Niềm tin với đồng nghiệp là gì? 8 Cách xây dựng niềm tin với cộng sự công việc

Xây dựng niềm tin nơi công sở giữa bạn với sếp và đồng nghiệp là một chìa khóa quan trọng không chỉ để bạn duy trì công việc, mà còn để bạn được thăng tiến và đạt tới những mức lương, thưởng, đãi ngộ… Trong bài viết dưới đây, 1900 - tin tức việc làm đã tổng hợp với mong muốn có thể giúp bạn xây dựng niềm tin với đồng nghiệp, cùng theo dõi nhé!

1. Niềm tin với đồng nghiệp là gì?

Niềm tin là một phần quan trọng của tất cả các tương tác mà chúng ta có với tư cách là con người. Nó cũng đóng một vai trò không thể thiếu trong giao tiếp ở nơi làm việc.

Niềm tin với đồng nghiệp có nghĩa là: 

  • Có thể có cảm giác an toàn và tự tin khi giao tiếp với ai đó
  • Có khả năng dự đoán rằng ai đó sẽ hành động theo những cách cụ thể và đáng tin cậy
  • Đạt được mức độ tín nhiệm đã được xây dựng theo thời gian

Trên cơ sở cá nhân, bạn được hưởng lợi từ sự tin tưởng lẫn nhau với những người thân yêu, thành viên gia đình và bạn bè. Sự tin tưởng cho phép bạn có những mối quan hệ tốt đẹp và đôi bên cùng có lợi. Điều này cũng đúng ở nơi làm việc. Mức độ tin cậy cao tạo ra trải nghiệm tích cực hơn cho nhân viên. Nó cũng dẫn đến một nơi làm việc hiệu quả hơn, nơi mọi người cảm thấy an toàn và được tôn trọng.

Teamwork là gì? Tầm quan trọng của làm việc nhóm là gì?

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

2. 8 Cách xây dựng niềm tin với cộng sự công việc

Không thất hứa hoặc hứa suông

Lời hứa thường chỉ là một câu nói, tuy nhiên khi bạn đã hứa bất kỳ điều gì hãy đảm bảo rằng bản thân thực hiện được. Vì bản thân người hứa đều rất dễ dàng quên những điều mình đã nói, tuy nhiên đối với đối phương họ sẽ nhớ rất kỹ những gì bạn hứa. Hơn nữa, họ luôn mong đợi tới ngày lời hứa đó trở thành hiện thực. Vì vậy khi có một lý do nào đó khi mà bạn không thể thực hiện lời hứa, bạn đừng hứa suông… việc bạn cần làm là tìm cách từ chối khéo léo hay bạn nhận lời nhưng hãy xác định với họ rằng bạn có thể sẽ không hoàn thành tốt vì một lý do cụ thể nào đó.

Còn nếu bạn đã buông lời hứa nhưng không thể hoàn thành đúng hẹn, chỉ cần một lời thông báo và giải thích lý do kipk lúc sẽ khiến đối phương cảm thấy được tôn trọng và tất nhiên họ sẽ sẵn sàng thông cảm cho bạn. Tuy nhiên sau lời giải thích bạn nên chuộc lỗi bằng một hành động thiết thực là hãy thực hiện tốt việc mình đã hứa để lời nói của bạn có giá trị hơn nhé!

Giới hạn lời nói trong khả năng của bản thân

Bạn có muốn mình mang biệt danh “anh hùng lời nói” không? Nếu không bạn hãy tránh ngay tình trạng làm quá lời nói của mình lên nhé! Nhiều người thường cố gắng chứng tỏ bản thân mình để cho oai bằng những lời nói thể hiện bản thân mình giỏi giang hơn thực tế. Tuy nhiên nếu bạn nói được làm được thì đây là cách xây dựng lòng tin tốt nhất đấy.

Ngược lại nếu bạn thường xuyên phóng đại những việc mình làm được thì lâu dần đồng nghiệp sẽ dùng ánh mắt dò la, khinh thường để nhìn bạn. Nếu bạn nói quá khả năng của bản thân thì rất có thể bạn sẽ không thực hiện những điều bạn nói. Tất nhiên bạn sẽ trở thành một người chuyên thất hứa, lòng tin của đồng nghiệp đối với bạn cũng dần biến mất.

Tin và trao đi niềm tin

Môi trường công sở thường tập hợp rất nhiều người, chính vì vậy tin tưởng lẫn nhau là điều cần thiết. Nếu bạn luôn dành thái độ không tin tưởng đối với đồng nghiệp thì chắc hẳn sau một khoảng thời gian bạn cũng sẽ nhận lại thái độ đấy. Một nhóm làm việc xuất sắc khi tất cả các thành viên trong nhóm đều được nhìn về một hướng. Khi chúng ta tin tưởng lẫn nhau mọi vấn đề đều trở nên dễ dàng hơn. Tin và trao đi niềm tin cũng là cách xây dựng lòng tin từ những người xung quanh.

Đọc thêm: Viết lời cảm ơn sâu sắc nhất với lãnh đạo và đồng nghiệp

Tin vào chính kiến

Chắc hẳn mỗi cá nhân đều có tiếng nói, nhận định riêng về một sự vật hiện tượng nào đó bằng chính sự trải nghiệm của bản thân. Đây là điểm riêng của bạn, chính vì vậy trong công việc bạn nên giữ chính kiến của mình không nên “gió chiều nào xuôi chiều ấy”. Trong một cuộc họp nhóm bạn có thể phản đối hay đồng ý với ý kiến của mọi người xung quanh nhưng không nên phủ nhận những lời bạn đã nói ra trước đây.

Khi bạn cố tình không nhớ những lời nói của bản thân mà chạy theo một tư tưởng nào khác sẽ khiến người khác khó chịu và mất tín nhiệm của bạn. Thường những người không có chính kiến rõ ràng và không có khả năng bảo vệ quan điểm của bản thân là những người không có năng lực quản lý. Tuy nhiên các bạn nên tiếp thu những ý kiến đúng của mọi người và tạm gác quan điểm cá nhân sang một bên nếu điều đó không đúng hay ảnh hưởng đến kết quả của sự việc.

Giữ bí mật của đồng nghiệp

Khi bạn nhận được bất kỳ tâm sự nào của đồng nghiệp thì chắc hẳn bạn đã xây dựng lòng tin đúng cách. Tuy nhiên để hoàn toàn tạo dựng được niềm tin bạn cần thực hiện lời hứa đối với đồng nghiệp là giữ bí mật chuyện cá nhân của họ. Đồng thời nếu được bạn có thể đưa ra lời khuyên kịp thời để giúp đồng nghiệp giải tỏa phần nào tâm sự của họ.

Chịu khó học hỏi

Nếu trong công việc bạn không chịu học hỏi kinh nghiệm, kiến thức từ người khác thì đương nhiên sẽ bị liệt vào “blacklist” của sếp. Hơn nữa nếu bạn cứ lờ đi những điều mình không biết và không chịu tìm hiểu thì sẽ không bao giờ phát triển trong việc được. Vì vậy, hãy chịu khó học hỏi từ đồng nghiệp xung quanh bỏ qua cái tôi của bản thân để tiếp thu các kiến thức mới. Những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt nhất không chừng sẽ có ích cho sự nghiệp của bạn đấy. Khi bạn chịu khó học hỏi những kiến thức mới chắc hẳn bạn sẽ xây dựng lòng tin được với sếp và đồng nghiệp.

Sẵn sàng nhận lỗi sai

Điều này nghe qua là chuyện đơn giản và hiển nhiên, nhưng không phải ai cũng dám nhận lỗi sai khi thất bại trong công việc. Tuy nhiên, làm việc với một tập thể sẽ rất dễ để tìm ra lỗi sai thuộc về ai vì thông thường công việc sẽ được chia theo từng công đoạn. Chính vì vậy, dù bạn không nhận lỗi khi làm sai thì trong mắt đồng nghiệp hay cả sếp bạn sẽ bị “mất điểm”. Nếu bạn kịp thời nhận sai và sẵn sàng sửa đổi thì chắc hẳn bạn sẽ được thông cảm, đương nhiên bạn không nên lặp lại một lỗi sai quá nhiều lần nhé!

Có trách nhiệm, chủ động trong công việc 

Đây được xem là yếu tố quan trọng để bạn xây dựng lòng tin của sếp. Khi bạn chủ động trong công việc, bạn sẽ dễ dàng xử lý được công việc được giao. Với mỗi công việc bạn nên suy nghĩ hướng giải quyết không nên đặt câu hỏi liên tục. Tuy nhiên bạn hãy tự tin đặt câu hỏi để tránh tình trạng làm sai. Hơn nữa bạn nên chủ động ghi chú lại những điều quan trọng trong việc được giao. Vì trên thực tế sếp chỉ có thời gian chia sẻ với bạn 1 hoặc 2 lần về công việc đó. Bằng sự chủ động và tinh thần trách nhiệm, bạn sẽ thấy làm việc với sếp thật thoải mái.

Đọc thêm: Cách để đạt được thành công? Khám phá 9 niềm tin của người thành công

3. Tại sao việc xây dựng niềm tin lại quan trọng ?

Học cách xây dựng niềm tin tại nơi làm việc là rất quan trọng nếu bạn muốn thành công với tư cách là một nhân viên, người quản lý hoặc nhà lãnh đạo hiệu quả. Xây dựng lòng tin có nghĩa là thông qua hành động của mình, bạn khiến người khác cảm thấy thoải mái khi dựa vào bạn, tin tưởng vào khả năng và ý định của bạn và cảm thấy có động lực để làm việc với bạn.

Khi đồng nghiệp tin tưởng lẫn nhau, họ có nhiều khả năng làm việc cùng nhau trong các dự án vì lợi ích lớn hơn của công ty và thích làm điều đó. Một nơi làm việc đáng tin cậy thường có một nền văn hóa được phát triển thông qua các giá trị, sự chăm chỉ và tinh thần đồng đội mạnh mẽ. Làm việc theo nhóm cũng làm tăng năng suất. Vì vậy, có sự tin tưởng ở nơi làm việc cũng có thể giúp tạo nên thành công cho công ty.

Với nhiều người làm việc tại nhà như một phần của nhóm ảo, sự tin tưởng quan trọng hơn bao giờ hết. Một nhóm làm việc từ xa phải có mức độ tin cậy cao giữa các thành viên để hoạt động tốt nhất.

4. Các loại niềm tin ở nơi làm việc

Có hai loại niềm tin khác biệt ở nơi làm việc. Cả hai đều cần thiết để xây dựng và duy trì lòng tin giữa các đồng nghiệp. Chúng bao gồm:

  • Niềm tin tưởng thực tế: Bạn có được sự tin tưởng này bằng cách là một nhân viên làm việc chăm chỉ, xuất hiện đúng giờ và đúng thời hạn. Kiếm được sự tin tưởng này sẽ giúp bạn có được danh tiếng là một người đáng tin cậy và có năng lực. Khi bạn nói rằng bạn sẽ làm điều gì đó, bạn thực sự làm điều đó. Nếu không có sự tin tưởng này, người khác có thể quản lý vi mô bạn. Giao tiếp có thể bị gián đoạn và năng suất sẽ giảm.
  • Niềm tin về mặt cảm xúc: Bạn tạo ra niềm tin về mặt cảm xúc bằng cách làm nhiều hơn những gì bạn mong đợi và tạo ra mối quan hệ có ý nghĩa với nhóm của bạn. Nó đòi hỏi một mức độ trí tuệ cảm xúc vì nó thiên về kết nối và xây dựng các mối quan hệ. 

Đọc thêm: 5 quy tắc "vàng" cần nhớ khi xử lý xung đột với đồng nghiệp

Môi trường làm việc này có thể nâng cao hoặc làm giảm sút tinh thần và năng suất làm việc của nhân viên nên bạn phải học cách xây dựng niềm tin với đồng nghiệp có thể cải thiện hiệu quả, thái độ và sự tự tin của bạn. Trong bài viết trên, 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về những cách xây dựng niềm tin với cộng sự công việc. Hy vọng bạn hiểu rõ và áp dụng thành công !

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!