Công việc của Đạo Diễn là gì?
Đạo diễn (Director, Filmmaker) là người đứng sau chỉ đạo và kiểm soát quá trình thực hiện các tác phẩm nghệ thuật, thường là phim điện truyền hình hoặc điện ảnh. Người đạo diễn đóng vai trò cực lớn trong thành công của một bộ phim, bởi họ là người đặt nền móng, định hình, và hướng dẫn đoàn làm phim cùng diễn viên thực hiện hoá tầm nhìn đó.
Mô tả công việc của đạo diễn
Tuỳ vào từng loại hình nghệ thuật mà nhiệm vụ của đạo diễn sẽ có các đặc thù riêng. Tuy nhiên, nhìn chung, công việc của một đạo diễn bao gồm:
Chọn kịch bản
Ở bước đầu tiên, đạo diễn sẽ là người lựa chọn kịch bản từ các biên kịch. Đạo diễn cũng có thể là người hợp tác với biên kịch hoặc chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc tạo ra kịch bản.
Tập hợp ekip làm phim
Sau khi đã lựa được kịch bản ưng ý, đạo diễn sẽ chuyển sang liên lạc với các thành viên để thành lập đoàn làm phim, như quay phim (cameraman), trợ lý trang điểm, đạo cụ, đội hậu cần, phục trang, v.v.
Đôi lúc đạo diễn cũng có thể nhận lời mời làm phim từ các đối tác hoặc khách hàng.
Tuyển chọn diễn viên (Casting)
Khâu chọn diễn viên thích hợp là một bước tối quan trọng. Lựa chọn được diễn viên phù hợp với vai diễn và kịch bản thì bộ phim mới có thể để lại dấu ấn. Những diễn viên từ chính, phụ, có thể là cả diễn viên cameo cũng được lựa chọn trực tiếp hoặc dưới sự chỉ đạo của đạo diễn.
Chỉ đạo làm phim
Với những gì đã có, đạo diễn sẽ là người chỉ đạo dàn cảnh, dàn dựng trong từng cảnh quay để có thể hình thành các thước phim ấn tượng nhất.
Chưa dừng lại ở đó, đạo diễn đôi khi cũng tham gia hoạt động quảng bá và truyền thông để mở rộng độ nhận diện cho bộ phim.
Đạo Diễn có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
286 - 364 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Đạo Diễn
Tìm hiểu cách trở thành Đạo Diễn, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Đạo Diễn?
Yêu cầu tuyển dụng đạo diễn
Để trở thành đạo diễn, bạn cần đáp ứng được các yêu cầu sau:
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành đạo diễn hoặc các ngành liên quan như điện ảnh, truyền hình, sân khấu, nghệ thuật...
- Ưu tiên những người có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ trong lĩnh vực đạo diễn.
Yêu cầu về kỹ năng
Đạo diễn là người cầm trịch cho những dự án lớn và cần chịu trách nhiệm từ các khâu dù nhỏ nhất. Vì vậy để có thể thành công và tạo tiếng vang, đạo diễn sẽ cần có các tố chất sau:
Tài lãnh đạo
Công việc chính của đạo diễn là chỉ đạo và hướng dẫn. Vì vậy, khả năng lãnh đạo và lèo lái một quá trình là thật sự cần thiết ở nghề đạo diễn.
Tư duy sáng tạo
Giới nghệ thuật có hàng triệu tác phẩm và con số vẫn không ngừng tăng lên. Để có thể nổi bật, một đạo diễn cần có óc sáng tạo và tầm nhìn xa trông rộng để có thể đưa đến tác phẩm có 1-0-2. Đã có không ít các đạo diễn thành công để lại ấn tượng trong lòng người hâm mộ với loạt tác phẩm kinh điển của mình.
Am hiểu văn hoá
Đạo diễn cần có kiến thức sâu rộng về không chỉ con người mà cả lịch sử, xã hội, đời sống, v.v. Có vậy, họ mới có thể đảm bảo không động chạm đến bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào. Một trong những vấn đề gây tranh cãi mà các bộ phim gặp phải gần đây là sự mâu thuẫn với sự thật hoặc xuyên tạc lịch sử. Một bộ phim hoặc màn trình diễn sai sự thật hay mang tính xúc phạm đều có nguy cơ thất bại, kể cả nội dung có hay ho hoặc diễn viên có nổi tiếng đến đâu.
Khả năng giải quyết vấn đề
Trên một phim trường hay đằng sau cánh gà của một chương trình, rất nhiều vấn đề khó lường có thể xảy ra. Ví dụ như lỗi trang phục, vấn đề sức khỏe, thậm chí xung đột giữa các cá nhân. Để công việc diễn ra suôn sẻ, đạo diễn cũng sẽ cần đến khả năng giải quyết xung đột và xử lý vấn đề nhanh nhạy. Từ đó quá trình sản xuất mới có thể đảm bảo tiến độ và hiệu quả cao.
Kỹ năng giao tiếp
Nghệ thuật giao tiếp là kỹ năng không thể thiếu, đặc biệt là khi đạo diễn là người phải tiếp xúc với nhiều người. Từ diễn viên, ekip làm phim, cho đến cánh nhà báo, giới truyền thông, một tính chất công việc của đạo diễn là phải trao đổi thông tin một cách khéo léo.
Một người thiếu khả năng giao tiếp sẽ khó có thể làm một đạo diễn được tin tưởng và có uy tín với đám đông.
Khiếu thẩm mỹ
Một bộ phim, một vở kịch hay một chương trình thực tế cần đến nhiều yếu tố thẩm mỹ. Từ cách dàn dựng, màu sắc, âm thanh, mọi thứ đều đóng vai trò đánh vào phần nghe nhìn và cảm nhận của người xem. Tố chất đạo diễn đương nhiên sẽ bao gồm khiếu thẩm mỹ tinh tế. Có vậy mới có thể chọn ra được góc quay độc đáo, tạo nên các tác phẩm đúng chất nghệ thuật. Ngoài ra, để làm đạo diễn, bạn còn cần đến sự tỉ mỉ, chi tiết, có niềm đam mê với nghề, biết đồng cảm, lắng nghe, và luôn ham học hỏi.
Các yêu cầu khác
- Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đạo diễn phim, chương trình truyền hình, sân khấu...
- Có kinh nghiệm làm việc với các ekip sản xuất phim, chương trình truyền hình...
- Có kinh nghiệm làm việc với các diễn viên, ekip quay phim...
Lộ trình thăng tiến của đạo diễn
Số năm kinh nghiệm |
Vị trí |
Mức lương |
0 – 2 năm |
Trợ lý đạo diễn |
3.000.000 – 5.000.000 đồng/tháng |
2 – 5 năm |
Phó đạo diễn |
8.000.000 – 10.000.000 đồng/tháng |
5 – 7 năm |
20.000.000 – 22.000.000 đồng/tháng |
|
Trên 8 năm |
Giám đốc sản xuất |
30.000.000 – 35.000.000 đồng/tháng |
1. Trợ lý đạo diễn
Mức lương: 3 - 5 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Dưới 2 năm
Trong giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu với vị trí Trợ lý đạo diễn. Ngày trước, các doanh nghiệp thường để sinh viên hoặc trường đào tạo chủ động liên hệ doanh nghiệp để lấy suất thực tập. Còn ngày nay, nhiều doanh nghiệp sẽ chủ động tuyển dụng thực tập sinh đều đặn mỗi năm, có lương cứng. Đa phần đây đều là những doanh nghiệp, tập đoàn lớn, mong muốn chiêu mộ tinh anh và đào tạo từ sớm, xây dựng lớp nhân sự kế thừa chất lượng cao.
>> Đánh giá: Nhiệm vụ chính mà Trợ lý đạo diễn được giao phó là hỗ trợ các phòng, ban chuyên môn trong việc xử lý các vấn đề bề nổi, đơn giản. Chắc chắn doanh nghiệp sẽ không giao cho bạn công việc chuyên môn đâu vì đó còn là bí mật kinh doanh và uy tín của tổ chức nữa. Tuy vậy, nhiệm vụ mà một thực tập sinh đảm nhận cũng không hề đơn giản đâu nha. Càng ý thức trách nhiệm trong từng nhiệm vụ nhỏ, bạn càng dễ thành công chinh phục nhà tuyển dụng
2. Phó đạo diễn
Mức lương: 8 - 10 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 2 - 5 năm
Với kinh nghiệm và hiểu biết tích lũy sau 2 - 5 năm làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí Phó đạo diễn. Vai trò của họ là kiểm tra và đảm bảo tính chính xác và tuân thủ quy trình trong quá trình sản xuất. Bạn sẽ tham gia vào việc đánh giá và cải thiện quy trình làm việc, xử lý các vấn đề phát sinh và đảm bảo tuân thủ các quy định và quy trình nội bộ của doanh nghiệp.
>> Đánh giá: Phó đạo diễn có sức hút mạnh mẽ bởi họ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ đạo diễn chính điều phối toàn bộ quá trình sản xuất phim. Vị trí này đòi hỏi khả năng tổ chức, sáng tạo, và quản lý chi tiết để đảm bảo mọi cảnh quay được thực hiện đúng kế hoạch. Phó đạo diễn có cơ hội làm việc chặt chẽ với các diễn viên và đội ngũ sản xuất, mang lại trải nghiệm sâu sắc và cơ hội thăng tiến trong ngành điện ảnh.
3. Đạo diễn
Mức lương: 20 - 22 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 8 năm
Tiếp đó, bạn có thể tiến lên vị trí Đạo diễn, sau khi tích được 5 - 8 năm kinh nghiệm. Trách nhiệm của bạn sẽ tăng cường đào tạo nhóm nhân viên và đảm bảo chất lượng dịch vụ đối tác. Bạn sẽ giám sát hoạt động hàng ngày của phòng sản xuất, định hướng và đào tạo nhân viên, giải quyết các vấn đề phát sinh và tăng cường mối quan hệ với nhân viên.
>> Đánh giá: Đạo diễn đóng vai trò quan trọng trong việc định hình thông điệp và cảm xúc của một tác phẩm nghệ thuật. Bạn có thể truyền tải thông điệp của mình đến khán giả và tạo ra sự ảnh hưởng đến họ. Đạo diễn là một nghề nghiệp được trả lương cao, đặc biệt là những đạo diễn có tiếng tăm.
4. Giám đốc sản xuất
Mức lương: 30 - 35 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 8 năm
Sau khoảng thời gian này, bạn có thể tiến lên vị trí giám đốc sản xuất. Với vai trò này, bạn sẽ đảm nhận trách nhiệm đào tạo nhân viên toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm quản lý nhân viên, định hướng chiến lược, tăng cường mối quan hệ với đối tác và đạt các mục tiêu tài chính của doanh nghiệp. Vị trí này liên quan đến việc đưa ra quyết định chiến lược, giám sát nhiều chi nhánh và bộ phận, và đóng góp vào sự phát triển và thành công tổng thể của doanh nghiệp.
>> Đánh giá: Giám đốc sản xuất thường có mức thu nhập cao, tùy thuộc vào quy mô dự án và kinh nghiệm. Thu nhập của họ có thể bao gồm lương cơ bản, thưởng theo hiệu quả dự án, và các phúc lợi khác. Ngoài ra, họ có thể nhận được phần trăm lợi nhuận từ doanh thu, giúp tăng thêm thu nhập đáng kể, đặc biệt với các dự án lớn và thành công.
5 bước giúp Đạo diễn thăng tiến nhanh trong trong công việc
>> Xem thêm:
Việc làm Videographer đang tuyển dụng lương cao
Việc làm Mẫu ảnh tuyển dụng lương cao
Việc làm của Đạo diễn mới cập nhật
Đánh giá, chia sẻ về Đạo Diễn
Các Đạo Diễn chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.
Đang cập nhật...Phỏng vấn Đạo Diễn
↳
Nhà tuyển dụng đang muốn tìm hiểu về sở thích, năng lực cá nhân của bạn. Qua đó, họ có thể thấy bạn thực sự đam mê công việc này hay không. Bởi vì nếu bạn có tố chất phù hợp với nghề thì công việc sẽ thuận lợi hơn và gắn bó với công ty lâu hơn.
Sự đam mê của bạn về công việc ứng tuyển sẽ được thể hiện thông qua đây
Tham khảo cách trả lời dành cho bạn: “Cá nhân em rất thích … và có thể xử lý tình huống nhanh nhẹn. Bên cạnh đó, em cũng có bằng Đại học chuyên ngành… tại... Vì vậy, em thấy đam mê và nghĩ bản thân sẽ phù hợp với công việc này.”
↳
Để trở thành một đạo diễn giỏi, bạn phải biết công việc này cần phải làm gì mỗi ngày. Câu hỏi trên giúp nhà tuyển dụng kiểm tra xem liệu bạn đã tìm hiểu kỹ về ngành nghề này hay chưa.
Hãy trả lời một cách ngắn gọn và súc tích, ví dụ như:
“Nhiệm vụ hàng ngày của một đạo diễn bao gồm giám sát toàn bộ quy trình sản xuất của công ty, là trợ thủ đắc lực cho giám đốc sản xuất.”
↳
Tôi tin rằng yếu tố quan trọng nhất của một đạo diễn là khả năng lãnh đạo và tạo sự đồng thuận trong đội làm phim. Đạo diễn phải có khả năng thấu hiểu và truyền đạt tầm nhìn của mình cho diễn viên và ekip sản xuất, đồng thời tạo một môi trường làm việc sáng tạo và cởi mở.
↳
Tôi thường sử dụng nhiều phương tiện để thể hiện ý tưởng của mình. Đó có thể là việc vẽ sơ đồ, mô phỏng các cảnh quay, hoặc thậm chí là viết kịch bản tắt. Tôi cũng sử dụng hình ảnh và video tham khảo để minh họa ý tưởng và truyền đạt tầm nhìn của mình cho diễn viên và ekip.
Câu hỏi thường gặp về Đạo Diễn
Một đạo diễn phim kiểm soát các khía cạnh nghệ thuật và kịch tính của một bộ phim và hình dung kịch bản (hoặc kịch bản) trong khi hướng dẫn đoàn làm phim và các diễn viên thực hiện tầm nhìn đó. Đạo diễn có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn dàn diễn viên, thiết kế sản xuất và tất cả các khía cạnh sáng tạo của quá trình làm phim. Theo luật của Liên minh Châu Âu, đạo diễn được coi là tác giả của bộ phim.
Theo khảo sát đến từ cổng thông tin cung cấp mức lương tham khảo đáng tin cậy dựa trên kết quả tổng hợp từ các vị trí đăng tuyển tại các website tuyển dụng nổi tiếng trên cả nước thì hiện mức lương của đạo diễn ở các mức độ sau:
- Lương thấp nhất là 20 triệu/ tháng
- Lương bậc thấp là 22 triệu/ tháng
- Lương trung bình là 25 triệu/ tháng
- Lương bậc cao 28 triệu/ tháng
- Lương cao nhất là 30 triệu/ tháng
Một số câu hỏi phỏng vấn công việc đạo diễn phổ biến:
- Tại sao bạn muốn trở thành một đạo diễn?
- Kể tên một tình huống khó xử về đạo đức mà bạn phải đối mặt trong công việc cuối cùng của mình. Làm thế nào bạn có thể xoay xở được?
- Tại sao bạn chọn doanh nghiệp của chúng tôi?
- Bạn đã từng làm việc tại doanh nghiệp nào trước đây chưa?
- Cá nhân bạn sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nào và tại sao?
- Nếu thấy đồng nghiệp có hành động trộm cắp, bạn sẽ xử lý tình huống như thế nào?
- Làm thế nào bạn sẽ duy trì động lực trong công việc cũng như trong cuộc sống?
- Bạn có thể mô tả khoảng thời gian hoặc kinh nghiệm mà bạn đã có để cung cấp dịch vụ đối tác tuyệt vời không?
- Bạn nghĩ đạo diễn giỏi sở hữu những đặc điểm nào?
Muốn làm đạo diễn, bạn phải có bằng cấp phù hợp và dĩ nhiên, những người tốt nghiệp ngành sản xuất là phù hợp nhất. Các doanh nghiệp hiện nay có thể chấp nhận đạo diễn có bằng cao đẳng trở lên, đúng chuyên ngành.
Nếu bạn đang nghĩ đến việc trở thành đạo diễn hoặc lên kế hoạch cho bước tiếp theo trong sự nghiệp của mình, hãy tìm thông tin chi tiết về lộ trình sự nghiệp và quỹ lương của đạo diễn.
- Từ 0 - 2 năm đầu tiên: Trợ lý đạo diễn
- Từ 2 - 5 năm: Phó đạo diễn
- Từ 5 - 8 năm: Đạo diễn
- Từ 8 năm trở lên: Giám đốc sản xuất