1. Công nghệ thông tin thi môn gì?
Ngành Công nghệ thông tin được đánh giá là một trong những ngành được nhiều sinh viên học nhất hiện nay, ngành không chỉ đòi hỏi những sinh viên phải có khả năng tư duy và logic. Mà bên cạnh đó, còn yêu cầu sinh viên cần có năng lực nhất định về ngoại ngữ hoặc các môn mà chủ yếu các bạn sĩ tử tập trung học là Toán, Lý, Hóa và Tiếng Anh.
Đối với những môn học này, nhiều trường Đại học sẽ có các tổ hợp môn để học sinh đăng ký thi như sau:
- Khối A00: Toán, Lý, Hóa
- Khối A01: Toán, Lý, Anh
- Khối D01: Toán, Văn, Anh
- Khối D07: Toán, Hóa, Anh
- Khối D10: Toán, Địa, Anh
- Khối D90: Toán, Anh, Khoa học tự nhiên
Có thể thấy rằng để thi vào ngành CNTT, chúng ta có không ít các tổ hợp môn để lựa chọn. Và những tổ hợp môn khác nhau như vậy cũng giúp các bạn lựa chọn được tổ hợp mà có những thế mạnh cho riêng mình. Từ đó bạn nên đầu tư hơn vào học tập nhằm đạt được kết quả cao nhất.
Trước đây, để thi vào các ngành CNTT, gần như các sĩ tử chỉ có thể chọn giữa khối A hoặc khối D truyền thống. Ngày nay, các bạn trẻ được tạo điều kiện và có thêm nhiều cơ hội để đỗ hay học chuyên ngành mình yêu thích với nhiều tổ hợp môn khác nhau.
Đọc thêm: Những điều cần biết về tuyển sinh ngành Công nghệ thông tin
2. Ngành CNTT học ở trường nào? Điểm chuẩn ra sao?
Về mức điểm chuẩn đậu vào các ngành CNTT, mỗi trường sẽ có những mức điểm khác nhau, tùy thuộc vào các tiêu chí tuyển sinh và số lượng đăng ký của thí sinh. Tuy nhiên, với độ “hot” của ngành CNTT như hiện nay, xu hướng điểm chuẩn có thể tăng ở hầu hết các khối, đặc biệt là điểm của các trường trọng điểm. Các trường Top đầu về ngành CNTT bạn nên theo học bao gồm: Đại học Bách Khoa, Đại học Công nghệ - Đại học quốc gia Hà Nôi, Đại học Công nghiệp Hà Nội...
Mức điểm chuẩn đầu vào sẽ có thể tăng hoặc giảm tùy vào mức độ khó của đề thi mỗi năm. Thế nhưng, với ngành CNTT, bạn cần xác định mục tiêu rằng điểm chuẩn có thể sẽ tăng. Và bạn cũng nên cộng thêm 1 – 2 hoặc 3 điểm để chắc chắn về mức độ an toàn cho bản thân.
Tại đây bạn có thể tham khảo điểm chuẩn của một số trường (năm 2022) như:
- Đại học Bách khoa Hà Nội: điểm chuẩn dao động từ 21,19 – 28.29 điểm.
- Đại học kinh tế quốc dân (NEU): mức điểm dao động trong khoảng 26-27 điểm.
- Đại học Công nghệ – Đại học quốc gia Hà Nội: Điểm chuẩn dao động từ 27 – 28 điểm.
- Đại học Khoa học tự nhiên – đại học quốc gia TPHCM: Điểm chuẩn dao động từ 25,75 đến 27,2 điểm.
Ngoài ra, một số trường không chỉ sử dụng điểm thi THPT quốc gia mà còn sử dụng phương thức xét duyệt học bạ hay xét điểm thi Đánh giá năng lực, điểm thi THPT hoặc xét tuyển thẳng để tuyển sinh ngành CNTT.
Đọc thêm: Top 10 trường đào tạo Công nghệ thông tin đứng đầu tại Việt Nam
3. Mức lương hiện nay của ngành Công nghệ thông tin
Mức lương trong ngành công nghệ thông tin (CNTT) tại Việt Nam có thể biến động tùy thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí công việc, kinh nghiệm, kỹ năng, công ty, và địa điểm làm việc. Dưới đây là một phân tích tổng quan về mức lương hiện nay trong ngành CNTT tại Việt Nam:
- Kỹ sư/phát triển phần mềm cơ bản: Mức lương cho các vị trí này có thể dao động từ khoảng 10 triệu đến 30 triệu VND mỗi tháng cho nhân viên mới ra trường. Với kinh nghiệm và kỹ năng làm việc tốt, mức lương có thể tăng lên khoảng 30 triệu đến 50 triệu VND và thậm chí cao hơn.
- Chuyên viên Big Data/ Machine Learning/ AI: Các chuyên viên có kỹ năng chuyên sâu trong lĩnh vực này thường nhận được mức lương khá cao, có thể từ 30 triệu đến hơn 100 triệu VND mỗi tháng, phụ thuộc vào cấp độ kỹ năng và kinh nghiệm.
- Quản lý dự án (Project Manager): Mức lương cho vị trí quản lý dự án trong ngành CNTT thường cao hơn so với các vị trí kỹ thuật cơ bản. Mức lương có thể từ 30 triệu đến 100 triệu VND mỗi tháng, tùy thuộc vào cấp độ và quy mô dự án.
- Quản lý kỹ thuật hệ thống: Vị trí này thường yêu cầu có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về kiến trúc hệ thống. Mức lương có thể từ 20 triệu đến hơn 50 triệu VND mỗi tháng.
- Chuyên gia bảo mật thông tin (Security Expert): Do tầm quan trọng của bảo mật thông tin trong ngành CNTT, các chuyên gia này có thể nhận được mức lương từ 30 triệu đến hơn 100 triệu VND mỗi tháng.
Lưu ý rằng các con số này chỉ mang tính chất tham khảo và có thể biến động theo thời gian và điều kiện cụ thể của từng cá nhân và công ty. Đồng thời, mức lương cũng phụ thuộc vào vị trí địa lý, với các thành phố như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thường có mức lương cao hơn so với các khu vực khác trong cả nước.
>> Tìm hiểu thêm việc làm CNTT:
Việc làm Chuyên viên Công nghệ thông tin mới nhất
Việc làm Quản lý dự án (Project Manager) đang tuyển dụng
Việc làm quản lý kỹ thuật hệ thống lương cao
4. Học ngành công nghệ thông tin cần giỏi những môn gì?
Trong thời đại công nghệ 4.0, thuật ngữ Công nghệ thông tin ( IT – Information Technology) không còn xa lạ với chúng ta nữa mà nó hiện hữu ở tất cả mọi nơi xung quanh ta, từ các vấn đề chung về các phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính… tới các vấn đề về lưu trữ, xử lý, khai thác thông tin dưới nhiều hình thức đa dạng.
Hầu hết các bạn học sinh cấp 3 mới chỉ biết về ngành công nghệ thông tin là một ngành đang rất “hot” được nhiều bạn trẻ theo đuổi, nhu cầu nhân lực cao và mức lương hấp dẫn, tuy nhiên, các bạn đều còn khá mơ hồ trong việc tìm hiểu kỹ ngành nghề mà các bạn đam mê, mong muốn theo đuổi.
Theo như tình hình thực tế thì bên cạnh sự đam mê, yêu thích thì hầu hết các nghề đều cần có một yếu tố nhất định phù hợp để theo đuổi và trụ vững với nghề. Ngành công nghệ thông tin cũng vậy, đối với đại số các ngành kỹ thuật thì việc học giỏi các môn tự nhiên như toán học, tin học hay ngoại ngữ sẽ rất có lợi thế cho các bạn khi học đại học sau này.
Toán
Môn Toán về cơ bản là môn rèn luyện cho bạn sự tư duy rất tốt. Mà tư duy logic lại là thế mạnh lớn nhất của ngành công nghệ thông tin. Có thể có hiểu thêm rằng cũng có khá nhiều bạn nền tảng không học tốt môn toán vẫn theo học ngành công nghệ thông tin, vẫn là dân coder, tuy nhiên, đó chỉ là các công việc mặt nổi của ngành công nghệ thông tin chưa cần đi sâu vào viết code hay về mặt tư duy logic vẫn còn đơn giản.
Khi bạn học công nghệ thông tin và muốn đi sâu vào các lĩnh vực nghiên cứu như các ngành Machine learning, Neural Network, Data Mining, AI,… mà không có nền tảng kiến thức toán tốt thì sẽ rất khó khăn. Giỏi toán chính là lợi thế khi bạn muốn học tốt ngành công nghệ thông tin và phát huy công việc của mình sau này rộng hơn.
Tin học
Hiện nay, môn tin học được phổ cập cho các em từ những năm trung học cơ sở từ lớp 6, lớp 7, thậm chí, có bạn từ lớp 4, lớp 5 đã được tiếp cận với ngôn ngữ lập trình Pascal. Lên cấp 3 – cấp THPT các thuật toán được đưa vào giảng dạy, như vậy có thể chắc chắn rằng công nghệ thông tin rất được coi trọng trong giáo dục.
Tuy nhiên, các bạn học sinh THPT chưa thực sự coi trọng môn tin học trong suốt quá trình học của mình. Bởi kiến thức về tin học của các bạn còn rất hạn chế và chưa được vận dụng nhiều vào thực tế. Các bạn vẫn coi đó là một môn học thông thường. Mà thực chất, môn tin học rất quan trọng đối với tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống, không chỉ riêng ngành công nghệ thông tin. Nếu các bạn định hướng học công nghệ thông tin để phát triển nghề nghiệp của mình thì ngay từ khi ngồi trên ghế THPT, các bạn hãy nghiêm túc học môn tin học ngay nhé.
Ngoại ngữ
Công nghệ thông tin là một lĩnh vực rất rộng, theo học công nghệ thông tin muốn làm tốt và phát triển được sẽ yêu cầu các kỹ năng liên ngành mới có thể làm tốt công việc. Ví dụ như, khi bạn triển khai hệ thống viễn thông thì cần kiến thức viễn thông hay các vấn đề khác liên quan tới viễn thông.
Làn sóng đầu tư từ nước ngoài vào nước ta đang ngày càng lớn mạnh. Ngoại ngữ đặc biệt là tiếng anh sẽ là ngôn ngữ gần như phổ biến giúp bạn tiến gần với sự hội nhập quốc tế hơn. Đây sẽ là điều kiện cần để bạn tồn tại và phát triển trong ngành công nghệ thông tin.
Tổ hợp Công nghệ thông tin + ngoại ngữ = thành công. Bạn có trình độ chuyên môn về ngành công nghệ thông tin, bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm. Nếu bạn sở hữu thêm cả vốn ngoại ngữ tốt nữa thì cơ hội của bạn là của bạn hết. Chắc chắn bạn sẽ thành công.
Đọc thêm: Điều kiện và Lộ trình trở thành một Chuyên viên Công nghệ Thông tin?
5. Xu hướng phát triển ngành Công nghệ thông tin
Hiện nay, ngành công nghệ thông tin (CNTT) tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho các chuyên gia và nhân viên trong lĩnh vực này. Dưới đây là một số điểm nổi bật về cơ hội việc làm trong ngành CNTT tại Việt Nam:
- Tăng trưởng nhanh chóng: Ngành CNTT ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, với sự gia tăng về số lượng công ty công nghệ, các dự án mới và nhu cầu tuyển dụng nhân sự.
- Sự đa dạng về lĩnh vực: Các lĩnh vực trong ngành CNTT ở Việt Nam rất đa dạng, từ phát triển phần mềm, thiết kế web, dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI), đến bảo mật thông tin và hạ tầng mạng.
- Công ty công nghệ lớn và nhỏ: Việt Nam có một số lượng lớn các công ty công nghệ nổi tiếng, cũng như một số lượng lớn các doanh nghiệp khởi nghiệp (startups) đang nổi lên, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho các chuyên gia CNTT.
- Đầu tư nước ngoài: Sự đầu tư của các công ty công nghệ lớn từ nước ngoài vào Việt Nam cũng tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho nhân sự có kỹ năng CNTT.
- Hợp tác quốc tế: Việt Nam cũng đang tăng cường hợp tác với các quốc gia khác trong lĩnh vực CNTT, tạo ra cơ hội việc làm cho những người muốn làm việc trong môi trường quốc tế.
- Sự tăng trưởng của các lĩnh vực mới: Các lĩnh vực mới như blockchain, Internet of Things (IoT), và machine learning đang mở ra nhiều cơ hội việc làm mới trong ngành CNTT tại Việt Nam.
Tóm lại, ngành CNTT tại Việt Nam đang trở thành một trong những lựa chọn hấp dẫn cho những người muốn theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Cơ hội việc làm là rất đa dạng và phong phú, từ các vị trí kỹ thuật cơ bản đến những vị trí quản lý và lãnh đạo.
Như vậy, 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về thông tin của ngành Công nghệ thông tin. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu rõ về nghề nắm bắt những cơ hội. Tổng quan công việc trong ngành Công nghệ thông tin và thực hành hiệu quả.
>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn: