Công việc của Thực tập sinh Y Khoa là gì?

1. Thực tập sinh y khoa là gì? 3 thuận lợi & khó khăn khi thực tập tại bệnh viện

Thực tập sinh y khoa (General Medicine intern) là những sinh viên y khoa đang trong giai đoạn thực hành tại các bệnh viện hoặc cơ sở y tế để tích lũy kinh nghiệm thực tế trước khi trở thành bác sĩ chính thức. Khi trở thành thực tập sinh y khoa sinh viên sẽ đối mặt với những thuận lợi và những khó khăn khi làm việc trong bệnh viện. 

1.1.Thuận lợi khi làm thực tập sinh y khoa tại bệnh viện

Tích lũy kinh nghiệm thực tế

Thực tập sinh y khoa thường tham gia vào các ca lâm sàng, từ việc thăm khám, chẩn đoán đến điều trị bệnh nhân dưới sự giám sát của các bác sĩ. Điều này giúp họ hiểu rõ hơn về quy trình y tế và các kỹ thuật điều trị. Quan sát cách các bác sĩ giàu kinh nghiệm làm việc và học hỏi từ họ là một phần quan trọng của quá trình thực tập. Thực tập sinh có thể học được nhiều kỹ năng và kiến thức quý báu từ những người đi trước. Thực tập sinh y khoa có cơ hội học hỏi từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm và thực hành các kỹ năng y khoa trong môi trường thực tế. Tham gia vào các hoạt động nghiên cứu và học tập liên tục để cập nhật kiến thức và kỹ năng mới.

Phát triển kỹ năng lâm sàng 

Phát triển kỹ năng lâm sàng khi làm thực tập sinh y khoa là quá trình học hỏi và rèn luyện các kỹ năng cần thiết để chăm sóc và điều trị bệnh nhân trong môi trường thực tế. Thực tập sinh y khoa phát triển các kỹ năng lâm sàng quan trọng như giao tiếp với bệnh nhân, quản lý hồ sơ bệnh án và thực hiện các thủ thuật y khoa. Các kỹ năng phổ biến như kỹ năng thăm khám, chẩn đoán, điều trị...

Phát triển thêm các mối quan hệ

Trong quá trình làm thực tập sinh y khoa các thực tập sinh có cơ hội kết nối với các chuyên gia trong ngành và mở rộng mạng lưới quan hệ, tạo cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. 

1.2. Khó khăn khi làm thực tập sinh y khoa tại bệnh viện

Áp lực công việc 

Thực tập sinh y khoa thường phải làm việc với khối lượng công việc lớn và áp lực cao, đòi hỏi khả năng quản lý thời gian và sức khỏe tốt.

Đòi hỏi trách nhiệm cao và cạnh tranh lớn trong ngành

Việc chăm sóc bệnh nhân đòi hỏi sự cẩn trọng và trách nhiệm cao, vì sai sót có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. Ngành y khoa có sự cạnh tranh cao, đòi hỏi thực tập sinh phải nỗ lực không ngừng để đạt được thành tích tốt.

Khả năng thích nghi nhanh với công việc

Thực tập sinh cần phải thích nghi nhanh chóng với môi trường làm việc mới và các quy trình y tế khác nhau. Cùng với đó, ngành y khoa luôn thay đổi và phát triển, đòi hỏi thực tập sinh phải liên tục cập nhật kiến thức và kỹ năng mới.

Trở thành thực tập sinh y khoa là một bước quan trọng trong sự nghiệp y khoa, mang lại nhiều cơ hội học hỏi và phát triển, nhưng cũng đòi hỏi sự nỗ lực và kiên trì lớn từ các bạn sinh viên ngành y. 

2. Những quy định sinh viên y khoa cần biết khi thực tập tại bệnh viện 

Bệnh viện là môi trường làm việc đặc thù nên khi thực tập tại đây sinh viên cũng cần lưu ý tuân thủ những quy định của bệnh viện. Các quy định thông thường sẽ bao gồm: 

  •  Quy định về giờ giấc: Các sinh viên thực tập phải tuân thủ qui định của nhà trường về thời gian thực tập (buổi sáng từ 7:30 đến 10:30, chiều từ 13:30 đến 16:30 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần). Trực theo sự phân công của bệnh viện.
  •  Quy định về trang phục: Sinh viên đi thực tập bắt buộc phải mặc đồng phục chuyên môn đúng theo qui định (áo blouse trắng, quần dài trắng, đội mũ y tế, không mang dép lê). Sinh viên bắt buộc phải đeo bảng tên (thẻ sinh viên) khi đi thực tập. Đầu tóc gọn gàng, không để móng tay dài, không sơn móng tay, không đeo trang sức, không mặc quần áo blouse ra ngoài khu vực bệnh viện.
  •  Chấp hành nội quy, quy chế bệnh viện và khoa thực tập: tuân thủ theo sự phân công của nhóm trưởng, của giảng viên, không cười đùa trong bệnh viện.
  • Có thái độ đúng mực với giảng viên, nhân viên y tế, bạn học, đoàn kết giúp bạn trong học tập. Có thái độ ân cần niềm nở, nhanh nhẹn sẵn sàng giúp đỡ đối với người bệnh, gia đình người bệnh.
  •  Thực hiện nghiêm quy chế kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, giữ gìn trật tự vệ sinh chung.
  • Thực hiện và giữ gìn vệ sinh phòng học lâm sàng. Nghiêm túc tuân thủ các nội quy tại bệnh viện, khoa phòng mà mình thực tập.
  • Xem lại lý thuyết Dược lý, Dược lâm sàng đã học (đi thực tập các bạn sẽ nhận ra thực tế khác với lý thuyết như thế nào). Đây là điều căn bản để các bạn có kiến thức vững vàng áp dụng vào thực hành với các bệnh nhân.
  •  Bệnh viện là nơi cần yên tĩnh: Các bệnh nhân cần nghỉ ngơi, các nhân viên y tế cũng cần tập trung chuyên môn, giữ trật tự, không làm ảnh hưởng tới người khác.
  • Đừng quên mang khẩu trang y tế: Đây là một vật dụng bất ly thân của bất kỳ người làm việc trong bệnh viện, đó là vật quan trọng vì bệnh viện là nơi rất dễ bị lây nhiễm, chẳng hạn như bệnh đường hô hấp. Vì vậy hãy nhớ mang khẩu trang y tế để bảo vệ bản thân.
  •  Chịu khó quan sát, học hỏi từ những người phụ trách: Thực tập tại bệnh viện chính là quãng thời gian vàng bạc để các bạn sinh viên được hỏi học, quan sát những điều thực tế nhất. Từ việc ghi sổ sách, theo dõi, thăm khám hay giao tiếp, điều trị cho người bệnh của những người phụ trách, những người đi trước sẽ giúp các bạn mở rộng và củng cố thêm rất nhiều kiến thức bổ ích.
  • Nhớ đeo găng tay khi làm việc: Khi tiếp xúc với bệnh nhân, các bạn lưu ý bắt buộc phải sử dụng găng tay tránh lây lan bệnh tật, đảm bảo an toàn cho chính mình cũng như những người xung quanh.

3. Mức lương của thực tập sinh y khoa là bao nhiêu? 

Từ năm 3, sinh viên Y bắt đầu thực tập, bắt đầu làm quen với cuộc sống, công việc của những y bác sĩ. Tại Việt Nam, mức lương trung bình của thực tập sinh y khoa thường dao động từ 2 đến 4 triệu đồng mỗi tháng. Đây là mức lương phổ biến cho các thực tập sinh trong nhiều ngành nghề khác nhau tại Việt Nam.

Tìm công việc thực tập sinh y khoa ở đâu? cũng là câu hỏi nhiều người quan tâm.  Để tìm công việc thực tập sinh y khoa, bạn có thể tham khảo các nguồn sau:

  • Trang web tuyển dụng: Các trang web như 1900.com.vn, Indeed, TopCV, và VietnamWorks thường có nhiều cơ hội việc làm cho thực tập sinh y khoa.
  • Trang web của các bệnh viện và cơ sở y tế: Nhiều bệnh viện và cơ sở y tế đăng tuyển thực tập sinh trực tiếp trên trang web của họ. Bạn có thể tìm kiếm thông tin trên các trang web của các bệnh viện lớn như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy, và Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM.
  • Các mỗi quan hệ: Hãy tận dụng mạng lưới quan hệ của bạn, bao gồm các giảng viên, bạn bè, và cựu sinh viên. Họ có thể giới thiệu bạn đến các cơ hội thực tập tại các cơ sở y tế.
  • Các chương trình thực tập của trường đại học: Nhiều trường đại học y khoa có các chương trình thực tập liên kết với các bệnh viện và cơ sở y tế. Hãy liên hệ với phòng đào tạo hoặc phòng công tác sinh viên của trường để biết thêm chi tiết.
  • Các hội chợ việc làm: Tham gia các hội chợ việc làm và sự kiện tuyển dụng do các trường đại học hoặc tổ chức nghề nghiệp tổ chức. Đây là cơ hội tốt để gặp gỡ các nhà tuyển dụng và tìm hiểu về các cơ hội thực tập.

4. Mô tả công việc của thực tập sinh y khoa

Để đạt được mục tiêu chính là chăm sóc cho bệnh nhân bị thương và bệnh tật cũng như duy trì sức khỏe của tất cả các bệnh nhân, các thực tập sinh Y khoa thực hiện một số nhiệm vụ và trách nhiệm sau đây.

Học hỏi và thực hành thực tế 

Thực tập sinh y khoa có cơ hội học hỏi từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm và thực hành các kỹ năng y khoa trong môi trường thực tế. Họ tham gia vào việc chăm sóc bệnh nhân, từ việc thăm khám, chẩn đoán đến điều trị dưới sự giám sát của các bác sĩ.

Phát triển kỹ năng lâm sàng

Thực tập sinh y khoa phát triển các kỹ năng lâm sàng quan trọng như giao tiếp với bệnh nhân, quản lý hồ sơ bệnh án và thực hiện các thủ thuật y khoa. Cùng với đó, họ học cách làm việc trong một đội ngũ y tế, phối hợp với các bác sĩ, y tá và nhân viên y tế khác để cung cấp dịch vụ chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân.

Nghiên cứu và học tập liên tục

Thực tập sinh y khoa thường tham gia vào các hoạt động nghiên cứu và học tập liên tục để cập nhật kiến thức và kỹ năng mới.

Tài liệu VietJack

5. Bậc thang học vấn của một người bác sĩ bao gồm những gì?

Nếu bạn là sinh viên y khoa mới bắt đầu đi thực tập tại bệnh viện, hoặc bạn đang được điều trị tại bệnh viện, hẳn các bạn có thể bị bối rối bởi rất nhiều chức danh khác nhau được dành cho bác sĩ. Bài viết ngắn này sẽ giúp bạn làm rõ vai trò của các sinh viên và các bác sĩ khác nhau mà bạn có thể gặp khi đi viện.

  • 𝗠𝗘𝗗𝗜𝗖𝗔𝗟 𝗦𝗧𝗨𝗗𝗘𝗡𝗧 (sinh viên y khoa): các cá nhân đang theo học ở trường y khoa, sinh viên y khoa không được gọi là bác sĩ cho đến khi họ tốt nghiệp.
  • 𝗠𝗘𝗗𝗜𝗖𝗔𝗟 𝗜𝗡𝗧𝗘𝗥𝗡 (thực tập sinh): thực tập sinh là bác sĩ (sinh viên y khoa đã tốt nghiệp trường y) nhưng chỉ được hành nghề dưới sự hướng dẫn và giám sát bởi các giảng viên trong chương trình đào tạo. Trong một số chương trình đào tạo, thực tập sinh còn được gọi là bác sĩ nội trú năm nhất.
  •  𝗥𝗘𝗦𝗜𝗗𝗘𝗡𝗧 (bác sĩ nội trú): sau khi hoàn thành chương trình thực tập, hầu hết các bác sĩ đều tham gia chương trình nội trú. Thời gian đào tạo nội trú có thể kéo dài từ 2 đến 7 năm tuỳ thuộc vào từng chuyên khoa.
  • 𝗙𝗘𝗟𝗟𝗢𝗪 (nghiên cứu sinh): nghiên cứu sinh là người đã hoàn thành chương trình nội trú, và ứng tuyển để hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao hơn trong một chuyên ngành.
  • 𝗔𝗧𝗧𝗘𝗡𝗗𝗜𝗡𝗚 (giảng viên): là bác sĩ đã hoàn thành chương trình đào tạo, đang thực hành nghề độc lập, và ngoài công việc chữa bệnh các giảng viên còn đào tạo các bác sĩ đang theo học các chuyên ngành của họ.

Ngoài cách gọi bác sĩ theo các chức danh khác nhau trên đây, còn có một cách để phân biệt các bác sĩ nhưng không phải là tuyệt đối, đó là so sánh độ dài áo blouse của họ trong bệnh viện. Áo càng ngắn thì thời gian được đào tạo càng ngắn. Những chiếc áo ngắn nhất được mặc bởi các sinh viên y khoa (𝙢𝙚𝙙𝙞𝙘𝙖𝙡 𝙨𝙩𝙪𝙙𝙚𝙣𝙩) những người chưa phải là bác sĩ cho đến khi họ tốt nghiệp. Bác sĩ nội trú (𝙧𝙚𝙨𝙞𝙙𝙚𝙣𝙩) thường mặc áo dài hơn và các bác sĩ giảng viên (𝙖𝙩𝙩𝙚𝙣𝙙𝙞𝙣𝙜) mặc áo blouse dài nhất. Mặc dù quy tắc chung này là đúng, nhưng không phải là tuyệt đối để phân biệt mức độ đào tạo của bác sĩ.

 

Bằng cấp Cử nhân
Công việc/Cuộc sống
3,8 ★
Khoảng lương năm 52 - 91 M
Cơ hội nghề nghiệp
4,1 ★
Số năm kinh nghiệm 0 - 1 năm

Thực tập sinh Y Khoa có mức lương bao nhiêu?

52 - 91 triệu /năm
Tổng lương
48 - 84 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
4 - 7 triệu
/năm

Lương bổ sung

52 - 91 triệu

/năm
52 M
91 M
39 M 104 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Thực tập sinh Y Khoa

Tìm hiểu cách trở thành Thực tập sinh Y Khoa, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Thực tập sinh Y Khoa
52 - 91 triệu/năm
Thực tập sinh Y Khoa

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
74%
2 - 4
26%
5 - 7
0%
8+
0%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Thực tập sinh Y Khoa?

Yêu cầu tuyển dụng thực tập sinh y khoa

Học vấn, kinh nghiệm

Là sinh viên học ngành Y khoa.... tại các trường cấp Đại học về ngành Y.

Có thể đảm bảo thời gian làm việc tối thiểu trên văn phòng theo quy định của từng bệnh viện, phòng khám.

Học chuyên sâu về Y khoa qua trường Đại học và các chương trình đào tạo cấp chứng chỉ...

Thành thạo tiếng Anh, yêu cầu cao về khả năng đọc hiểu

Có trách nhiệm trong công việc.

Năng động, sáng tạo, đam mê và có thái độ tích cực trong học tập và làm việc.

Có khả năng phân tích, đánh giá nhanh

Ưu tiên cho những thực tập sinh có kinh nghiệm làm việc trước đó hoặc đã từng tham gia các chương trình thực tập trong lĩnh vực Y khoa tại các bệnh viện và phòng khám.

Kỹ năng

Kỹ năng lắng nghe

Mỗi bệnh nhân khi tới khám bệnh đều cần mô tả chi tiết diễn biến bệnh của mình kể từ khi khởi phát cho đến khi có triệu chứng rõ ràng. Trong thời gian đó, Bác sĩ cần phải là người lắng nghe những chia sẻ của bệnh nhân. Lắng nghe càng kỹ, đặt ra càng nhiều câu hỏi thì Bác sĩ càng đưa ra được chẩn đoán ban đầu rõ ràng hơn cho những đánh giá tiếp theo.

Ở vị trí cấp quản lý như Trưởng khoa trở lên, đây cũng là kỹ năng quan trọng khi lắng nghe những chia sẻ về công việc của nhân viên và tìm ra phương hướng giải quyết.

Kỹ năng giao tiếp, truyền đạt tốt

Bác sĩ thường xuyên phải giao tiếp với bệnh nhân. Rất nhiều những kiến thức về ngành Y hoặc nhỏ hơn là của căn bệnh mà bệnh nhân gặp phải cần có sự giải thích kỹ càng từ phía Bác sĩ. Vậy nên, nếu Bác sĩ không phải là người có kỹ năng giao tiếp, truyền đạt tốt, có lẽ khó lòng khiến bệnh nhân hiểu về vấn đề mà họ đang gặp phải cũng như phương hướng điều trị trong thời gian tới.

Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp tốt cũng giúp thiết lập mối quan hệ tin cậy giữa Bác sĩ và bệnh nhân. Một Bác sĩ giỏi sẽ là người chuyên nghiệp, tốt bụng và thấu hiểu với mọi người, bao gồm cả bệnh nhân, gia đình và đồng nghiệp.

Kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề

Sau khi đánh giá các triệu chứng của bệnh nhân và chẩn đoán ban đầu, Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm tiếp theo để có căn cứ đánh giá chính xác. Sau đó, họ sẽ vận dụng kỹ năng giải quyết vấn đề để đưa ra phương hướng điều trị cho bệnh nhân. 

Đối với vị trí quản lý cấp cao, kỹ năng giải quyết vấn đề được áp dụng trong trường hợp các Bác sĩ gặp các vấn đề về chuyên môn hoặc các khó khăn khác trong công việc. Họ sẽ cần đưa ra những cách giải quyết khác nhau giúp các Bác sĩ chuyên tâm với công việc của mình hơn.

Kỹ năng công nghệ

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong y học mang lại vô vàn lợi ích, đội ngũ Bác sĩ cũng cần phải trang bị cho mình những thông tin và thành thạo các kỹ năng về công nghệ. 

Các kỹ thuật như: chẩn đoán hình ảnh MRI, CT, chụp mạch đa bình diện, y khoa doppler, phẫu thuật nội soi… đã trở thành những kỹ thuật thường quy trong ngành Y. Bác sĩ cần phải nắm vững những thao tác về kỹ thuật và công nghệ để phục vụ cho công việc của mình.

Ngày nay, có rất nhiều phần mềm quản lý được thiết kế riêng cho ngành Y. Kỹ năng công nghệ sẽ hỗ trợ bác sĩ quản lý tốt công việc trong khoa hay của bệnh viện.

Kỹ năng làm việc nhóm

Bên cạnh giao tiếp tốt với bệnh nhân, Bác sĩ cũng cần trao đổi về kiến thức và công việc với đồng nghiệp. Điều này là đặc biệt cần thiết đối với những ca bệnh phức tạp, cần sự hội chẩn không chỉ của các Bác sĩ trong cùng chuyên khoa mà còn cả liên khoa.

Kỹ năng này cũng cần thiết để những Bác sĩ ở vị trí cấp quản lý lãnh đạo các nhân viên trong khoa hay trong bệnh viện có sự đoàn kết, có tinh thần giúp đỡ, hết lòng cứu chữa người bệnh.

Kỹ năng quản lý 

Đây là kỹ năng cần phải có dành cho vị trí cấp quản lý. Bác sĩ đảm nhận vị trí cấp trung hay vị trí cấp cao cần có kỹ năng quản lý nhân sự, quản lý hoạt động trong khoa hay toàn bệnh viện. Kỹ năng này cũng giúp ích họ trong việc quản lý kinh tế và tài chính y tế, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, quản lý và sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế trong bệnh viện, quản lý và sử dụng hiệu quả thông tin tại bệnh viện.

Kỹ năng lập kế hoạch

Ở cấp độ Bác sĩ chuyên khoa, kỹ năng lập kế hoạch phần nhiều liên quan tới chuyên môn của họ. Tuy nhiên, ở cấp độ quản lý, việc lập kế hoạch sẽ đưa ra được những chiến lược mới giúp công tác khám chữa bệnh tại Khoa hoặc tại bệnh viện chuyên nghiệp, khoa học hơn.

Kỹ năng lãnh đạo

Đây là kỹ năng cần phải có của những Bác sĩ đảm nhận vị trí quản lý cấp cao. Họ cần phải là người truyền cảm hứng cho cấp dưới làm việc, xác định các vấn đề cần giải quyết và tạo động lực để các Bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh và các nhân viên y tế thực thi công việc một cách có hiệu quả.

Lộ trình thăng tiến của thực tập sinh y khoa

Từ 0 - 2 năm đầu tiên: thực tập sinh Y khoa

Trong giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu với vị trí thực tập sinh y khoa. Ngày trước, các bệnh viện, phòng khám thường để sinh viên hoặc trường đào tạo chủ động liên hệ bệnh viện, phòng khám để lấy suất thực tập. Còn ngày nay, nhiều bệnh viện, phòng khám sẽ chủ động tuyển dụng bác sĩ đều đặn mỗi năm, có lương cứng. Đa phần đây đều là những bệnh viện, phòng khám, tập đoàn lớn, mong muốn chiêu mộ tinh anh và đào tạo từ sớm, xây dựng lớp nhân sự kế thừa chất lượng cao.

Nhiệm vụ chính mà bác sĩ được giao phó là hỗ trợ các phòng, ban chuyên môn trong việc xử lý các vấn đề bề nổi, đơn giản. Chắc chắn bệnh viện, phòng khám sẽ không giao cho bạn công việc chuyên môn đâu vì đó còn là bí mật kinh doanh và uy tín của tổ chức nữa. Tuy vậy, nhiệm vụ mà một thực tập sinh y khoa đảm nhận cũng không hề đơn giản đâu nha. Càng ý thức trách nhiệm trong từng nhiệm vụ nhỏ, bạn càng dễ thành công chinh phục nhà tuyển dụng

Từ 2 - 8 năm: Bác sĩ y khoa

Với kinh nghiệm và hiểu biết tích lũy sau 2 - 8 năm làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí thực tập sinh y khoa. Vai trò của họ là kiểm tra và đảm bảo tính chính xác và tuân thủ quy trình trong quá trình đào tạo. Bạn sẽ tham gia vào việc đánh giá và cải thiện quy trình làm việc, xử lý các vấn đề phát sinh và đảm bảo tuân thủ các quy định và quy trình nội bộ của bệnh viện, phòng khám.

Từ 8 - 10 năm: Trưởng khoa 

Với kinh nghiệm và thành tựu trong quá trình làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí trưởng phòng y khoa. Vai trò của trưởng phòng y khoa là đào tạo nhóm nhân viên, đảm bảo hiệu quả và tuân thủ các quy trình và quy định. Bạn sẽ tham gia vào quyết định chiến lược và phát triển của bệnh viện, phòng khám, cùng với việc đào tạo nhóm nhân viên và tăng cường mối quan hệ với các đối tác quan trọng.

Từ 10 trở lên: Giám đốc bệnh viện, phòng khám

Sau khoảng thời gian này, bạn có thể tiến lên vị trí giám đốc y khoa. Với vai trò này, bạn sẽ đảm nhận trách nhiệm đào tạo nhân viên toàn bộ hoạt động của bệnh viện, phòng khám, bao gồm quản lý nhân viên, định hướng chiến lược, tăng cường mối quan hệ với khách hàng và đạt các mục tiêu tài chính của bệnh viện, phòng khám. Vị trí này liên quan đến việc đưa ra quyết định chiến lược, giám sát nhiều chi nhánh và bộ phận, và đóng góp vào sự phát triển và thành công tổng thể của bệnh viện, phòng khám.

Đánh giá, chia sẻ về Thực tập sinh Y Khoa

Các Thực tập sinh Y Khoa chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.

Phỏng vấn Thực tập sinh Y Khoa

Hãy kể cho tôi nghe về bản thân bạn 1
1900.com.vn
Thực tập sinh Y Khoa
Q: Hãy kể cho tôi nghe về bản thân bạn 1
29/01/2024
1 câu trả lời

Ví dụ: ‘Tôi lớn lên ở Brisbane với bố mẹ, một chị gái và một anh trai. Cha tôi đã là bác sĩ đa khoa được 35 năm. Tôi luôn ngưỡng mộ anh ấy và ngưỡng mộ nghề này bổ ích và đầy thử thách như thế nào. Tôi tốt nghiệp Cử nhân Khoa học Y sinh tại Đại học Roundrock. Tôi hiện đang làm trợ lý hành chính tại khoa phẫu thuật của Bệnh viện ABC’.

Tại sao bạn muốn trở thành bác sĩ1 .?
1900.com.vn
Thực tập sinh Y Khoa
Q: Tại sao bạn muốn trở thành bác sĩ1 .?
29/01/2024
1 câu trả lời

Ví dụ: ‘Tôi luôn đam mê tìm hiểu mọi thứ có thể về cơ thể con người. Tôi thường dành hàng giờ tại phòng khám của cha tôi để xem các mô hình nội tạng và các tạp chí y khoa cũ. Từ đó, tôi dường như luôn là người dẫn đầu khi một trong những anh chị em của tôi bị thương hoặc nếu một người trong chúng tôi bị cảm lạnh. Đảm nhận vai trò bác sĩ - ngay cả khi có bố tôi ở bên - dường như là bản chất thứ hai đối với tôi '.

Quan điểm của bạn về việc phá thai là gì?
1900.com.vn
Thực tập sinh Y Khoa
Q: Quan điểm của bạn về việc phá thai là gì?
29/01/2024
1 câu trả lời

Ví dụ: ‘Đây là một chủ đề phức tạp với cả hai phía. Là một bác sĩ, điều quan trọng là bệnh nhân và nhu cầu của họ. Ở Queensland, phụ nữ được phép phá thai trong vòng 22 tuần đầu tiên của thai kỳ. Tôi tin rằng bệnh nhân có thể lựa chọn phá thai theo luật này. Tôi không tin vào việc gây áp lực cho bệnh nhân trừ khi có nguy cơ y tế đe dọa đến tính mạng của họ’.

Bạn đã trải qua kinh nghiệm làm việc hoặc công việc tình nguyện liên quan nào?
1900.com.vn
Thực tập sinh Y Khoa
Q: Bạn đã trải qua kinh nghiệm làm việc hoặc công việc tình nguyện liên quan nào?
29/01/2024
1 câu trả lời

Ví dụ: ‘Ngoài việc học ở trường đại học, tôi đã làm trợ lý hành chính tại một khoa phẫu thuật được hai năm. Tôi đã tình nguyện dành thời gian của mình cho hai dự án nghiên cứu với các ứng cử viên Tiến sĩ nghiên cứu về hiệu quả của việc sử dụng aspirin như một biện pháp phòng ngừa đối với những người trưởng thành có nguy cơ cao bị đau tim. Tôi cũng đã thực hiện đợt thực tập trải nghiệm làm việc kéo dài sáu tuần với Tiến sĩ Smith tại khách hàng DEF’.

Câu hỏi thường gặp về Thực tập sinh Y Khoa

Thực tập sinh y khoa là hình ảnh của bệnh viện, phòng khám chịu trách nhiệm tạo ấn tượng tốt với nhân viên. Họ phải giúp cho khách hàng cảm thấy an toàn khi lựa chọn sử dụng dịch vụ của bệnh viện, phòng khám mình, giải đáp thắc mắc của bệnh viện, phòng khám và giới thiệu dịch vụ của bệnh viện, phòng khám đến với khách hàng.

Một số câu hỏi phỏng vấn công việc thực tập sinh y khoa phổ biến:

  • Tại sao bạn muốn trở thành một thực tập sinh y khoa?
  • Kể tên một tình huống khó xử về đạo đức mà bạn phải đối mặt trong công việc cuối cùng của mình. Làm thế nào bạn có thể xoay xở được?
  • Tại sao bạn chọn bệnh viện, phòng khám của chúng tôi?
  • Bạn đã từng làm việc tại bệnh viện, phòng khám nào trước đây chưa?
  • Nếu thấy đồng nghiệp có hành động không đúng với đạo đức, bạn sẽ xử lý tình huống như thế nào?
  • Làm thế nào bạn sẽ duy trì động lực trong công việc cũng như trong cuộc sống?
  • Bạn nghĩ thực tập sinh y khoa giỏi sở hữu những đặc điểm nào?

Vị trí thực tập sinh y khoa không yêu cầu ngành học cụ thể. Tuy nhiên, để làm tốt ở vị trí này, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức bộ môn Y khoa bao gồm:

  • Kiến thức về y khoa
  • Kiến thức về khách hàng, thị trường và cạnh tranh
  • Kiến thức về sản phẩm dịch vụ, văn bản nghiệp vụ liên quan.

Muốn làm thực tập sinh y khoa, bạn phải có bằng cấp phù hợp và dĩ nhiên, những người tốt nghiệp ngành Y khoa là phù hợp nhất. Các bệnh viện, phòng khám hiện nay có thể chấp nhận thực tập sinh y khoa có bằng cao đẳng trở lên, đúng chuyên ngành.

Nếu bạn đang nghĩ đến việc trở thành thực tập sinh y khoa hoặc lên kế hoạch cho bước tiếp theo trong sự nghiệp của mình, hãy tìm thông tin chi tiết về lộ trình sự nghiệp và quỹ lương của thực tập sinh y khoa.

  • Từ 0 - 1 năm đầu tiên: thực tập sinh y khoa
  • Từ 2 - 8 năm: Bác sĩ y khoa
  • Từ 8 - 10 năm: Trưởng phòng y khoa
  • Từ 10 trở lên: Giám đốc bệnh viện, phòng khám

Bài viết xem nhiều