Công việc của Intern/Fresher UI/UX Designer là gì?

Thực tập sinh UX/UI Designer là người đang tham gia vào một giai đoạn học tập và làm việc tại một công ty hoặc tổ chức với mục tiêu học hỏi và phát triển kỹ năng trong lĩnh vực thiết kế trải nghiệm người dùng (UX) và giao diện người dùng (UI). Thực tập này thường có thời hạn cố định và cung cấp cơ hội cho sinh viên hoặc người mới vào nghề có cơ hội áp dụng kiến thức học được trong môi trường thực tế và dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia UX/UI kinh nghiệm.

Công việc của Thực tập sinh UX/UI Designer

Công việc của thực tập sinh UX/UI Designer thường liên quan đến học hỏi và hỗ trợ trong việc thiết kế trải nghiệm người dùng (UX) và giao diện người dùng (UI) trong môi trường thực tế. Dưới đây là một số nhiệm vụ và trách nhiệm mà thực tập sinh UX/UI Designer thường thực hiện:

  • Tham gia vào dự án thiết kế thực tế dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia
  • Tạo mockup và prototype để thể hiện ý tưởng thiết kế
  • Tham gia vào quá trình nghiên cứu người dùng
  • Làm việc với các công cụ thiết kế như Adobe XD, Sketch, Figma, Illustrator, hoặc các công cụ tạo prototype để tạo ra các phần tử thiết kế và hiển thị trải nghiệm người dùng
  • Học hỏi từ chuyên gia UX/UI Designers kinh nghiệm trong công ty
  • Tham gia vào các cuộc họp dự án, thảo luận ý tưởng, và phản hồi thông tin từ người dùng và đồng nghiệp.
  • Xây dựng portfolio cá nhân, đóng vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm việc làm sau này.
  • Nắm vững quy trình làm việc bao gồm cách thiết kế, xác định nhu cầu người dùng, và thử nghiệm.
Bằng cấp Không yêu cầu
Công việc/Cuộc sống
3.5 ★
Khoảng lương năm 39 - 65 M
Cơ hội nghề nghiệp
3.7 ★
Số năm kinh nghiệm 0 - 1 năm

Intern/Fresher UI/UX Designer có mức lương bao nhiêu?

39 - 65 triệu /năm
Tổng lương
36 - 60 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
3 - 5 triệu
/năm

Lương bổ sung

39 - 65 triệu

/năm
39 M
65 M
13 M 130 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Intern/Fresher UI/UX Designer

Tìm hiểu cách trở thành Intern/Fresher UI/UX Designer, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Intern/Fresher UI/UX Designer
39 - 65 triệu/năm
UI/UX Designer
130 - 260 triệu/năm
Intern/Fresher UI/UX Designer

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
68%
2 - 4
24%
5 - 7
8%
8+
0%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Intern/Fresher UI/UX Designer?

Yêu cầu tuyển dụng vị trí thực tập sinh UX/UI Designer

  • Hiểu biết cơ bản về các nguyên tắc thiết kế trải nghiệm người dùng và giao diện người dùng.
  • Đã làm quen với các công cụ thiết kế như Adobe XD, Sketch, Figma, hoặc Illustrator
  • Có khả năng tạo ra các ý tưởng thiết kế sáng tạo và độc đáo
  • Khả năng giao tiếp mạch lạc để trao đổi ý kiến và ý tưởng với đồng nghiệp và các thành viên trong dự án. 
  • Có khả năng làm việc hiệu quả trong nhóm và tham gia vào dự án cùng đồng nghiệp
  • Sẵn sàng học hỏi và phát triển kỹ năng trong lĩnh vực UX/UI Design.
  • Có khả năng quản lý thời gian và làm việc cẩn thận với chi tiết.

Lộ trình sự nghiệp của thực tập sinh UX/UI Designer

UI/UX Designer là những người chịu trách nhiệm thiết kế giao diện người dùng và trải nghiệm người dùng cho ứng dụng, website, hoặc sản phẩm số khác. Mức lương trung bình của UI/UX Designer ở Việt Nam phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm kinh nghiệm làm việc, kỹ năng chuyên sâu, địa điểm làm việc, và loại công ty. Dưới đây là một ước lượng tổng quát:

Mức lương trung bình của ngành Design theo kinh nghiệm như sau:

Tùy theo năng lực làm việc trên thực tế cũng như các thành quả tạo ra cho công ty, doanh nghiệp mà mức lương này sẽ có sự chênh lệch mạnh mẽ hơn. Để biết thêm một cách chi tiết về mức thu nhập của việc làm ngành Design, bạn có thể theo dõi thống kê thông tin tại các website.

Intern UI/UX Designer (Dưới 1 năm kinh nghiệm)

Đây là vị trí xuất phát cho người mới vào ngành công nghiệp hoặc có ít kinh nghiệm. Intern UI/UX Designer có nhiệm vụ tham gia vào các dự án thiết kế dưới sự hướng dẫn của những người làm việc có kinh nghiệm hơn.

Tập trung vào việc học cách sử dụng các công cụ thiết kế, tạo wireframe, prototype đơn giản, và thực hiện các nhiệm vụ thiết kế cơ bản.

Junior UI/UX Designer (1 - 2 năm kinh nghiệm)

Junior UI/UX Designer có thể làm việc trực tiếp hoặc làm việc cùng một senior, mid-level designer. Vị trí này bạn sẽ được giao để hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể và có trách nhiệm báo cáo về nhiệm vụ đó. Đây là giai đoạn designer tiếp tục học hỏi và trau dồi kiến thức trong môi trường doanh nghiệp

Khi được giao một nhiệm vụ cụ thể, Junior sẽ thực hiện nhiệm vụ dưới sự giám sát và hỗ trợ của các thành viên nhiều kinh nghiệm hơn, đây là một quãng thời gian học hỏi tuyệt vời, bạn cần tranh thủ mọi cơ hội có được, mọi công việc lúc này đều có giá trị với bạn.

Mid-Level UI/UX Designer (2 - 4 năm kinh nghiệm)

Mid-level designer có nhiệm vụ gần giống như giai đoạn junior, tuy nhiên vị trí đòi hỏi trách nhiệm cao hơn, bạn sẽ được giao thêm nhiều task quan trọng và phức tạp hơn dựa trên những kinh nghiệm và kiến thức đã học hỏi được ở giai đoạn trước. Bạn cũng bắt đầu được yêu cầu chuyên sâu hơn về một mảng kiến thức, để chuẩn bị cho quá trình rẽ nhánh ở level Senior.

Senior UI/UX Designer (4 - 6 năm kinh nghiệm) 

Senior UI/UX Designer thường là những người có từ 4-6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế giao diện và trải nghiệm. Đây là vị trí có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về UX/UI Design. Trở thành lãnh đạo trong các dự án thiết kế, có thể dẫn dắt các đội thiết kế hoặc làm việc độc lập. Tham gia vào việc định hình chiến lược thiết kế tổng thể của sản phẩm và đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng được mục tiêu kinh doanh.

Trở thành chuyên gia trong lĩnh vực cụ thể hoặc đóng góp vào cộng đồng thiết kế thông qua việc viết blog, giảng dạy, hoặc tham gia vào hội thảo.

Lưu ý rằng lộ trình này có thể biến đổi tùy thuộc vào công ty, ngành công nghiệp, và quyết định cá nhân. Quan trọng nhất là duy trì việc học hỏi liên tục và phát triển kỹ năng để đảm bảo rằng bạn luôn thăng tiến trong sự nghiệp của mình.

Đánh giá, chia sẻ về Intern/Fresher UI/UX Designer

Các Intern/Fresher UI/UX Designer chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.

Phỏng vấn Intern/Fresher UI/UX Designer

Bạn có hiểu như nào về UI UX?
3.9 ★
FPT Software
Intern/Fresher UI/UX Designer
Q: Bạn có hiểu như nào về UI UX?
13/06/2023
1 câu trả lời

Với câu hỏi phỏng vấn UI UX này, nhà tuyển dụng muốn xác định xem bạn có thực sự hiểu về vị trí UI UX mà bạn đang ứng tuyển hay không. Trên thực tế, đây vẫn đang còn là một lĩnh vực khá mới mẻ, do đó, khá nhiều bạn vẫn đang bị nhầm lẫn UI UX với những loại thiết kế khác. Để trả lời câu hỏi phỏng vấn UI UX này, bạn có thể tham khảo gợi ý như sau:

  • Khái niệm UI (User Interface) – Giao diện người dùng

Hiểu đơn giản, UI chính là những gì mà người dùng sẽ nhìn thấy trên sản phẩm. Ví dụ với website, UI sẽ là những yếu tố như màu sắc, bố cục, font chữ, hình ảnh,… Trong khi thiết kế, UI đóng vai trò là một yếu tố để truyền tải thông điệp của nhà cung cấp sản phẩm đến người dùng.

  • Khái niệm UX (User Experience) – Trải nghiệm người dùng

UX chính là những đánh giá của người dùng về quá trình sử dụng, trải nghiệm với sản phẩm. Vẫn lấy ví dụ với Website, UX chính là yếu tố người dùng có cảm thấy thuận tiện, thoải mái khi sử dụng, hoạt động trên website hay không.

Theo bạn, làm thiết kế UI UX có khác biệt với thiết kế website không?
3.9 ★
FPT Software
Intern/Fresher UI/UX Designer
Q: Theo bạn, làm thiết kế UI UX có khác biệt với thiết kế website không?
13/06/2023
1 câu trả lời

Hiện tại nhiều bạn dù đã ứng tuyển vào vị trí UI UX, nhưng vẫn sẽ có nhầm lẫn với công việc của designer bình thường. Vì vậy, nhà tuyển dụng sẽ muốn đưa ra câu hỏi phỏng vấn UI UX này để có thể xác định lại xem bạn có thực sự hiểu về công việc này không.

Để trả lời câu hỏi phỏng vấn UI UX này, bạn nên nêu ra khẳng định đầu tiên rằng, thiết kế UI UX và thiết kế website là những khái niệm hoàn toàn khác nhau. Trong đó, sẽ có những điểm khác nhau nổi bật như sau:

  • Thiết kế website: Là những vị trí sẽ chịu trách nhiệm sáng tạo ra các nội dung cho website. Những nội dung này thường sẽ được tạo ra theo xu hướng mới. Đối tượng làm việc chính của thiết kế website chính là các bố cục, tính thẩm mỹ, chức năng, tiện ích của website,… Người làm thiết kế website có thể bao gồm cả UI UX.
  • Thiết kế UI: Nhiệm vụ chính của hoạt động này là tạo ra giao diện phù hợp với người dùng, đảm bảo được sự tương tác giữa sản phẩm với người dùng được liền mạch hơn.
  • Thiết kế UX: Nhiệm vụ chính của hoạt động này sẽ cần phải thực hiện nghiên cứu sâu về hành vi, sở thích, yêu cầu, thói quen,… của khách hàng. Từ những hành vi, thói quen đó để đưa ra được giải pháp tối ưu hóa hơn cho website, sản phẩm.
Bạn có thể chia sẻ quá trình thiết kế UI IX của bạn được không?
3.9 ★
FPT Software
Intern/Fresher UI/UX Designer
Q: Bạn có thể chia sẻ quá trình thiết kế UI IX của bạn được không?
13/06/2023
1 câu trả lời

Thông thường, công việc thiết kế UI UX sẽ cần làm việc ở môi trường IT năng động. Do đó, bạn sẽ cần phải có một quy trình thiết kế riêng để có thể mang lại được hiệu quả công việc. Vì vậy, câu hỏi phỏng vấn UI UX này sẽ được đưa ra xác định ứng viên có thể chịu được áp lực công việc không, có thể linh hoạt và chủ động trong công việc hay không.

Hiện tại, sẽ có khá nhiều mô hình để làm việc giữa đội ngũ IT và người làm thiết kế UI UX. Quá trình thiết kế như thế nào sẽ còn tùy thuộc vào mô hình phòng IT, quy trình làm việc chung của doanh nghiệp. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau đây để trả lời được câu hỏi phỏng vấn UI UX này:

  • Bước 1 – thấu hiểu: Người làm thiết kế UI UX sẽ cần thực hiện thu thập, phân tích những thông tin liên quan đến nhu cầu, vấn đề cần giải quyết cho người dùng là gì,…
  • Bước 2 – research: Lưu ý rằng, khi thực hiện UI UX, bạn không được sử dụng “đoán” về mong muốn, nhu cầu của người dùng. Bạn cần thực hiện research và đưa ra những kết quả dựa vào số liệu thực tế. Bạn có thể thực hiện research bằng nhiều cách như khảo sát online, A/B test,… từ đó tạo ra được User Persona cho hoạt động thiết kế của mình.
  • Bước 3 – định nghĩa vấn đề: Sau khi đã có được những thông tin liên quan đến khách hàng, bạn sẽ cần thực hiện “định nghĩa vấn đề” cho hoạt động UI UX. Vấn đề cần định nghĩa có thể bao gồm như Insight, vấn đề cần giải quyết,…
  • Bước 4 – thiết kế Branding ban đầu: Bạn nên nhớ rằng, UI UX chính là sự trải nghiệm toàn diện của người dùng. Do đó, bạn sẽ cần phải thiết kế những yếu tố ban đầu của branding. Ví dụ nhu logo, font chữ, màu sắc thương hiệu,…
  • Bước 5 – chuẩn hóa UI, UX: Chính là quá trình bạn bắt đầu chuẩn hóa về màu sắc, font chữ, các icon, component,…
  • Bước 6 – Thiết kế các chức năng: Đây chính là phần mà UX sẽ cần thực hiện nhiều nhất. UX sẽ thực hiện chuẩn hóa luồng hoạt động dành cho người dùng, chuẩn hóa giao diện, chức năng của sản phẩm,…
  • Bước 7 – đưa kịch bản test, khảo sát người dùng: Thực hiện bước test lại các tính năng và thực hiện khảo sát trải nghiệm người dùng đã ổn và phù hợp hay chưa.
Bạn thường làm gì khi bị mất cảm hứng thiết kế?
3.9 ★
FPT Software
Intern/Fresher UI/UX Designer
Q: Bạn thường làm gì khi bị mất cảm hứng thiết kế?
13/06/2023
1 câu trả lời

Đây sẽ là một câu hỏi phỏng vấn UI UX mà nhà tuyển dụng sẽ đưa ra để xác định xem điều gì tạo động lực, truyền cảm hứng cho bạn. Trên thực tế, với câu hỏi phỏng vấn UI UX này, bạn hãy trả lời dựa vào kinh nghiệm, nguồn cảm hứng cá nhân của mình. Đây sẽ là câu trả lời thuyết phục nhất.

Tuy vậy, trong trường hợp bạn là một người không có quá nhiều kinh nghiệm để xử lý khi bị mất cảm hứng thiết kế, một số cách sau đây sẽ là gợi ý trả lời cho bạn:

  • Tạm dừng sử dụng mạng xã hội trong một thời gian ngắn. Bạn có thể chia sẻ thêm lý do rằng việc sử dụng mạng xã hội có thể khiến bạn bị mất tập trung.
  • Dọn dẹp, bố trí lại không gian làm việc. Trong một số trường hợp, hoạt động này sẽ giúp bạn tạm thời “di chuyển” sự chú ý qua công việc khác, từ đó sẽ giúp bạn có thể kích hoạt lại sự sáng tạo khi thực hiện thiết kế UI UX,…
  • Thư giãn từ 10 – 15 phút. Điều này sẽ giúp cho não bộ được nghỉ ngơi, bạn cũng có thể đi ra ngoài trong khoảng thời gian này để giúp tìm lại nguồn cảm hứng.
  • Tìm kiếm ý tưởng tại các website, nền tảng chia sẻ miễn phí. Một số website khá quen thuộc với những bạn đang làm thiết kế UI UX như UX Booth, Boxes Android Arrows, Smashing Magazine, 52 Week of UX,…

Câu hỏi thường gặp về Intern/Fresher UI/UX Designer

Công việc của thực tập sinh UX/UI Designer thường liên quan đến học hỏi và hỗ trợ trong việc thiết kế trải nghiệm người dùng (UX) và giao diện người dùng (UI) trong môi trường thực tế.

Mức lương trung bình của một thực tập sinh UX/UI Designer có thể dao động từ khoảng 4 triệu VND đến 8 triệu VNĐ mỗi tháng.

Một số câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh UX/UI Designer phổ biến:

  • Bạn có hiểu như nào về UI UX?
  • Theo bạn, làm thiết kế UI UX có khác biệt với thiết kế website không?
  • Các trang web và ứng dụng về UI UX yêu thích của bạn là gì? Tại sao?
  • Bạn thường sử dụng những công cụ/phần mềm nào để thiết kế UI/UX?
  • Điều gì khiến bạn hứng thú về vị trí này?

Lộ trình thăng tiến của một thực tập sinh UX/UI Designer có thể biến đổi tùy thuộc vào công ty, ngành công nghiệp, và kinh nghiệm cá nhân. Tuy nhiên, dưới đây là một lộ trình thường thấy cho sự thăng tiến của thực tập sinh UX/UI Designer:

  • Intern/Fresher UI/UX Designer (<1 năm kinh nghiệm).
  • Junior UI/UX Designer (1-2 năm kinh nghiệm).
  • Mid-Level UI/UX Designer (2-4 năm kinh nghiệm).
  • Senior UI/UX Designer (4-6 năm kinh nghiệm)

Đánh giá (review) của công việc Thực tập sinh UX/UI Designer được cho là có nhiều cơ hội nhưng cũng không ích thách thức đòi hỏi người lao động phải có sự cố gắng và nỗ lực trong công việc. 

Bài viết xem nhiều