Ngành Công nghệ thông tin tại Đại học Điện lực năm 2023

Cùng 'Tin tức việc làm' cập nhật và tìm hiểu những thông tin mới nhất về ngành Công nghệ thông tin tại Đại học Điện lực năm 2023 ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tuyển sinh 450 chỉ tiêu ngành Công nghệ thông tin tại Đại học Điện lực

Năm 2023 trường Đại học Điện lực tuyển sinh 450 chỉ tiêu cho ngành Công nghệ thông tin với 5 hình thức gồm: xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT (học bạ); xét tuyển theo Kết quả kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2023; xét tuyển kết hợp; xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) năm 2023 và xét tuyển thẳng, cụ thể:

- Thứ nhất, xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT của thí sinh (học bạ THPT), thời gian nhận hồ sơ đợt 1 từ 01/03/2023 đến 20/06/2023; chiếm 35% chỉ tiêu tuyển sinh;

- Thứ hai, xét tuyển kết hợp chiếm 5% tổng chỉ tiêu tuyển sinh gồm 2 nhóm: Nhóm 1: Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp với kết quả học tập (học bạ) 02 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển. Thời gian nhận hồ sơ từ 01/3-20/6/2023. Nhóm 2: Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp với điểm 02 môn thi tốt nghiệp THPT còn lại trong tổ hợp xét tuyển;

- Thứ ba, xét tuyển dựa vào kết quả của thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, chiếm 55% tổng chỉ tiêu tuyển sinh;

- Thứ tư, xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQG HN) năm 2023; thời gian nhận hồ sơ đợt 1 từ 01/3-20/6/2023, chiếm 5% tổng chỉ tiêu tuyển sinh.

- Thứ năm, xét tuyển thẳng: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thực hiện theo Điều 8 của Quy chế tuyển sinh ban hành theo Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; chỉ tiêu không giới hạn.

2. Các chuyên ngành 

2.1. Tổng quan ngành CNTT tại Đại học Điện lực

Ngành CNTT tại Đại học Điện lực bao gồm các kiến thức liên quan đến: các thuật toán, các ngôn ngữ lập trình; phương pháp phân tích, thiết kế; quản trị dự án CNTT và các nền tảng công nghệ hiện đại, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, xử lý ảnh,…

Sinh viên theo học ngành CNTT tại trường sẽ được đào tạo các kỹ năng liên quan đến phâ tích giải pháp cho doanh nghiệp; phát triển, vận hành hệ thống và phần mềm; quản trị dự án CNTT và tư vấn chuyển giao công nghệ. 

2.2. Cơ hội học tập CNTT tại Đại học Điện lực

   - Sinh viên được tham gia làm các dự án thực tế trong lĩnh vực CNTT.

    - Gặp gỡ các chuyên gia hàng đầu, các chủ doanh nghiệp, chủ sản phẩm, giám đốc dự án, giám đốc công nghệ trong lĩnh vực CNTT trong và ngoài nước.

  - Tham gia nghiên cứu cùng các chuyên gia, giảng viên trong nước và nước ngoài. 

   - Cơ hội giành học bổng tiếp tục theo học Thạc sĩ, Tiến sĩ trong và ngoài nước. 

  - Cơ hội tham gia các chương trình 2-2 (2 năm đầu học tại EPU, 2 năm cuối học tại đại học hàng đầu Deakin – Úc.

   - Cơ hội tham gia các dự án thực tế với các công ty và doanh nghiệp.

- Cơ hội thực tập tại các công ty về CNTT hàng đầu trong và ngoài nước Viettel, FPT, VinGroup Rikkei,…

Tìm hiểu thêm: Top 10 trường đào tạo Công nghệ thông tin đứng đầu tại Việt Nam

2.3. 4 chuyên ngành trong lĩnh vực CNTT tại Đại học Điện lực

Ngành CNTT được chia thành bốn chuyên ngành cụ thể:

- Công nghệ phần mềm: Chuyên ngành Công nghệ phần mềm là một chuyên ngành của ngành CNTT. Chuyên ngành này trang bị cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu về:

  • Các thuật toán phục vụ xây dựng phần mềm
  • Các ngôn ngữ lập trình
  • Phương pháp phân tích, thiết kế hệ thống thông tin.
  • Quản trị dự án công nghệ thông tin
  • Các nền tảng công nghệ để phát triển phần mềm.

- Hệ thống thương mại điện tử: Chuyên ngành Hệ thống thương mại điện tử là chuyên ngành của ngành CNTT. Chuyên ngành này trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên sâu về:

  • Mô hình kinh doanh trong thương mại điện tử
  • Phương pháp lập kế hoạch và phát triển chiến lược thương mại điện tử
  • Mô hình thanh toán qua mạng.
  • Nghiệp vụ trong thương mại điện tử.
  • An toàn và bảo mật trong thương mại điện tử

- Quản trị an ninh mạng: Chuyên ngành Quản trị và an ninh mạng là một chuyên ngành của ngành CNTT. Chuyên ngành này trang bị cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu về:

  • Phân tích và thiết kế hệ thống mạng máy tính.
  • Giải pháp đảm bảo an toàn hệ thống mạng.
  • Đảm bảo an toàn cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin cho doanh nghiệp.
  • Quản trị hệ thống mạng.
  • Đánh giá hiệu năng của một hệ thống mạng máy tính.

- Trí tuệ nhân tạo và thị giác máy tính: Chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo và thị giác máy tính là chuyên ngành của ngành CNTT. Chuyên ngành này trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên sâu về :

  • Biểu diễn tri thức và suy diễn tự động
  • Phương pháp học máy
  • Phân tích và xử lý thông tin hình ảnh
  • Nhận dạng mẫu
  • Phân tích và xử lý dữ liệu lớn
  • Lý thuyết trò chơi

3. Điểm chuẩn qua các năm 

Mức điểm chuẩn trúng tuyển vào trường năm 2021 dao động từ 16 đến 24,25. Trong đó, ngành Công nghệ thông tin có điểm chuẩn cao nhất là 24,25.

So với năm trước, năm 2022 mức điểm trúng tuyển vào Đại học Điện lực tăng rõ rệt, từ 1 đến 5 điểm tùy từng ngành. Theo thông báo, mức điểm đủ điều kiện trúng tuyển vào Trường Đại học Điện lực năm 2022 dao động từ 18 đến 26 điểm. Trong đó, ngành Công nghệ thông tin có điểm trúng tuyển cao nhất là 26 điểm. 

4. Học phí 

Học phí ngành CNTT cho năm học 2021-2022 gần 1,6 triệu đồng. Dựa theo lộ trình tăng học phí hàng năm. Dự kiến năm 2023 học phí Đại học Điện Lực sẽ tiếp tục tăng 10% so với năm 2022. Tương đương với mức học phí dự kiến như sau:

Khối ngành Kinh tế: 1.727.000 VNĐ/sinh viên/tháng.

Khối ngành Kỹ thuật: 1.930.000 VNĐ/sinh viên/tháng.

Khám phá thêm: Thông tin tuyển sinh Top 6 trường đào tạo Công nghệ thông tin Hà Nội

5. Cơ hội việc làm ra trường và vị trí công việc cụ thể đối với mỗi nhóm ngành

5.1. Chuyên ngành Công nghệ phần mềm

- Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ phần mềm, sinh viên có thể làm được các công việc:

Phân tích thiết kế các hệ thống thông tin cho doanh nghiệp.

Lập trình xây dựng hệ thống phần mềm.

Quản trị dự án CNTT.

Vận hành các hệ thống công nghệ thông tin cho doanh nghiệp.

Kiểm thử phần mềm

Tư vấn, định giá phần mềm.

Phát triển và chuyển giao công nghệ.

- Cơ hội việc làm: Kỹ sư Công nghệ thông tin chuyên ngành công nghệ phần mềm có thể làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp về công nghệ thông tin hoặc ứng dụng công nghệ thông tin đặc biệt là về phần mềm.

5.2. Chuyên ngành Quản trị và an ninh mạng

- Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành quản trị và an ninh mạng, sinh viên có thể làm được các công việc:

Thiết kế hệ thống mạng an toàn cho doanh nghiệp.

Xây dựng hệ thống mạng an toàn cho doanh nghiệp.

Phân tích, ngăn chặn sự cố cho mạng máy tính và các hệ thống thông tin lớn.

Bảo đảm an toàn, bảo mật cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin.

Vận hành một hệ thống mạng máy tính an toàn cho doanh nghiệp.

Bảo trì hệ thống máy tính và hệ thống mạng.

     - Cơ hội việc làm: Kỹ sư Công nghệ thông tin chuyên ngành quản trị và an ninh mạng có thể làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp về công nghệ thông tin đặc biệt là về quản trị an ninh mạng hoặc các tổ chức, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động, sản xuất.

5.3. Chuyên ngành Hệ thống thương mại điện tử

- Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Hệ thống thương mại điện tử, sinh viên có thể làm được các công việc:

Phân tích thiết kế hệ thống thương mại điện tử.

Xây dựng hoặc phát triển hệ thống thương mại điện tử.

Digital Marketing.

Đánh giá và triển khai chiến lược kinh doanh TMĐT.

Quản trị dự án thương mại điện tử

Vận hành một hệ thống thương mại điện tử.

Tư vấn, định giá phần mềm thương mại điện tử.

     - Cơ hội việc làm: Kỹ sư Công nghệ thông tin chuyên ngành hệ thống thương mại điện tử có thể làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp về công nghệ thông tin, đặc biệt là về phát triển các hệ thống thương mại điện tử hoặc kinh doanh thương mại điện tử.

5.4. Chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo và thị giác máy

- Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo và thị giác máy, sinh viên có thể làm được các công việc:

Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin thông minh cho doanh nghiệp.

Áp dụng và phát triển thuật toán thông minh để xây dựng hệ thống thông tin thông minh cho doanh nghiệp và xã hội.

Vận hành, quản trị các hệ thống thông tin thông minh.

Tích hợp các hệ thống thông minh.

Lập trình trò chơi thông minh.

- Cơ hội việc làm: Kỹ sư Công nghệ thông tin chuyên ngành trí tuệ nhân tạo và thị giác máy có thể làm việc tại: Các tổ chức, doanh nghiệp về công nghệ thông tin, đặc biệt là về trí tuệ nhân tạo hoặc thị giác máy tính và các doanh nghiệp sử dụng nền tảng công nghệ 4.0 trong vận hành và quản lý.

Đọc thêm: Việc làm Lập trình viên C++ đang tuyển dụng

6. Tại sao nên chọn ngành Công nghệ thông tin tại Đại học Điện lực 

Về thành tích: Khoa CNTT đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ về chất lượng đào tạo, phát triển ứng dụng, đề tài khoa học, bài báo khoa học, olympic tin học và kỹ năng mềm cho sinh viên. Các thành tích này đã được Nhà nước ghi nhận bằng việc tặng thưởng huân chương lao động hạng ba và sự ghi nhận của các đơn vị sử dụng nguồn nhân lực và khả năng thu hút sinh viên theo học năm sau cao hơn năm trước (cho đến nay, số sinh viên CNTT trên 1300 sinh viên).

Về kết nối doanh nghiệp và hợp tác quốc tế: Là đối tác tin cậy của SAMSUNG Việt Nam, ORACLE, Tập đoàn BKAV, Tập đoàn FSI, Tập đoàn BKAV, FPT, Rikkei, Medaid, VINSYS, Vccorp, NCCSOFT,... và quan hệ hợp tác đại học Deakin (Úc) về công nhận học phần tương đương.

Về các sản phẩm ứng dụng thức tế: đã xây dựng được các hệ thống đang ứng dụng trong thực tế sản xuất, kinh doanh và quản lý như Hệ thống quản lý các công trình thuỷ điện trên bản đồ số GIS; Hệ thống chăm sóc khách hàng dùng điện; Hệ thống phần mềm thi trắc nghiệm qua mạng TestOnline; Hệ thống phát hiện thi hộ thông qua nhận dạng khuôn mặt người tại trường Đại học Điện lực; Trang web khoa Công nghệ thông tin.

Về cơ sở vật chất: Toàn bộ phòng học thực hành máy tính, phòng thực hành mạng đều được đặt tại nhà A (cơ sở 1) với các thiết bị mạng hiện đại và số máy cho sinh viên lên tới trên 200 máy. Cấu hình máy tính mạnh, tốc độ xử lý cao được nối mạng Internet. Giờ học lý thuyết được minh họa bằng máy chiếu giúp sinh viên tiếp thu bài một cách trực quan, sinh động. Trong tương lai, trên tinh thần lấy sinh viên làm trung tâm của quá trình phát triển, khoa Công nghệ thông tin sẽ phát huy những thành quả đã có để đạt được mục tiêu về nâng cao chất lượng đào tạo thông qua nghiên cứu khoa học và phát triển ứng dụng tin học trong đời sống, sản xuất, kinh doanh và quản lý.  Hướng của các ứng dụng công nghệ thông tin gắn liền với các công nghệ hiện đại, dữ liệu lớn và các thuật toán tối ưu, thông minh để thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

7. Mức lương ngành CNTT

Lương dành cho thực tập sinh hay các bạn sinh viên mới ra trường ngành Công nghệ thông tin dao động từ 4 - 6 triệu đồng/tháng. 

Với nhân viên ngành IT đã có kinh nghiệm làm việc từ 2 năm trở lên mức lương là 10 - 25 triệu/tháng tùy theo vị trí công việc và kinh nghiệm cá nhân.

Với các vị trí cao hơn như Manager, Director thường được tính bằng đô la Mỹ (USD) rơi vào khoảng 1400 - 3000 USD/tháng tương đương với 33 - 70 triệu đồng/tháng.

Đây là mức lương đại trà tại các công ty ở Việt Nam. Các doanh nghiệp nước ngoài có thể sẽ trả mức lương cao hơn nữa cho các ứng viên phù hợp. Ngành Công nghệ thông tin sẽ ngày càng nhận được nhiều sự chú ý hơn nữa trong tương lai và mức lương 120 triệu đồng/tháng là có thể đạt được và thậm chí cao hơn nữa.

Đại học Điện lực hiện là một trong những nơi học tập đáng mơ ước dành cho các bạn sinh viên có đam mê với lĩnh vực Công nghệ thông tin.

>> Tìm hiểu thêm các công việc ngành Công nghệ thông tin:

Việc làm Kỹ sư an toàn thông tin bảo mật mới nhất

Việc làm thực tập sinh IT cho người mới

Việc làm Data Engineer thu nhập cao

Việc làm Chuyên viên Kiểm thử xâm nhập đãi ngộ tốt

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!