1. Bác sĩ nội trú là gì?
Bác sĩ nội trú là chương trình dành cho sinh viên Y khoa đã hoàn thành chương trình đào tạo Đại học hệ chính quy và có mong muốn học lên cao hơn. Có thể nói, đây là giấc mơ chung của phần lớn sinh viên Y.
Trên thực tế, Bác sĩ nội trú để chỉ những sinh viên Y đang trong quá trình học tập, thực hành nhằm tích lũy thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế trước khi trở thành một bác sĩ thực thụ.
Mức lương của bác sĩ nội trú là bao nhiêu?
Theo ghi nhận của 1900, mức lương của Bác sĩ nội trú mới ra trường là 2.287.000 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, sau một quá trình công tác tác, mức lương này có thể tăng lên theo hệ số lương cơ sở của Nhà nước.
2. Phân biệt Bác sĩ nội trú và Bác sĩ chuyên khoa
Giống nhau
Cả Bác sĩ nội trú và Bác sĩ chuyên khoa đều làm việc tại các cơ sở y tế, là người tham gia trực tiếp vào quá trình thăm khám, chữa bệnh cho người bệnh.
Khác nhau
- Bác sĩ nội trú thực tế là các sinh viên Y khoa đang trong quá trình học tập và thực hành nhằm trau dồi kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Chương trình đào tạo Bác sĩ nội trú là một điều kiện bắt buộc trước khi trở thành một bác sĩ.
- Bác sĩ chuyên khoa là những người đã có nhiều năm làm việc trong ngành, đã có đầy đủ bằng cấp, chứng chỉ liên quan và đang làm việc tại các bệnh viện tuyến đầu. Bác sĩ chuyên khoa là người trực tiếp giảng dạy các Bác sĩ nội trú.
3. Làm sao để tham gia chương trình đào tạo Bác sĩ nội trú?
Theo đó, sinh viên cần phải vượt qua 4 bài thi, trong đó có bài thi chuyên ngành, bài thi môn cơ sở và bài thi ngoại ngữ tự chọn (Thí sinh sẽ lựa chọn 1 trong các ngôn ngữ Anh, Pháp, Trung).
Trước khi trở thành một Bác sĩ nội trú thực thụ, bạn sẽ trải qua quá trình đào tạo kéo dài 3 năm đối với hệ đại học, và 2 năm đối với hệ cao học.
Khác với trước đây, trong quá trình học tập người học sẽ lưu trú tại bệnh viện thì ngày nay các trường đã cho phép bác sĩ được ở bên ngoài bệnh viện.
4. Các chuyên ngành của Bác sĩ nội trú
Khi theo học Bác sĩ nội trú, bạn có thể lựa chọn các chuyên ngành đào tạo chuyên sâu khác nhau.
Các chuyên ngành hệ nội
- Huyết học – Truyền máu
- Hồi sức cấp cứu
- Nhi khoa
- Tim mạch
- Thần kinh
- Lao phổi
- Truyền nhiễm
- Da liễu
- Y học cổ truyền
- Y học hạt nhân
- Tâm thần
- Phục hồi chức năng
- Nội khoa
Các chuyên ngành hệ ngoại
- Ngoại khoa
- Răng hàm mặt
- Phụ sản
- Gây mê hồi sức
- Tai mũi họng
- Nhãn khoa
- Phẫu thuật tạo hình
- Chẩn đoán hình ảnh
- Ung thư
Các chuyên ngành thuộc y học cơ sở và dự phòng
- Vi sinh
- Mô phôi
- Ký sinh trùng
- Giải phẫu bệnh
- Sinh lý học
- Y học dự phòng
>> Việc làm Bác sĩ Khám sàng lọc
Việc làm Bác sĩ Khoa nội
Việc làm Bác sĩ Nhi Khoa
5. Yêu cầu cần có của Bác sĩ nội trú
Vững vàng kiến thức chuyên môn
Đây là một trong những yêu cầu quan trọng đòi hỏi ở mọi ngành nghề, và lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực y tế. Bởi họ là người có quyết định đến sinh mạng của người bệnh.
Theo đó, Bác sĩ nội trú cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Tốt nghiệp chương trình đào tạo hệ đại học chính quy ngành Y, xếp loại học lực Khá trở lên.
- Dưới 27 tuổi.
- Không thi lại bất kỳ học phần nào.
- Điểm trung bình môn thi Bác sĩ nội trú đạt từ 7 điểm trở lên.
- Bằng cấp và giấy chứng nhận tốt nghiệp phải tương đương với năm sinh viên tham gia thi Bác sĩ nội trú.
Đạo đức tốt
Phẩm chất đạo đức tốt là đòi hỏi mà mọi bác sĩ cần có. Đây là tiền đề để bạn phát triển trên con đường sự nghiệp của bản thân. Đạo đức nghề nghiệp có thể được thể hiện qua việc bạn có vi phạm kỷ luật trong quá trình học, làm việc, tiếp xúc với bệnh nhân, v.v.
Thành thạo kỹ năng nghiệp vụ
Bác sĩ cần có kỹ năng chuyên môn từ loại khá hoặc khá tốt trở lên mới đủ điều kiện tham gia khóa học đào tạo Bác sĩ nội trú.
Bởi trong quá trình học, người học sẽ trực tiếp khám chữa bệnh cho bệnh nhân, do đó, việc sở hữu kỹ năng chuyên môn tốt rất quan trọng.
Đọc thêm: Bác sĩ chuyên khoa 1 và 2 là gì ? TOP trường đào tạo về bác sĩ chuyên khoa tốt nhất cả nước
6. Công việc của Bác sĩ nội trú
Công việc của Bác sĩ nội trú bao gồm:
- Thăm khám và chữa bệnh cho bệnh nhân. Dựa vào kiến thức và kỹ năng chuyên môn đã được đào tạo, bác sĩ sẽ thực hiện việc thăm khám, đánh giá tình trạng sức của người bệnh, từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp.
- Nghiên cứu, phát hiện các vấn đề sức khỏe của người bệnh. Bên cạnh đó, Bác sĩ nội trú cũng tham gia vào việc tìm hiểu và điều chế vaccine phòng chữa bệnh.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác như: giải đáp thắc mắc của người bệnh, chẩn đoán tình trạng bệnh, thực hiện các thủ tục chuyển viện/chuyển tuyến cho bệnh nhân trong trường hợp cần thiết, v.v.
7. Các trường đào tạo Bác sĩ nội trú
Tại Việt Nam, bạn có thể theo học chương trình đào tạo Bác sĩ nội trú tại các trường đại học hàng đầu về lĩnh vực Y khoa như:
- Học Bác sĩ nội trú tại Trường Đại học Y Hà Nội
- Trường Đại học Dược Hà Nội
- Trường Đại học Y – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
- Khoa Y – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Phan Châu Trinh
- Trường Đại học Y Dược Huế
- Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Trên đây là những chia sẻ về Bác sĩ nội trú và những kiến thức cần biết để trở thành một Bác sĩ nội trú mà 1900 muốn gửi đến bạn. Hi vọng với những kiến thức này giúp bạn tiếp thêm sức lực để trở thành một bác sĩ thực thụ.
Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được 1900.com.vn hỗ trợ giải đáp nhé.
>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn:
Review các công ty hàng đầu
Cẩm nang nghề nghiệp chi tiết nhất
Tham khảo mức lương hơn 1000 công việc phổ biến
Tổng hợp TOP công ty hàng đầu đa lĩnh vực