhưng có thể thực hiện một số thỏa thuận thống nhất giữa các bên. 

Không cần chuyển giao tài sản 

  • Bên thế chấp không cần phải chuyển giao trạng thái tài sản, thứ được sử dụng để chuyển giao là bộ chứng từ gốc chứng nhận quyền sở hữu tài sản. 
  • Hai bên (bên thế chấp và bên nhận thế chấp) có thể thống nhất với nhau để chọn ra bên thứ ba giữ tài sản. 
  • Trong khoảng thời gian thế chấp tài sản, bên thế chấp vẫn có quyền được sử dụng tài sản đã được sử dụng để thế chấp. 

Đảm bảo tính pháp lý 

Thỏa thuận và hợp đồng có liên quan quyền sử dụng tài sản phải đáp ứng yêu cầu tuân thủ quy định pháp luật. Căn cứ pháp lý có thể sử dụng là luật dân sự, luật đất đai,… cùng những quy định khác liên quan.

Ví dụ, bên thế chấp sử dụng đất làm tài sản thế chấp cần phải tuân thủ đúng luật đất đai, bộ luật dân sự và các quy định có liên quan. 

Đọc thêm: URL (Định vị tài nguyên thống nhất ) là gì ? Cấu trúc cơ bản của URL

3. Phân biệt Mortgage với Loan 

Mortgage và loan đều là hình thức đi vay thể hiện mối quan hệ tín dụng. Tuy nhiên, hai hình thức này thể hiện hai cách thức vay khác nhau. Cùng so sánh sự khác biệt giữa chúng nhé! 

So sánh 

Mortgage 

Loan 

Hình thức 

Vay thế chấp (gồm nhiều yếu tố tiền bạc, nhà cửa, đồ đạc giá trị,..)

Người đi vay sẽ sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để thế chấp. 

Vay về tiền tệ (chỉ xét về tiền tệ)

Khoản vay từ ngân hàng yêu cầu người mượn trả lãi đi kèm. 

Giải thích  A vay tiền ngân hàng, không trả nợ được nên phải sử dụng nhà làm tài sản thế chấp. Nếu không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán nợ thì ngân hàng sẽ giữ nhà. 

4. Phân loại Mortgage thường gặp hiện nay

Căn cứ theo nội dung

Căn cứ theo nội dung thế chấp, Mortgage được chia làm hai loại chính: 

  • Thế chấp pháp lý: Là hình thức thế chấp mà người đi vay phải chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên cho vay nếu không thực hiện trả nợ theo quy ước. Với hình thức này, bên cho vay có quyền bán hoặc cho thuê lại tài sản mà không cần tố tụng khi không được khách hàng thanh toán khoản nợ.
  • Thế chấp công bằng: Hình thức này là bên cho vay chỉ được giữ giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản. Khi khách hàng không trả được nợ, bên cho vay không được tự phát mại tài sản mà phải nhờ đến pháp luật can thiệp. 

Căn cứ theo số lần

Dựa theo số lần thế chấp, Mortgage được chia làm hai loại chính:

  • Thế chấp thứ nhất: Là việc thế chấp tài sản đảm bảo cho khoản vay thứ nhất. Cần lưu ý rằng thế chấp thứ nhất không phải là lần đầu tiên đem tài sản đi vay thế chấp mà là tài sản thế chấp cho món nợ thứ nhất đang hiện hành. 
  • Thế chấp thứ hai: Là hình thức khách hàng sử dụng phần giá trị chênh lệch giữa giá trị tài sản thế chấp và khoản tín dụng thứ nhất được đảm bảo cho món nợ thứ hai. 

Đọc thêm: Content plan là gì? 5 bước xây dựng một kế hoạch nội dung dễ dàng và hiệu quả bạn cần biết

Căn cứ theo tính chất tài sản

Căn cứ theo tính chất tài sản thế chấp, Mortgage được chia làm hai loại: 

  • Thế chấp một phần: Hình thức này nghĩa là sử dụng một phần tài sản mang đi thế chấp, các phần phụ không thuộc tài sản thế chấp nếu không thỏa thuận giữa hai bên. 
  • Thế chấp toàn bộ: Là hình thức dùng toàn bộ tài sản để thế chấp, các phần phụ đều thuộc tài sản thế chấp. 

Căn cứ theo nguồn gốc của tài sản thế chấp

Dựa vào nguồn gốc của tài sản thế chấp, Mortgage được chia làm hai loại: 

  • Thế chấp trực tiếp: Là hình thức thế chấp tài sản được hình thành từ vốn vay. 
  • Thế chấp gián tiếp: Là hình thức mà tài sản thế chấp là tài sản đã có sẵn thuộc sở hữu của bên đi vay.

Biên độ lãi suất là gì? Cách tính cho vay theo biên độ lãi suất | Timo

5. Vay thế chấp ở ngân hàng nào là tốt nhất?

Để biết ngân hàng nào cho vay thế chấp tốt nhất. Chúng ta cũng tham khảo qua bảng lãi suất vay và hạn mức của các ngân hàng.

Bảng lãi suất vay ngân hàng hiện nay đối với hình thức vay thế chấp

Ngân hàng Lãi suất ưu đãi (%/năm) Hạn mức
BIDV 6 - 7,5 100% TSĐB
Vietinbank 7,7 80% nhu cầu
Maritime Bank 6,99 90% TSĐB
VIB 8,2 75 - 100% nhu cầu vốn
OCB 5,99 - 6,99 80 - 100% BĐS
ABBank 6,90 - 8,50 90 - 100% TSĐB

Lưu ý: Mức lãi suất trên chỉ mang tính chất tham khảo và sẽ thay đổi theo từng thời kỳ, chính sách của ngân hàng.

6. Quy trình cho vay thế chấp tài sản tại ngân hàng hiện nay như thế nào?

Xác định thông tin khách hàng

Khi đăng ký vay vốn, bạn sẽ được nhân viên ngân hàng hỏi 4 câu hỏi cơ bản để xác định số tiền cho vay phù hợp như:

  • Mục đích vay: Số tiền vay sử dụng vào mục đích gì? Nếu kinh doanh thì kinh doanh sản phẩm hoặc dịch vụ gì? Đã ký hợp đồng với đối tác nào chưa? Thời gian xoay vòng vốn là bao lâu?
  • Nhu cầu vay: Số tiền cần vay là bao nhiêu? Thời gian vay là bao lâu?
  • Tài sản thế chấp: Tài sản đảm bảo là gì? Sổ hồng nhà đất hay xe hơi?
  • Thu nhập: Thu nhập trung bình hàng tháng là bao nhiêu? Nguồn thu có ổn định? Có mấy nguồn thu hàng tháng? Ngoài nguồn thu từ lương, còn nguồn thu nào khác không?

Chuẩn bị hồ sơ vay

Sau khi khảo sát nhu cầu vay vốn thế chấp tài sản của khách hàng, nhân viên tín dụng của ngân hàng sẽ hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nhất. Một bộ hồ sơ vay thế chấp thường bao gồm các loại giấy tờ sau:

  • Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người vay
  • Sổ hộ khẩu hoặc KT3 nếu khách hàng không có hộ khẩu tại nơi vay vốn
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
  • Giấy tờ chứng minh thu nhập lương hàng tháng (bảng lương hoặc bản sao kê lương)
  • Nếu nguồn thu từ cho thuê tài sản: Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản cho thuê hoặc giấy tờ chứng minh thu nhập từ tài sản thuê
  • Nếu nguồn thu từ kinh doanh: Giấy phép Đăng ký kinh doanh, sổ bán hàng hoặc hóa đơn (nếu có).

Đọc thêm: 6 phương pháp hữu ích giúp bạn cải thiện kỹ năng tập trung

Ngân hàng thẩm định

Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ bạn, ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ và thẩm định tài sản thế chấp để quyết định số tiền cho vay, thời hạn vay và lãi suất với từng đối tượng khách hàng. Bạn càng cung cấp hồ sơ đầy đủ theo yêu cầu, ngân hàng sẽ xử lý hồ sơ cho vay càng nhanh.

Ngân hàng phê duyệt khoản vay

Sau khi thẩm định xong, nhân viên tín dụng của ngân hàng sẽ lập các đề xuất tín dụng và gửi lên cấp có thẩm quyền để phê duyệt. Với những khoản vay có giá trị nhỏ, cấp trên sẽ phê duyệt nhanh chóng. Tuy nhiên với những khoản vay có giá trị lớn, ngân hàng sẽ đưa cho một bộ phận độc lập khác tiến hành thẩm định lại hồ sơ một lần nữa mới tiến hành phê duyệt cho vay.

Quyết định và thủ tục giải ngân

Nếu hồ sơ vay vốn của bạn được duyệt, nhân viên ngân hàng sẽ thông báo kết quả đến bạn trong thời gian sớm nhất. Bạn quay trở lại ngân hàng để ký kết hợp đồng tín dụng và hoàn thiện các thủ tục liên quan như công chứng tài sản bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm (nếu có). Sau đó ngân hàng sẽ tiến hàng giải ngân vốn vay. 

Trong bài viết trên,1900 - tin tức việc làm đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về Mortgage.Hy vọng bạn hiểu ró và áp dụng hiệu quả !

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!