Công việc của Quản lý kỹ thuật hệ thống là gì?
Quản lý kỹ thuật hệ thống là người chịu trách nhiệm việc thiết lập mạng, bảo trì máy chủ hàng, thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ của quá trình hoạt động của doanh nghiệp với các hệ thống thông tin.. Dựa trên yêu cầu của tổ chức và cơ sở hạ tầng liên quan đến công nghệ thông tin (CNTT) khác, Quản lý kỹ thuật hệ thống sẽ cung cấp môi trường làm việc đáng tin cậy, đặc biệt là trong trường hợp máy tính của các nhân viên trong công ty dùng liên kế mạng LAN. Bên cạnh đó, những vị trí như System Admin, Giám sát Kỹ thuật cũng thường đảm nhận các công việc tương tự.
Mô tả công việc của vị trí Quản lý kỹ thuật hệ thống
Cài đặt và cấu hình phần mềm, phần cứng
Quản lý máy chủ mạng và các công cụ công nghệ, thiết lập tài khoản và máy trạm, giám sát hiệu suất và bảo trì hệ thống theo yêu cầu, khắc phục sự cố gián đoạn và sự cố ngừng hoạt động, đảm bảo an ninh mạng thông qua kiểm soát truy cập, sao lưu và tường lửa.
Nâng cấp hệ thống với các phiên bản và mô hình mới
Phát triển chuyên môn để đào tạo nhân viên CNTT mới, xây dựng kho tài liệu nội bộ chuyên về kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng và chính sách CNTT, tham gia trực tiếp quản trị, cấu hình và vận hành hạ tầng Hệ điều hành Unix/Linux, Vmware/Hyper-V, Windows server, triển khai các phương án backup, HA, cân bằng tải cho các hệ thống máy chủ Unix/Linux, Vmware/Hyper-V/ IBM PowerVM, Windows ...
Cài đặt, quản trị vận hành và giám sát hoạt động của hệ thống
Sao lưu và khôi phục dữ liệu. (3PAR, StorageOnce), theo dõi, giám sát hoạt động, hiệu năng, tài nguyên của các hệ thống và cảnh báo sự cố hoặc dấu hiệu bất thường qua email, SMS, thực hiện bảo trì, cập nhật bản vá bảo mật định kỳ hoặc khi cần thiết, nâng cấp phiên bản cho các hệ điều hành, ứng dụng nền tảng và các ứng dụng khác, nghiên cứu,.
Quản lý kỹ thuật hệ thống có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
325 - 455 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Quản lý kỹ thuật hệ thống
Tìm hiểu cách trở thành Quản lý kỹ thuật hệ thống, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Quản lý kỹ thuật hệ thống?
Yêu cầu tuyển dụng của Quản lý kỹ thuật hệ thống
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Quản lý kỹ thuật hệ thống cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan:
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
-
Kiến thức chuyên môn: Đòi hỏi ứng viên phải có bằng cử nhân hoặc cao hơn trong lĩnh vực Công nghệ thông tin hoặc các ngành liên quan như Khoa học Máy tính, Kỹ thuật Máy tính, hoặc Quản trị Cơ sở dữ liệu.Chứng chỉ/ chứng nhận: Kỹ sư hệ thống Microsoft Certified (MCSE); Microsoft Certified System Administrator (MCSA); Mạng Cisco Certified Associate (CCNA).
-
Kiến thức chuyên sâu về hệ thống máy tính: bao gồm phần cứng, phần mềm, mạng và cơ sở dữ liệu, hiểu biết về các nguyên tắc và phương pháp quản lý hệ thống hiệu quả, có khả năng phân tích và giải quyết các vấn đề kỹ thuật phức tạp, thiết kế, triển khai và vận hành các hệ thống máy tính mới, khả năng cập nhật các kiến thức và kỹ năng mới về công nghệ thông tin.
-
Kiến thức lập trình và phát triển ứng dụng: Đây được xem là một kỹ năng quan trọng mà bất kỳ Quản lý quản trị hệ thống nào cũng cần sở hữu. Điều này giúp đảm bảo website của doanh nghiệp luôn an toàn và đầy đủ các tính năng.
-
Kiến thức quản lý nguồn nhân lực: Với nhiều đầu mục công việc đòi hỏi người quản lý nhân sự cần phải có kiến thức quản lý cần thiết. Có thể hệ thống hoá các công việc quan trọng, cần thiết. Làm việc thông minh có quy trình, hiểu rõ và nắm bắt hết các đầu việc quan trọng.
Yêu cầu về kỹ năng
-
Kỹ năng phân tích: Có khả năng phân tích các vấn đề phức tạp, xác định nguyên nhân gốc rễ và đưa ra giải pháp hiệu quả, giao tiếp rõ ràng, súc tích và thuyết phục với các bên liên quan khác nhau, bao gồm kỹ sư, người dùng và quản lý,
-
Khả năng lãnh đạo: Có khả năng lãnh đạo và truyền cảm hứng cho một nhóm kỹ sư, chuyên viên công nghệ để hoàn thành mục tiêu chung, có thể hợp tác hiệu quả với các thành viên khác trong nhóm để hoàn thành các dự án, quản lý thời gian hiệu quả để hoàn thành nhiều nhiệm vụ cùng lúc, khả năng đưa ra quyết định sáng suốt và kịp thời trong tình huống áp lực.
-
Có tư duy logic: Đây là khả năng suy nghĩ và giải quyết vấn đề một cách có hệ thống, logic và chính xác. Bao gồm việc sử dụng các quy tắc và nguyên tắc để đưa ra những suy luận và phân tích đúng đắn. Ngoài ra, nó còn liên quan đến khả năng đưa ra những quyết định thông minh và hiệu quả dựa trên những suy nghĩ có hệ thống.
Các yêu cầu khác
-
Kinh nghiệm
Không giống với những ngành nghề khác, quản lý kỹ thuật cần có thời gian đào tạo, rèn luyện để vận dụng tốt kiến thức vào thực tế và biết cách giải quyết tình huống phát sinh. Bởi chỉ cần một sơ suất và sai sót nhỏ cũng sẽ gây ra tổn thất nặng nề cho doanh nghiệp. Phải có tối thiểu 2 năm kinh nghiệm trong môi trường Công việc về Công nghệ thông tin. Đã trực tiếp tham gia triển khai các hệ thống mạng LAN, mạng WAN, Internet.
Lộ trình thăng tiến của Quản lý kỹ thuật hệ thống
Lộ trình thăng tiến của Quản lý kỹ thuật hệ thống có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.
1. Thực tập sinh quản trị hệ thống
Mức lương: 3 - 6 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm
Thực tập sinh quản trị hệ thống là người mới thực tập thuộc chuyên ngành Công nghệ thông tin. Có nhiệm vụ thiết lập và bảo trì hệ thống mạng, máy tính của một văn phòng hay công ty, doanh nghiệp. Cụ thể, họ cần đảm bảo thời gian hoạt động, hiệu suất, tài nguyên và bảo mật của hệ thống máy tính đáp ứng được nhu cầu người dùng trong phạm vi nguồn ngân sách cho phép.
>> Đánh giá: Công việc chính ở vị trí này là sẽ hỗ trợ công việc khác nhau cho công ty tùy vào từng vị trí và theo sự hướng dẫn của doanh nghiệp. Tuy không phải là công việc chính thức nhưng là cơ hội để các bạn được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp nhằm tích lũy kinh nghiệm. Đây cũng là môi trường mang tính cạnh tranh cao đòi hỏi các ứng viên thực tập sinh phải có nền tảng kiến thức vững chắc.
>> Xem thêm: Việc làm Thực tập sinh quản trị hệ thống mới ra trường
2. Chuyên viên công nghệ thông tin
Mức lương: 15 - 25 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 2 - 5 năm
Chuyên viên Công nghệ Thông tin là một chuyên gia có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin (CNTT). Công việc của họ tập trung vào việc áp dụng và quản lý các công nghệ thông tin để giải quyết các vấn đề và nhiệm vụ liên quan đến hệ thống máy tính và mạng, phần mềm, dữ liệu, bảo mật thông tin và các ứng dụng CNTT khác.
>> Đánh giá: Công việc của Chuyên viên Công nghệ Thông tin đòi hỏi họ phải trực tiếp đứng ra khắc phục mọi sự cố liên quan đến mạng và máy tính để đảm bảo công việc của mọi người không bị gián đoạn. Công việc khá áp lực và đòi hỏi luôn phải trong trạng thái sẵn sàng làm việc. Bù lại, mức lương lý tưởng chính là sự đền đáp xứng đáng cho những người làm công việc này.
>> Xem thêm: Việc làm Chuyên viên Công nghệ thông tin hiện tại
3. Quản lý kỹ thuật hệ thống
Mức lương: 28 - 33 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 8 năm
Quản lý kỹ thuật hệ thống là người chịu trách nhiệm việc thiết lập mạng, bảo trì máy chủ hàng, thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ của quá trình hoạt động của doanh nghiệp với các hệ thống thông tin.. Dựa trên yêu cầu của tổ chức và cơ sở hạ tầng liên quan đến công nghệ thông tin (CNTT) khác, Quản lý kỹ thuật hệ thống sẽ cung cấp môi trường làm việc đáng tin cậy, đặc biệt là trong trường hợp máy tính của các nhân viên trong công ty dùng liên kế mạng LAN.
>> Đánh giá: Tính chất công việc gắn liền với máy móc nên bạn cũng phải vận dụng đầu óc sáng tạo để xây dựng kế hoạch mới, ước lượng thời gian sản xuất cho từng sản phẩm trên dây chuyền. Đồng thời, bạn còn phải có tư duy logic và khoa học để tiết kiệm thời gian lẫn nguồn lực tài chính cho doanh nghiệp. Vì thế, ngoài kiến thức được tích lũy khi còn ngồi trên ghế nhà trường và trong quá trình làm việc, quản lý kỹ thuật cần không ngừng chủ động học hỏi, cập nhật thông tin mới để năng cao kiến thức cho bản thân.
>> Xem thêm: Việc làm Quản lý kỹ thuật hệ thống tuyển dụng
5 bước giúp Quản lý kỹ thuật hệ thống thăng tiến nhanh trong trong công việc
Nắm bắt cơ hội tuyển dụng
Theo dõi các trang web tuyển dụng, mạng xã hội chuyên ngành và tham gia vào các sự kiện, hội thảo liên quan đến lĩnh vực công nghệ để tìm kiếm cơ hội tuyển dụng. Xây dựng mạng lưới liên hệ và tìm hiểu về các công ty, cũng như cơ hội tham gia vào dự án tiềm năng. Gửi hồ sơ CV, tham gia phỏng vấn một cách tự tin, chuyên nghiệp.
Phát triển chuyên môn
Năng lực chuyên môn là yếu tố cần được ưu tiên và không thể thiếu để trở thành một Quản lý kỹ thuật hệ thống tài ba. Trong quá trình tuyển dụng, mỗi doanh nghiệp sẽ có các yêu cầu về chuyên môn khác nhau cho vị trí Quản lý kỹ thuật hệ thống. Do đó, ứng viên tham gia vào công việc này cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất về kỹ thuật. Kiến thức cho công việc này không chỉ riêng trên sách vở mà còn qua quá trình tích lũy của bản thân.
Thể hiện khả năng lãnh đạo
Để bước trên những nấc thang danh vọng, bạn phải có một hình ảnh thật tốt. Khuyến khích mọi người trong công việc, đánh giá cao những thành tích đặc biệt của người khác và thỉnh thoảng có thể tổ chức những buổi vui chơi, họp mặt bên ngoài công ty.
Luôn sẵn sàng là người kế nhiệm
Nếu chỉ nghĩ đơn giản rằng mình cũng đang làm việc, có thể bạn sẽ mãi chỉ làm công việc đó mà thôi. Hãy chia sẻ những kiến thức và kỹ năng của bạn. Khi bạn nghỉ phép, hãy đề nghị người khác làm giúp công việc của bạn và hãy chỉ cho họ cách giải quyết tốt nhất
Tình nguyện nhận những công việc ngoài lĩnh vực
Đây có thể được xem là một chiếc lược. Bên cạnh công việc hằng ngày, bạn sẽ được đánh giá cao hơn nếu cũng có thể hoàn thành tốt những công việc khác. Trong khi những người khác ganh đua nhau để làm những công việc có trách nhiệm cụ thể, bạn đang thể hiện giá trị của mình qua việc khác.
Đọc thêm:
Đánh giá, chia sẻ về Quản lý kỹ thuật hệ thống
Các Quản lý kỹ thuật hệ thống chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.
Phỏng vấn Quản lý kỹ thuật hệ thống
↳
Bảo trì máy móc thiết bị nói chung và bảo trì hệ thống mạng, hệ thống camera nói riêng được phân chia thành các hình thức cơ bản dưới đây.
- Bảo trì phục hồi (sửa chữa máy móc thiết bị khi bị hỏng): Đây là phương pháp thường sử dụng trong các nhà máy sản xuất nhỏ, không mang tính dây chuyền.
- Bảo trì cơ hội: Phương pháp này được hiểu đơn giản là kiểm tra, bảo trì máy móc trong khoảng thời gian nhất định (thường là giữa các ca làm việc hoặc lúc máy đang không hoạt động) nhằm tránh ảnh hưởng quá trình sản xuất.
- Bảo trì theo tình trạng máy: Từ các thông số kỹ thuật của thiết bị, kỹ sư sẽ xây dựng kế hoạch bảo trì, sửa chữa phù hợp (thường áp dụng trong nhà máy có các máy móc thiết bị công nghệ cao, hoạt động liên tục và có đội ngũ kỹ thuật thường xuyên kiểm tra, kiểm soát độ an toàn của máy).
- Bảo trì định kỳ (bảo trì theo kế hoạch): Đây là dịch vụ bảo trì trọn gói theo hợp đồng ký kết hàng năm với các nhà thầu điện nhẹ. Hàng tháng hoặc theo định kỳ 3 tháng/ lần, hệ thống mạng sẽ được kiểm tra và bảo trì. Đồng thời, nhiều công ty trong đó có Phúc Bình còn cung cấp gói miễn phí xử lý sự cố (toàn bộ hoặc giới hạn số lần) tùy hợp đồng trong gói bảo trì định kỳ, chịu trách nhiệm toàn bộ về hiệu quả và sự ổn định của hệ thống.
↳
Bảo trì máy chủ
- Kiểm tra lại quyền truy cập (chức năng, phạm vi, giới hạn)
- Kiểm tra lại tính bảo mật, cấu hình lại các hạng mục bảo mật (tường lửa, ngăn virus…)
- Lưu trữ lại các tài liệu quan trọng (nghiệp vụ kế toán, văn phòng, xuất nhập khẩu, tài liệu khách hàng…)
- Tối ưu lại việc lưu trữ (dọn, loại bỏ các phần mềm, tài liệu không cần thiết) và tối ưu các phần mềm văn phòng, phần mềm chống virus
- Kiểm tra lại việc vận hành của các hệ thống email, internet, in ấn… phục vụ công việc
- Kiểm tra lại thông số vận hành của máy chủ và backup lại cấu hình
- Ghi nhận lại các số liệu vào sổ theo dõi (sổ bảo trì) theo đúng quy trình bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị thông thường
Bảo trì máy trạm
- Kiểm tra và cài đặt lại kết nối phần mềm chống virus giữa máy chủ và máy trạm
- Lưu trữ lại tài liệu, nội dung email quan trọng nhằm đảm bảo an toàn dữ liệu
- Tối ưu lại không gian lưu trữ, cập nhật các phần mềm văn phòng
- Kiểm tra lại hoạt động của các hệ thống internet, email, in ấn…
Bảo trì hệ thống mạng
- Kiểm tra lại sơ đồ bố trí hệ thống mạng (máy chủ, các thiết bị ngoại vi, máy client, đường dây cáp)
- Kiểm soát lại phạm vi truy cập của các máy
- Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống dây cáp và đầu bấm, đảm bảo đường truyền ổn định và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
- Ghi chép lại kết quả kiểm tra, báo cáo về đường truyền và kế hoạch thay thế (nếu cần) vào sổ ghi chép (sổ bảo trì hệ thống mạng).
↳
Quản trị hệ thống mạng mang lại nhiều ưu điểm và lợi ích quan trọng cho tổ chức và doanh nghiệp. Dưới đây là một số ưu điểm và lợi ích chính của quản trị hệ thống mạng:
- Đảm Bảo Sự Ổn Định Mạng: Quản trị hệ thống mạng giúp đảm bảo rằng mạng máy tính hoạt động ổn định và hiệu quả. Điều này đặc biệt quan trọng để đảm bảo sự liên tục của các hoạt động kinh doanh và dịch vụ trực tuyến
- Bảo Mật Thông Tin: Quản trị viên mạng có trách nhiệm bảo vệ mạng khỏi các mối đe dọa và tấn công mạng. Điều này giúp đảm bảo an toàn thông tin và dữ liệu của tổ chức
- Tối Ưu Hóa Hiệu Suất: Quản trị hệ thống mạng giúp tối ưu hóa hiệu suất mạng bằng cách kiểm tra và cải thiện cấu hình mạng, tài nguyên mạng, và khả năng tải trọng. Điều này đồng nghĩa với việc tăng tốc độ mạng và giảm thời gian downtime
- Sáng Tạo Và Phát Triển: Khi mạng hoạt động ổn định và an toàn, tổ chức có thể tập trung vào việc phát triển các dự án và sáng tạo mới thay vì phải lo lắng về sự cố mạng
- Giảm Chi Phí: Quản trị hệ thống mạng hiệu quả có thể giúp giảm chi phí hoạt động và bảo trì mạng. Điều này bao gồm việc tối ưu hóa tài nguyên và ngăn chặn các vấn đề mạng trước khi chúng trở nên nghiêm trọng
- Dễ Dàng Mở Rộng: Quản lý hệ thống mạng có kế hoạch và cấu trúc tốt giúp dễ dàng mở rộng mạng khi tổ chức cần phải tăng cường khả năng mạng hoặc mở rộng phạm vi hoạt động
- Hỗ Trợ Kỹ Thuật: Tổ chức có đội ngũ quản trị viên mạng sẽ có sự hỗ trợ kỹ thuật đáng tin cậy khi gặp sự cố hoặc cần sự giúp đỡ trong việc triển khai các dự án công nghệ mới
- Tuân Thủ Quy Định: Quản trị hệ thống mạng đảm bảo rằng tổ chức tuân thủ các quy định, chính sách, và tiêu chuẩn bảo mật cụ thể của ngành hoặc khu vực
- Dễ Dàng Theo Dõi Và Báo Cáo: Quản trị viên mạng có khả năng theo dõi hoạt động mạng và tạo báo cáo về hiệu suất và an toàn của mạng
- Phục Hồi Dữ Liệu: Các biện pháp sao lưu và phục hồi dữ liệu được thực hiện bởi quản trị viên mạng giúp đảm bảo rằng dữ liệu quan trọng có thể được khôi phục sau sự cố.
Câu hỏi thường gặp về Quản lý kỹ thuật hệ thống
Quản lý kỹ thuật hệ thống là người chịu trách nhiệm việc thiết lập mạng, bảo trì máy chủ hàng, thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ của quá trình hoạt động của doanh nghiệp với các hệ thống thông tin.. Dựa trên yêu cầu của tổ chức và cơ sở hạ tầng liên quan đến công nghệ thông tin (CNTT) khác, Quản lý kỹ thuật hệ thống sẽ cung cấp môi trường làm việc đáng tin cậy, đặc biệt là trong trường hợp máy tính của các nhân viên trong công ty dùng liên kế mạng LAN.
Trung bình, mức lương cho vị trí này khoảng từ 25 - 35M đồng/tháng. Đây là mức lương cứng mà các công ty, doanh nghiệp chi trả cho vị trí Quản lý kỹ thuật hệ thống. Bên cạnh mức lương cứng còn có thể nhận được nhiều những chế độ đãi ngộ khác như thưởng theo doanh số, thưởng khi hoàn thành tốt công việc, thưởng chuyên cần. Đặc biệt, với những Quản lý có tay nghề tốt, năng lực cao, có thâm niên, các công ty sẵn sàng tăng lương và thêm các khoản thưởng xứng đáng. Nhiều công ty, doanh nghiệp có chế độ đãi ngộ nhân viên rất tốt như hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ phương tiện hay hỗ trợ cơm trưa.
Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp của vị trí Quản lý kỹ thuật hệ thống là:
- Theo bạn, Quản lý kỹ thuật hệ thống là gì?
- Vì sao bạn muốn trở thành Quản lý kỹ thuật hệ thống?
- Quản lý kỹ thuật hệ thống làm công việc gì?
- Bạn hãy giới thiệu sơ lược về bản thân?
- Hình thức bảo trì bao gồm những hình thức?
- Các hạng mục bảo trì định kỳ bao gồm những gì ?
- Những ưu điểm và lợi ích của quản trị hệ thống mạng là gì?
Vị trí này có lộ trình thăng tiến (gắn link lộ trình thăng tiến) rõ ràng, cụ thể từ những vị trí thấp, ít kinh nghiệm đến các vị trí cao hơn.
- Từ 0 - 1 năm: Thực tập sinh kỹ thuật hệ thống
- Từ 1 - 4 năm trở đi: Nhân viên kỹ thuật hệ thống
- Từ 4 - 6 năm: Chuyên gia kỹ thuật hệ thống
- Từ 6 - 9 năm trở đi: Quản lý kỹ thuật hệ thống
- Từ 9 - 12 năm trở đi: Trưởng phòng kỹ thuật hệ thống
Đánh giá (review) của công việc Quản lý kỹ thuật hệ thống được cho là có nhiều cơ hội nhưng cũng không ích thách thức đòi hỏi người lao động phải có sự cố gắng và nỗ lực trong công việc.