Network là gì ? 5 loại mô hình mạng máy tính phổ biến

Mạng máy tính được thấy nhiều nhất tại các văn phòng khi có nhiều người cùng sử dụng máy tính trong cùng một phòng. Hoặc mạng máy tính cho một tòa nhà, một thành một. 1900 - tin tức việc làm tổng hợp bài viết Network ( Mạng máy tính ) giúp bạn nắm vững kiến thức và cung cấp thông tin hữu ích trong công việc.

1. Network là gì ?

Network hay còn gọi mạng máy tính là một hệ thống mạng lưới các máy tính được kết nối với nhau theo một đường truyền vật lý. Chúng được kết nối theo kiến trúc nào đó (Network Architecture) nào đó. Mục đích tạo nhằm thu thập, trao đổi dữ liệu và chia sẻ tài nguyên cho nhiều người cùng sử dụng.

Mạng máy tính được thấy nhiều nhất tại các văn phòng khi có nhiều người cùng sử dụng máy tính trong cùng một phòng. Hoặc mạng máy tính cho một tòa nhà, một thành một. Cũng có thể là mạng máy tính trên phạm vi toàn cầu.

Mô hình máy tính luôn bao gồm 3 thành phần chính:

  • Máy trạm (Client): Không cung cấp tài nguyên, sử dụng tài nguyên từ mạng.
  • Máy chủ (Server): Cung cấp tài nguyên và các dịch vụ cho các máy trên mạng.
  • Peer: Sử dụng tài nguyên và đồng thời cũng cung cấp tài nguyên cho mạng.

Tài liệu VietJack

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

2. 5 loại mô hình mạng máy tính phổ biến

Mạng ngang hàng (Peer – to – Peer)

Tên gọi cũng nói ra vai trò của thành phần máy tính trong mạng lưới này. Với dạng này, các máy tính tham gia cùng một hệ thống mạng với vai trò ngang nhau. Có thể cùng chia sẻ tài nguyên, dữ liệu máy tính với nhau một cách trực tiếp. Mạng máy tính ngang hàng chỉ thích hợp với những mạng có quy mô nhỏ, tài nguyên được quản lý phân tán. Nhược điểm của hệ thống mạng này là chế độ bảo mật kém.

Mạng khách - chủ (Client – Server)

Với mạng khách - chủ sẽ có một đến một vài máy tính được chọn làm máy chủ (Server). Đảm nhiệm việc quản lý và cung cấp tài nguyên, dữ liệu đến các máy khác. Những máy tính sử dụng dữ liệu từ máy chỉ được gọi là máy khách (Client).

Máy chủ trong hệ thống này có vai trò điều khiển việc phân phối tài nguyên nằm trong mạng với mục đích sử dụng chung. Đảm bảo cung cấp, phục vụ dữ liệu cho máy khách một cách có hệ thống. Máy khách là máy sử dụng tài nguyên do máy chủ cung cấp. Với mô hình mạng máy tính này thì dữ liệu được quản lý tập trung, bảo mật tốt, thích hợp với các mạng trung bình và lớn.

Mạng liên kết nối (mạng theo web)

Mạng liên kết bằng internet là một dạng mạng máy tính diện rộng. Chúng đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động của bất kỳ cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp, tập đoàn trên thế giới. Mạng máy tính trên phạm vi Internet được gọi là mạng liên kết nối, giúp kết nối trên toàn cầu.

Tuy nhiên, có thể phân loại mạng máy tính liên kết nối dưới góc địa lý thành những dạng sau:

Mạng cục bộ (LAN: Local Area Network)

Mạng LAN là một cụm từ rất phổ biến tại các văn phòng công ty hiện nay. Chúng chính là một dạng mạng cục bộ, kết nối máy tính trong một vùng có diện tích tương đối nhỏ. Ví dụ như: một phòng, một tòa nhà, một xí nghiệp, một cơ quan, một trường học,…

Mạng LAN trong thực tế được kết nối thành mạng ngang hàng hoặc dựa trên máy chủ. Nhưng các máy tính nếu muốn kết nối mạng LAN đều phải có kết nối dựa trên các yêu cầu: phải có card giao tiếp mạng (NIC: Network Interface Card) và thiết bị truyền thông (có dây hoặc không dây).

Mạng cục bộ (WAN: Wide Area Network)

Mạng WAN hay còn gọi là mạng diện rộng với khả năng kết nối các máy tính ở cách nhau những khoảng cách lớn. Mạng diện rộng sẽ bao gồm hai hay nhiều LAN. Mạng WAN có khả năng bao phủ một vùng diện tích rộng (có thể là một thành phố, một vùng lãnh thổ, một quốc gia...). Trên mạng diện rộng này, các LAN được kết nối bằng cách sử dụng các đường dây của nhà cung cấp dịch vụ truyền tải công cộng.

Mạng WAN được sử dụng phổ biến đối với những công ty, tổ chức nhà nước, tập đoàn lớn có nhiều phòng ban, chi nhánh tại nhiều tỉnh, thành phố khác nhau. Mỗi chi nhánh sẽ có hệ thống mạng LAN để nhân viên trao đổi dữ liệu. Các LAN này lại được kết nối với nhau thành một mạng thống nhất của toàn công ty hay tập đoàn lớn. Đó chính là mạng WAN. Trên thế giới, mạng WAN lớn nhất chính là Internet.

Đọc thêm: Operating system (Hệ điều hành) là gì? Phân loại và các chức năng của Hệ điều hành?

3. Lợi ích to lớn của mạng máy tính

Mạng máy tính ngày nay không còn quá xa lạ với chúng ta, đặc biệt là những người thường xuyên sử dụng Internet. Tuy nhiên, những lợi ích của hệ thống mạng máy tính là gì có lẽ không nhiều người nắm được.

Tạo môi trường mạng chia sẻ

Mạng máy tính có thể cho phép người dùng chia sẻ, sử dụng tất cả các tài nguyên chung như thiết bị dữ liệu, thông tin, chương trình,… Bất kì một ai cũng đều có thể chia sẻ tập tin của mình cho những người dùng khác. Tất cả các thông tin, chương trình dữ liệu có thể được dùng chung và diễn ra ngay lập tức một cách tiện lợi nhất.

Mức độ tin cậy được nâng cao

Đối với mạng máy tính, một chương trình dữ liệu có thể chạy trên một hoặc nhiều máy tính khác nhau. Điều này góp phần làm tăng mức độ tin cậy trong công việc bởi khi một máy này hỏng có thể truy cập vào các máy khác để lấy thông tin. 

Hiệu suất công việc tăng

Lợi ích giúp tăng hiệu suất công việc của mạng máy tính là gì? Việc sử dụng chung mạng dữ liệu trên máy tính sẽ giúp cho các thông tin cần thiết có thể điều chỉnh. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, đồng thời còn giúp các dữ liệu có thể được bảo quản và dự trữ hiệu quả hơn. 

Tất cả mọi người đều có thể xem, chỉnh sửa và sao chép các tập tin trên một máy tính khác như đang thao tác với chính máy tính của mình một cách dễ dàng. 

Độ bảo mật cao

Những dữ liệu được lưu trữ qua các phần mềm mạng máy tính luôn được đảm bảo tính an toàn cao hơn so với khi lưu trữ trên máy tính cá nhân. Bởi, nếu không có máy này, chúng ta có thể thay thế sử dụng bằng máy khác một cách dễ dàng. 

Tiết kiệm chi phí 

Khi sử dụng chung các thiết bị mạng, thiết bị ngoại vi sẽ giảm đi từ đó giúp cho chi phí đầu tư vào các trang tính trên các máy tính cũng giảm. Việc có nhiều người cùng dùng chung một mạng máy tính, chắc chắn chi phí phải trả sẽ giảm đi rất nhiều. 

Đồng thời, các máy tính/ thiết bị trong một hệ thống mạng có thể dùng chung các tài nguyên như: máy in, máy fax, máy tính thiết bị lưu trữ, webcam, máy quét hay modem và nhiều thiết bị khác.

Tạo ra phần mềm ứng dụng 

Một lợi ích nữa của mạng tính chính là có khả năng truy và xuất ra các chương trình dữ liệu từ xa. Đồng thời, khả năng trao đổi thông tin cũng như tài liệu gián tiếp rất nhanh chóng. Chúng ta có thể dễ dàng tìm hiểu và truy cập thông tin, dữ liệu mọi lúc mọi nơi.

Tài liệu VietJack

Đọc thêm: Program language (Ngôn ngữ lập trình) là gì? Ý nghĩa, vai trò, phân loại Ngôn ngữ lập trình

4. Các cách phân loại mạng máy tính

Chắc hẳn, bạn đã nắm rõ thêm đôi phần về hệ thống mạng máy tính đang được ứng dụng hiệu quả trong nhiều phương diện đời sống và công việc hiện nay. Tuy vậy, Vietnix sẽ mở ra góc nhìn chi tiết hơn về nội dung này bằng việc phân loại chúng gồm 2 dạng:

Phân loại theo chức năng

Mô hình Peer – to – Peer

Đối với mô hình này còn được biết đến là dạng mạng hàng ngang hay P2P và toàn bộ hệ thống thiết bị máy tính sẽ có vai trò tương đồng nhau. Mỗi thiết bị độc lập đều được phép cung cấp trực tiếp tài nguyên đến những máy khác trên cùng hệ thống. 

Và điều hiển nhiên là các thiết bị này vẫn được phép lấy và sử dụng trực tiếp tài nguyên trên hệ thống. Tuy vậy, P2P sẽ không là lựa chọn tốt cho hệ thống có quy mô lớn, vì tài nguyên có khả năng bị phân tán và giảm thiểu việc bảo mật.

Mô hình Client – Server 

Mô hình Client – Server còn được gọi là mô hình khách – chủ, một hệ thống sẽ chọn ra 1 đến 2 máy làm nhiệm vụ kiểm soát và cung cấp các loại tài nguyên như: Dữ liệu, thiết bị, chương trình,… và được gọi là máy chủ server. Còn lại, các máy tính khác sẽ đóng vai trò máy khách.

Khi đã hoàn tất việc phân chia công việc, máy chủ có trách nhiệm phục vụ cho các thiết bị kết nối khác bằng cách quản lý tài nguyên trong mạng và cung cấp đến máy khách nhằm sử dụng chung.

Các ưu điểm của mô hình Client – Server:

  • Hỗ trợ quản lý dữ liệu tập trung, mang tính tối ưu.
  • Thuận lợi trong nhiều hoạt động, an toàn về bảo mật.
  • Thích hợp cho các hệ thống quy mô trung bình đến lớn.

Mô hình nền tảng website 

Cùng sự phát triển và linh động của thế giới công nghệ tiên tiến, nhiều cá nhân hay tổ chức đã nhanh chóng dùng Internet tương tự như mạng lưới toàn cầu. Lúc này, việc kết nối hàng loạt tài khoản trên toàn thế giới sẽ thực sự dễ dàng và nó được gọi là mạng liên kết nối.

Người sử dụng chỉ cần có thiết bị và kết nối vào Internet rồi truy cập đến trình duyệt bất kỳ là dễ dàng chia sẻ, dữ liệu, nhắn tin, xem phim,… Mô hình này mang đến nhiều trải nghiệm mới lạ và có tính linh hoạt hơn cho nhu cầu tìm thông tin của người dùng.

Tài liệu VietJack

Đọc thêm: Server (Máy chủ) là gì? Tại sao máy chủ quan trọng

Phân loại theo mô hình kết nối

Mạng máy tính phân loại theo mô hình kết nối có thể được chia ra làm 4 dạng khác nhau mà bạn nên biết để có được sự lựa chọn hợp lý, gồm:

Mạng LAN

Mạng LAN hay còn được biết đến là mạng cục bộ (Local Area Network). Đối với các thiết bị máy tính thuộc phạm vị diện tích tương đối thấp như văn phòng, lớp học, hộ gia đình,… thì sẽ sử dụng đến loại mô hình này.

Tuy nhiên, việc kết nối mạng LAN cũng đòi hỏi một số tiêu chí mà người sử dụng cần đáp ứng như:

  • NIC (card giao tiếp mạng).
  • Thiết bị truyền (có thể ở dạng sử dụng dây cáp hoặc không dây).

Dù ở bất kỳ loại hình máy chủ hay mạng hàng ngang (P2P) thì người dùng nhất định phải thỏa mãn hai tiêu chí trên.

Mạng WAN

Mạng WAN hay mạng diện rộng là sự kết hợp của nhiều mạng LAN, giúp khả năng truyền tín hiệu hoặc dữ liệu được xa hơn. Chính vì thế, dạng kết nối này sẽ được bao phủ ở các môi trường như: Thành phố, quốc gia,…

Đối với dạng này, các LAN sẽ được truyền tải thông qua đường dây được lắp đặt bởi đơn vị cung cấp. Nhìn chung, có thể hiểu đơn giản mạng WAN là sự liên kết trên hai LAN, thời điểm hiện tại thì Internet chính là loại WAN với quy mô lớn nhất toàn cầu.

Mạng Intranet 

Có thể nói, mạng Intranet thực sự quá xa lạ và chắc hẳn là nhiều người chưa từng nghe đến khái niệm này. Đây là một dạng mạng nội bộ mở rộng giúp người dùng tìm được tất cả thông tin mà không có sự can thiệp của đơn vị bên ngoài.

Và một yếu tố độc đáo hơn của Intranet là nó chứa cả 3 dạng mạng gồm: WAN, LAN, MAN.

Mạng SAN

Mạng SAN có tên gọi chính xác là Storage Area Network với tốc độ truyền tải dữ liệu giữa máy chủ và thiết bị khác với tốc độ siêu cao. Ngoài ra, hiệu suất của SAN được đánh giá là tối ưu, đồng thời được trang bị sẵn các tính năng dự phòng.

Điểm nổi bật hơn hết là khoảng cách có thể kết nối thiết bị với mạng SAN lên đến 10km. Với nhiều ưu điểm khác biệt cùng chi phí định kỳ thấp, nó đã trở thành sự lựa chọn của hầu hết các doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại.

Tài liệu VietJack

Đọc thêm: Top 8 cơ hội việc làm chuyên ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

5. Xu hướng phát triển của mạng máy tính hiện nay

Khi nói về xu hướng thì chắc hẳn tất cả mọi người luôn kỳ vọng về sự tối ưu nhiều lợi ích hơn những cái cũ. Ngày nay, hầu hết người dùng thay vì thực hiện kết nối thông thường thì họ hướng đến việc được cung cấp nhiều hơn.  Thời điểm hiện tại và cả trong tương lai, các tổ chức hay doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn đều dần chạy theo việc chuyển đổi số. Để chuyển đổi số thành công thì chắc chắn mạng lưới là điều tất yếu cần được quan tâm.

Chính vì lý do đó, sự phát triển của các kiến trúc hệ thống mạng bất kỳ bắt buộc đáp ứng được loạt yêu cầu gồm: Tích hợp đa miền, IBN, Ảo hóa, phần mềm tự xác định, bộ điều khiển.

Xu hướng trực tuyến hóa đang dần cai trị vị thế của các tác phẩm in ấn trên nhiều nền tảng từ ứng dụng di động, các website, mạng xã hội,…Như vậy, 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về Network ( Mạng máy tính ). Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng Network và áp dụng hiệu quả !

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!