Nắm 4 quy tắc vượt qua sự cả nể trong công việc

Hiện nay, trong môi trường công sở xuất hiện rất nhiều người mắc bệnh cả nể. Họ thường tỏ ra ngại ngùng, không biết làm sao để làm trái ý đồng nghiệp, cấp trên. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để Nắm 4 quy tắc vượt qua sự cả nể trong công việc

1. Thói quen cả nể trong công việc

Vậy thế nào được coi là “cả nể”? “Cả” có thể hiểu là quá mức, quá thể. Còn “nể” là nể nang, không dám tranh cãi, không dám từ chối. Như vậy, cả nể có nghĩa là nể nang một cách dễ dàng, quá mức, sợ không dám đấu tranh, sợ sẽ là phật lòng, phật ý người khác.

Hiện nay, trong môi trường công sở xuất hiện rất nhiều người mắc bệnh cả nể. Họ thường tỏ ra ngại ngùng, không biết làm sao để làm trái ý đồng nghiệp, cấp trên. Bất kỳ ai nhờ gì họ cũng sẽ nghe và làm theo, tuy nhiên trong thâm tâm, chưa chắc họ đã muốn thế. Thậm chí, người cả nể tại nơi làm việc còn cố để nhường nhịn, dành mọi công sức để làm vừa lòng các đồng nghiệp khác. Tuy nhiên, điều này khiến họ ít khi nhận được sự tôn trọng.

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất năm 2024

2. Tại sao chúng ta cả nể khi làm việc

Bệnh cả nể bắt nguồn từ việc ngại nói thẳng, nói thật, sợ mất lòng bởi nỗi lo sợ nếu không giúp đỡ sẽ bị “để ý”, trù dập. Người cả nể thường rất để tâm đến lời nói của người khác, họ lo sợ những suy nghĩ, đánh giá không tốt của mọi người về bản thân nên thường cố gắng để làm vừa lòng mọi người dù thật tâm lại không muốn làm như vậy.

Người xưa có câu: “Mất lòng trước, được lòng sau”. Nếu việc nhờ cậy giúp đỡ là không đúng và thấy được những việc sai làm trái của những người thân quen thì phải thẳng thắn phê bình để họ rút kinh nghiệm những lần sau, điều đó tưởng chừng như đơn giản nhưng thực chất không phải ai cũng làm được.

3. Hậu quả của căn bệnh cả nể nơi công sở

Mang trong mình căn bệnh cả nể, nhất là ở nơi làm việc, các bạn sẽ phải chịu rất nhiều thiệt thòi, thậm chí là ảnh hưởng đến quá trình phát triển, thăng tiến trong sự nghiệp.

Không kiểm soát được cảm xúc, không tự tin vào bản thân

Sự cả nể sẽ khiến cho bạn không thể xác định được điều mà bản thân mong muốn là gì. Từ đó, bạn sẽ trở nên thiếu tự tin với những điều mình thực hiện, luôn bận lòng vì những suy nghĩ của mọi người. Thêm vào đó, bạn cũng khó kiểm soát được cảm xúc, thường xuyên không thoải mái, stress, bực tức vì quá tải nhưng vẫn phải đè nén lại để chiều lòng người khác. Chưa kể khi bạn “sống hộ” cho người khác, đảm nhiệm quá nhiều việc còn khiến bạn bỏ quên cả vấn đề của mình trong cuộc sống. Không kiểm soát được cảm xúc, không tự tin vào bản thân.

Người cả nể dễ bị người khác lợi dụng, sai khiến

Người cả nể sẽ ngại phải từ chối, thậm chí là không biết cách từ chối. Vậy nên, vô hình chung, bạn sẽ bị người khác dễ dàng lợi dụng, sai khiến trong mọi trường hợp. Điều này cũng khiến bạn bị đánh giá thấp là không có chính kiến, yếu đuối, ai nói gì cũng nghe theo,… Thực tế, nếu bạn cứ mãi vì người khác, không màng đến lợi ích, cuộc sống của bản thân, nếu gặp người hiểu chuyện, họ sẽ rất trân trọng, tôn trọng bạn. Nhưng ngược lại, nếu gặp người không biết điều, họ sẽ chẳng quan tâm mà nghĩ rằng đó chính là bổn phận, trách nhiệm bạn cần làm. Dần dần, họ sẽ không coi trọng bạn.

Đọc thêm: Tác hại của việc trì hoãn công việc là gì? Cách hoàn thành đúng Deadline mọi việc

Có thể xuất hiện những hiện tượng tiêu cực 

Hiện nay, trong môi trường công sở xuất hiện không ít thành phần “đi cửa sau”. Đây cũng là một nguyên nhân gây nên bệnh cả nể của nhiều người. Nhất là trong công việc, bạn hay cả nể nên sẽ không dám từ chối các nhiệm vụ từ “COCC”, sợ bị tai tiếng. Do đó, bạn thường chọn cách giải quyết không đúng với quy chuẩn nhưng làm vừa lòng người khác. Bạn chấp nhận lời nhờ vả của người quen, người có cấp bậc cao hơn,… dù nó có là tiêu cực đi chăng nữa, bạn cũng sẽ làm. Vậy chẳng phải, chính bạn là người đã tạo nên một môi trường độc hại, những hiện tượng tiêu cực tại môi trường công sở hay sao?

4. 4 quy tắc nằm lòng để vượt qua sự cả nể của bản thân trong công việc

Nói chung, việc đồng ý giúp đỡ ai đó không phải là vấn đề. Tuy nhiên, những người hay cả nể sẽ thường cảm thấy bị “mắc kẹt” khi làm điều gì đó mà họ thực sự không muốn làm. Vậy, nếu bạn là người cả nể hay đang "kiêng nể quá mức", cần phải làm sao đây? Sau đây là 4 tips vô cùng hữu ích:

Đừng để bản thân bị áp lực khi chuẩn bị đưa ra câu trả lời của mình

Hãy tự hỏi bản thân câu hỏi đơn giản này - liệu mình có cần cho họ câu trả lời ngay bây giờ không? Có thể là họ sẽ không cần câu trả lời của bạn ngay lập tức. Vì vậy, đừng cảm thấy áp lực phải trả lời ngay lúc đó. Ngay lúc đó, hãy dành cho mình thời gian suy nghĩ. Một trong những sai lầm lớn nhất mà mọi người mắc phải là "đồng ý", "OK" quá nhanh. Hãy nhớ điều này: biến "không" thành "có" vẫn dễ hơn là biến "có" thành "không".

Tuy nhiên, nếu người ta cần mình phải đưa câu trả lời ngay lúc đó thì mình phải tính sao? Cách tốt nhất để nói là, "OK, nếu bạn cần câu trả lời ngay bây giờ, thì tôi vẫn chưa đưa ra được." May mắn thay, tâm lý chung của mọi người sẽ thường là phải tỏ ra kiên nhẫn trước câu trả lời đó.

Hãy học cách nói "Không" hiệu quả

Để chữa căn bệnh cả nể, cách duy nhất là bạn phải học cách để nói “không” khi cần thiết. Bạn không cần phải tìm bào chữa cho sự từ chối của mình, bạn chỉ cần đưa ra lý do là mình không muốn làm điều đó. Bạn hãy gạt đi sự sợ hãi, phá bỏ rào cản ngại nói, ngại từ chối từ những vấn đề nhỏ nhất, dần dần bạn sẽ quen và cảm thấy đó là điều hết sức bình thường. Các bạn cũng không nên nghĩ không giúp đỡ người khác là ích kỷ. Điều này thể hiện bạn có khả năng phân tích tình huống, biết cách đưa ra phương án ứng xử phù hợp. Việc nào đáng để bạn làm, bạn hãy sẵn lòng giúp đỡ với tâm thế thoải mái, vui vẻ. Ngược lại, những việc không đáng, nhiệm vụ của người khác đùn đẩy, bạn hãy kiên quyết từ chối. Bạn hãy hiểu rằng, giá trị của bạn trong mắt người khác tăng hay giảm, đôi khi nó chỉ phụ thuộc vào một cái lắc đầu mà thôi.

Đọc thêm: Kỹ năng công việc cụ thể là gì? Các kĩ năng giúp nâng cao hiệu suất làm việc

Cho người ta thấy sự tò mò của bản thân mình trước khi cam kết thực hiện điều gì đó

Trong lịch sử, những "nhà đàm phán" vĩ đại rất hay có tính tò mò. Cho nên, chúng ta cần phải đặt thêm câu hỏi cho họ và tìm hiểu về tình huống. Hãy thử tìm hiểu những điều sau:

  • Họ muốn làm gì?
  • Tại sao họ muốn mình phải làm điều đó?
  • Bao giờ họ cần phải xong?
  • Chính xác thì họ muốn bạn làm gì?
  • Bạn có phải là lựa chọn duy nhất của họ?
  • Làm cách nào khác để họ có thể đáp ứng nhu cầu của họ?

Sau khi bạn hỏi những câu hỏi này, bạn sẽ nói: "Hãy để tôi suy nghĩ về điều đó và liên hệ lại với bạn. Điều này sẽ cho phép bạn tạo khoảng cách với hoàn cảnh để tránh cảm thấy áp lực tức thì nếu bạn là người cả nể. Việc dành thời gian để thu thập thông tin cũng sẽ giúp bạn có nhiều khả năng đưa ra quyết định sáng suốt hơn.

Nên hỏi bạn bè hoặc đồng nghiệp về quan điểm của họ trước khi bạn cân nhắc các lựa chọn của mình cũng sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định hơn. Họ có thể ở một vị trí tốt hơn để xem xem liệu bạn có đang làm những việc đúng đắn vì những lý do chính đáng hay không. Thu thập thông tin, ra quyết định và phản hồi là ba bước riêng biệt trong quy trình quyết định liệu bạn có muốn làm việc gì đó hay không.

Nhớ rằng, việc cả nể sẽ làm xấu đi các mối quan hệ của bạn

Theo Natalie Lue - một chuyên gia về tâm lý quan hệ, tác giả của những cuốn sách giúp mọi người vượt qua những rào cản trong việc tạo lập các mối quan hệ: “Việc lúc nào cũng phải làm vừa ý mọi người, với mục đích làm cho người ta hạnh phúc, thực ra lại là một rào cản đối với sự thân thiết thực sự”.

Việc không ngừng nhượng bộ và cố gắng mang lại cho người ấy những gì họ muốn mà không chia sẻ cảm xúc thật của bạn sẽ chỉ tạo ra tác dụng ngược lại. Bạn nghĩ rằng bạn đang làm điều đó để cải thiện mối quan hệ, nhưng nó lại chỉ ngày càng tạo nên khoảng cách. Đôi khi, chúng ta thường tự đánh lừa bản thân rằng mình làm điều này vì mục đích "cao quý" hoặc "đáng ngưỡng mộ", nhưng nếu ta cứ tiếp tục áp khuôn mẫu này trong các mối quan hệ, ta có thể sẽ chỉ thấy đau khổ về mặt cảm xúc và bức bối với người trong cuộc. Việc cứ cố gắng hài lòng người khác dẫn đến việc bạn phải từ bỏ nhu cầu, mong muốn của bản thân và phủ nhận cảm xúc thực sự của bạn, khiến bạn luôn cảm thấy thất vọng, không được đánh giá cao hoặc bị hiểu lầm. Nếu bạn càng nhượng bộ mà không kiểm tra lại bản thân, bạn càng lãng phí nhiều cơ hội để nuôi dưỡng hoặc cứu vãn các mối quan hệ này.

Mọi người sẽ tôn trọng bạn hơn khi bạn có "ranh giới" rõ ràng của riêng mình, giá trị cá nhân và mục tiêu của mình. Hãy dành thời gian bạn cần để suy nghĩ thấu đáo, tìm hiểu sâu hơn và sau đó đưa ra quyết định đúng đắn

Đọc thêm: Lựa chọn công việc hay cuộc sống? 5 bí quyết đạt cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Nắm 4 quy tắc vượt qua sự cả nể trong công việc sẽ giúp bạn hoàn thành khối lượng công việc một cách hiệu quả nâng cao chất lượng cuộc sống. Hi vọng với bài viết trên đây, 1900 - tin tức việc làmđã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích trên hành trình hoàn thiện chính mình!

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!