Công việc của Thực tập sinh thuế là gì?
Thực tập sinh thuế (Tax intern) là nhân viên trực thuộc bộ phận kế toán của công ty, chịu trách nhiệm lập tờ khai và quyết toán thuế của doanh nghiệp lên cơ quan có thẩm quyền. Mục tiêu chính của họ là đề xuất chiến lược thuế hiệu quả, tuân thủ pháp luật và thúc đẩy khả năng tài chính của công ty.
Mô tả công việc của thực tập sinh thuế
Công việc thực tập sinh thuế phải làm chủ yếu tập trung vào các nhiệm vụ thu thập, xử lý, kê khai giấy tờ, hóa đơn và làm báo cáo thuế. Các nghiệp vụ này đòi hỏi thwucj tập sinh thuế phải tích lũy nhiều kỹ năng, kiến thức chuyên môn, cũng như kinh nghiệm. Cụ thể, công việc của 1 thực tập sinh thuế bao gồm những trách nhiệm mang tính chất định kỳ như sau:
Công việc hằng ngày:
Trách nhiệm chính: Tổng hợp, xử lý, phân loại, sắp xếp và lưu trữ các loại hóa đơn, chứng từ kế toán.
Mô tả công việc cụ thể:
- Tổng hợp: Thu thập, tập hợp các hóa đơn kế toán thuế từ tất cả các nguồn trong và ngoài doanh nghiệp. Trong đó, hóa đơn kế toán thuế nội bộ doanh nghiệp bao gồm hóa đơn đầu ra khi doanh nghiệp bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ; hóa đơn kế toán thuế ngoài doanh nghiệp bao gồm hóa đơn đầu vào khi doanh nghiệp mua hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ phục vụ sản xuất – kinh doanh. Những giấy tờ này chính là căn cứ để kê khai, hạch toán kế toán thuế.
- Xử lý: Kê khai, hiệu chỉnh để đảm bảo độ chính xác (hợp lý, hợp lệ và hợp pháp) của các chứng từ kế toán thuế để xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh (nếu có) như lập sai hóa đơn, cháy, mất hoặc hỏng hóa đơn v.v.
- Phân loại và sắp xếp: Sắp xếp hóa đơn, chứng từ theo bộ, theo trình tự thời gian, theo phân loại đầu vào – đầu ra, theo nghiệp vụ kinh tế phát sinh để thuận tiện cho công việc quản lý.
- Lưu trữ: Lưu trữ 10 năm (đối với hóa đơn thông thường) hoặc 5 năm (đối với các chứng từ như phiếu thu – chi, nhập – xuất).
Công việc hằng tháng:
Trách nhiệm chính: Thực hiện báo cáo thuế định kỳ hằng tháng. Thông thường, cần lập vào cuối tháng này hoặc lập vào đầu tháng sau tùy vào quy định hiện hành của công ty.
Mô tả công việc cụ thể
- Xác định hình thức và loại báo cáo thuế cần làm theo tháng (ví dụ, kế toán thuế giá trị gia tăng, kế toán thuế xuất nhập khẩu).
- Tiến hành kê khai nội dung báo cáo dựa trên căn cứ gồm hóa đơn, chứng từ đã được thu thập và xử lý định kỳ liên tục hằng ngày trong tháng.
Công việc hằng quý:
Trách nhiệm chính: Thực hiện báo cáo thuế định kỳ hằng quý.
Mô tả công việc cụ thể
- Lập Tờ khai thuế tạm tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý.
- Lập Bảng kê báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn theo quý.
- Lập tờ khai thuế thu nhập cá nhân (nếu có).
- Lập tờ khai thuế giá trị gia tăng (nếu có).
Công việc hằng năm:
Trách nhiệm chính: Nộp, quyết toán thuế và cập nhật vào báo cáo tài chính năm.
Mô tả công việc cụ thể
- Công việc cần thực hiện đầu năm bao gồm kê khai, nộp thuế môn bài. Kế toán thuế cần nắm rõ và kiểm tra chính xác thời hạn nộp thuế môn bài để tránh trường hợp chịu phí phạt nộp muộn. Thông thường, thời hạn nộp thuế môn bài là ngày 31/1 hằng năm. Ngoài ra, kế toán thuế cần thực hiện nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng (đầu ra, đầu vào) và thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Công việc cần thực hiện cuối năm: Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, quyết toán thuế thu nhập cá nhân, lập Báo cáo tài chính (Bảng cân đối Kế toán; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Thuyết minh báo cáo tài chính).
Thực tập sinh thuế có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
39 - 99 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Thực tập sinh thuế
Tìm hiểu cách trở thành Thực tập sinh thuế, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Thực tập sinh thuế?
Yêu cầu tuyển dụng thực tập sinh thuế
Yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm
- Là sinh viên năm 3, năm 4 đang học các ngành có liên quan như Kế toán, Tài chính,.... tại các trường cấp Đại học, cao đẳng, trung cấp.
- Có thể đảm bảo thời gian làm việc tối thiểu trên văn phòng theo quy định của từng doanh nghiệp.
- Chứng chỉ: CPA là một lợi thế
- Thành thạo tiếng Anh cơ bản.
- Khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm tốt, có trách nhiệm trong công việc.
- Năng động, sáng tạo, đam mê và có thái độ tích cực trong học tập và làm việc.
- Có khả năng phân tích, đánh giá & khắc phục lỗi nhanh
- Nắm vững sử dụng các công cụ hỗ trợ kinh doanh như Microsoft Excel, PowerPoint, Word.
- Ưu tiên cho những thực tập sinh có kinh nghiệm làm việc Kế toán thuế, Kế toán tổng hợp trước đó hoặc đã từng tham gia các chương trình thực tập kinh doanh.
Yêu cầu về kỹ năng
Kỹ năng tư duy phản biện: Đây là kỹ năng quan trọng của một thực tập sinh thuế, vì họ phải đánh giá công việc, tài liệu, trả lời các câu hỏi của khách hàng.
Kỹ năng ra quyết định: Người thực tập sinh cũng phải đưa ra quyết định về các chiến lược tốt nhất nhằm đáp ứng nhu cầu của tổ chức. Để làm được điều này họ phải cân nhắc, xem xét kỹ những phương pháp, tài liệu để chọn ra giải pháp đúng đắn nhất.
Kỹ năng giao tiếp: Là thực tập sinh thuế thì kỹ năng giao tiếp tốt cực kỳ quan trọng, họ không chỉ truyền đạt nội dung, các vấn đề cấp trên, đối tác, các bên liên quan mà còn phải hướng dẫn cho nhân viên cấp dưới. Giao tiếp tốt là khả năng thuyết phục, kể chuyện, lắng nghe, giải thích,… đều khiến người nghe hiểu, có cảm nhận tốt.
Kỹ năng lãnh đạo: Tất nhiên thực tập sinh nào cũng phải rèn luyện tố chất này, từ vị trí Trưởng phòng, giám đốc đến chủ tịch. Chỉ khi người lãnh đạo biết cách quản lý, điều hành nhân viên thì các công việc mới được sắp xếp hiệu quả, đem lại hiệu suất cao cho doanh nghiệp.
Chịu được áp lực công việc cao: Mỗi ngày thực tập sinh thuế phải giải quyết rất nhiều hồ sơ thanh toán nên gặp áp lực là điều không thể tránh khỏi. Bạn vừa phải phối hợp với các bộ phận khác trong công việc vừa phải đảm bảo yếu tố thời gian và tính chính xác của các giao dịch. Vì vậy bạn phải thật cẩn thận, có trách nhiệm với công việc của mình và không được để xảy ra sai sót.
Khả năng thiết kế sáng tạo và tư duy logic: đây là tố chất quan trọng nhất của một lập trình viên. Để tạo ra một sản phẩm đạt yêu cầu bạn phải có thẩm mỹ tốt, khả năng thiết kế, và sắp xếp vấn đề một cách logic.
Tự học hỏi nâng cao kiến thức: Xã hội hiện đang phát triển đến chóng mặt, có thể nói mỗi đất nước đều đang chạy đua để theo kịp nó. Là một lập trình viên bạn phải không ngừng học hỏi những kiến thức mới để bản thân không bị tụt lại so với những thay đổi chóng mặt trên thị trường hiện nay.
Lộ trình thăng tiến của Thực tập sinh thuế
Từ 0 - 1 năm đầu tiên: Thực tập sinh thuế
Trong giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu với vị trí thực tập sinh thuế. Ngày trước, các doanh nghiệp thường để sinh viên hoặc trường đào tạo chủ động liên hệ doanh nghiệp để lấy suất thực tập. Còn ngày nay, nhiều doanh nghiệp sẽ chủ động tuyển dụng thực tập sinh đều đặn mỗi năm, có lương cứng. Đa phần đây đều là những doanh nghiệp, tập đoàn lớn, mong muốn chiêu mộ tinh anh và đào tạo từ sớm, xây dựng lớp nhân sự kế thừa chất lượng cao.
Nhiệm vụ chính mà thực tập sinh được giao phó là hỗ trợ các phòng, ban chuyên môn trong việc xử lý các vấn đề bề nổi, đơn giản. Chắc chắn doanh nghiệp sẽ không giao cho bạn công việc chuyên môn đâu vì đó còn là bí mật kinh doanh và uy tín của tổ chức nữa. Tuy vậy, nhiệm vụ mà một thực tập sinh đảm nhận cũng không hề đơn giản đâu nha. Càng ý thức trách nhiệm trong từng nhiệm vụ nhỏ, bạn càng dễ thành công chinh phục nhà tuyển dụng
Từ 2 - 4 năm: Nhân viên thuế
Với kinh nghiệm và hiểu biết tích lũy sau 2 - 4 năm làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí nhân viên thuế. Vai trò của họ là kiểm tra và đảm bảo tính chính xác và tuân thủ quy trình trong quá trình đào tạo. Bạn sẽ tham gia vào việc đánh giá và cải thiện quy trình làm việc, xử lý các vấn đề phát sinh và đảm bảo tuân thủ các quy định và quy trình nội bộ của doanh nghiệp.
Từ 4 - 8 năm: Chuyên viên thuế
Tiếp đó, bạn có thể tiến lên vị trí chuyên viên thuế, sau khi tích được 4 - 8 năm kinh nghiệm. Trách nhiệm của bạn sẽ tăng cường đào tạo nhóm nhân viên và đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng. Bạn sẽ giám sát hoạt động hàng ngày của phòng thuế, định hướng và đào tạo nhân viên, giải quyết các vấn đề phát sinh và tăng cường mối quan hệ với nhân viên.
Từ 8 - 10 năm: Trưởng phòng thuế
Với kinh nghiệm và thành tựu trong quá trình làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí trưởng phòng thuế. Vai trò của trưởng phòng thuế là đào tạo nhóm nhân viên, đảm bảo hiệu quả và tuân thủ các quy trình và quy định. Bạn sẽ tham gia vào quyết định chiến lược và phát triển của doanh nghiệp, cùng với việc đào tạo nhóm nhân viên và tăng cường mối quan hệ với các đối tác quan trọng.
Từ 10 trở lên: Giám đốc thuế
Sau khoảng thời gian này, bạn có thể tiến lên vị trí giám đốc thuế. Với vai trò này, bạn sẽ đảm nhận trách nhiệm đào tạo nhân viên toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm quản lý nhân viên, định hướng chiến lược, tăng cường mối quan hệ với khách hàng và đạt các mục tiêu tài chính của doanh nghiệp. Vị trí này liên quan đến việc đưa ra quyết định chiến lược, giám sát nhiều chi nhánh và bộ phận, và đóng góp vào sự phát triển và thành công tổng thể của doanh nghiệp.
Đánh giá, chia sẻ về Thực tập sinh thuế
Các Thực tập sinh thuế chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.
Phỏng vấn Thực tập sinh thuế
↳
Ví dụ: “Tôi hiểu rõ về các loại thuế khác nhau, bao gồm thuế thu nhập, thuế bán hàng và thuế tài sản. Thuế thu nhập được tính dựa trên tổng thu nhập của một cá nhân hoặc doanh nghiệp trong năm, trong khi thuế doanh thu được áp dụng đối với hàng hóa và dịch vụ được mua ở một số khu vực pháp lý nhất định. Thuế tài sản được đánh vào bất động sản và có thể thay đổi tùy theo tiểu bang hoặc địa phương nơi có tài sản. Điều quan trọng là phải hiểu các loại thuế khác nhau này vì chúng đều ảnh hưởng đến cá nhân và doanh nghiệp một cách khác nhau. Tôi có kinh nghiệm làm việc với cả cá nhân và doanh nghiệp về việc khai thuế của họ nên tôi quen với việc mỗi loại thuế tác động đến họ như thế nào.”
↳
Ví dụ: “Tôi luôn cập nhật những thay đổi trong luật và quy định về thuế bằng cách đọc các ấn phẩm trong ngành, tham dự hội nghị và nói chuyện với các chuyên gia khác. Tôi cũng đảm bảo cập nhật những tin tức mới nhất từ IRS và các cơ quan thuế của tiểu bang. Ngoài ra, tôi đã tham gia một số lớp học đặc biệt tập trung vào thuế, vì vậy tôi đã quen thuộc với các mã số thuế tiểu bang và liên bang mới nhất. Cuối cùng, tôi đã thực hiện một số công việc tình nguyện cho một công ty CPA địa phương, nơi tôi có thể tích lũy kinh nghiệm thực tế trong việc chuẩn bị thuế cho khách hàng.”
↳
Ví dụ: “Tôi đang thực tập với tư cách là chuyên gia thuế cho một công ty lớn và một trong những nhiệm vụ của tôi là giải thích các khái niệm thuế phức tạp cho nhân viên mới. Tôi phải tính đến việc họ không có kiến thức trước về lĩnh vực này, vì vậy tôi quyết định chia nó thành các phần nhỏ hơn và sử dụng các phép so sánh để dễ hiểu hơn. Ví dụ: khi giải thích cách khấu trừ hoạt động, tôi đã sử dụng sự tương tự của cửa hàng tạp hóa - tôi đã giải thích rằng giống như bạn có thể được giảm giá cho một số mặt hàng nhất định tại cửa hàng, cũng có những khoản giảm giá khi nộp thuế. Điều này giúp họ nắm bắt khái niệm dễ dàng hơn nhiều. Khi kết thúc cuộc trò chuyện của chúng tôi, nhân viên mới đã hiểu rõ hơn về chủ đề này và cảm thấy tự tin hơn về tờ khai thuế sắp tới của họ.”
↳
Ví dụ: “Đánh thuế hai lần là một khái niệm quan trọng trong thuế doanh nghiệp vì nó áp dụng cho cả thuế doanh nghiệp và thuế cá nhân. Ở cấp độ công ty, lợi nhuận của công ty bị đánh thuế như một phần thu nhập chung của công ty. Sau đó, khi những khoản lợi nhuận đó được phân phối dưới dạng cổ tức cho các cổ đông, họ lại phải chịu thuế ở cấp độ cá nhân. Điều này có nghĩa là cùng một khoản thu nhập có thể bị đánh thuế hai lần, một lần ở cấp độ doanh nghiệp và một lần nữa ở cấp độ cá nhân. Điều quan trọng là các doanh nghiệp phải hiểu cách thức hoạt động của việc đánh thuế hai lần để họ có thể lập kế hoạch phù hợp và giảm thiểu mọi khoản nợ thuế tiềm ẩn.”
Câu hỏi thường gặp về Thực tập sinh thuế
Thực tập sinh thuế là hình ảnh của doanh nghiệp chịu trách nhiệm tạo ấn tượng tốt với nhân viên. Họ phải giúp cho khách hàng cảm thấy an toàn khi lựa chọn sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp mình, giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp và giới thiệu dịch vụ của doanh nghiệp đến với khách hàng.
Theo khảo sát đến từ cổng thông tin cung cấp mức lương tham khảo đáng tin cậy dựa trên kết quả tổng hợp từ các vị trí đăng tuyển tại các website tuyển dụng nổi tiếng trên cả nước thì hiện mức lương của thực tập sinh thuế ở các mức độ sau:
- Lương thấp nhất là 2 triệu/ tháng
- Lương bậc thấp là 3 triệu/ tháng
- Lương trung bình là 5 triệu/ tháng
- Lương bậc cao 8 triệu/ tháng
- Lương cao nhất là 10 triệu/ tháng
Một số câu hỏi phỏng vấn công việc thực tập sinh thuế phổ biến:
- Tại sao bạn muốn trở thành một thực tập sinh thuế?
- Bạn có thoải mái khi làm việc với số tiền lớn?
- Kể tên một tình huống khó xử về đạo đức mà bạn phải đối mặt trong công việc cuối cùng của mình. Làm thế nào bạn có thể xoay xở được?
- Tại sao bạn chọn doanh nghiệp của chúng tôi?
- Bạn đã từng làm việc tại doanh nghiệp trước đây chưa?
- Cá nhân bạn sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nào và tại sao?
- Nếu thấy đồng nghiệp có hành động trộm cắp, bạn sẽ xử lý tình huống như thế nào?
- Làm thế nào bạn sẽ duy trì động lực trong công việc cũng như trong cuộc sống?
- Bạn có thể mô tả khoảng thời gian hoặc kinh nghiệm mà bạn đã có để cung cấp dịch vụ khách hàng tuyệt vời không?
- Bạn nghĩ thực tập sinh thuế giỏi sở hữu những đặc điểm nào?
Vị trí thực tập sinh thuế không yêu cầu ngành học cụ thể. Tuy nhiên, để làm tốt ở vị trí này, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức bộ môn Kế toán, Tài chính, bao gồm:
- Kiến thức về Kế toán, Tài chính
- Kiến thức về khách hàng, thị trường và cạnh tranh
- Kiến thức về sản phẩm dịch vụ, văn bản nghiệp vụ liên quan.
Muốn làm thực tập sinh thuế, bạn phải có bằng cấp phù hợp và dĩ nhiên, những người tốt nghiệp ngành Kế toán, Tài chính là phù hợp nhất. Các doanh nghiệp hiện nay có thể chấp nhận thực tập sinh thuế có bằng cao đẳng trở lên, đúng chuyên ngành.